Là một giáo viên nhiều kinh nghiệm và có trình độ trong việc giảng dạy học sinh từ 16 đến 19 tuổi. Tôi luôn được đánh giá là một giáo viên xuất sắc, nhưng sau đó từ lúc 9h sáng khi tiếng chuông reo lên báo hiệu với chúng tôi rằng đã đến giờ để bắt đầu giảng dạy, đồng nghiệp của tôi đã đùa giỡn và nói “Chúng ta hãy bắt đầu công việc của người chỉ đường”. Liệu rằng đó có phải là một câu nói đùa hay là một nhận định chính xác? Chúng ta nên hành động như một giáo viên nhiều hơn hay như một người tổ chức, hướng dẫn nhiều hơn?
Những từ như “học tập”, “học tập suốt đời” và “học tập cho cuộc sống” không phải là những ý tưởng thú vị của nhiều người. Nhưng một điều quan trọng khiến chúng ta trở nên khác biệt đó là năng lực ẩn sâu đối với việc học. Và với vai trò là các giáo viên, chúng ta không thể bắt học sinh học, mà cần điều chỉnh quá trình học của chúng: hoặc là khuyến khích chúng học hỏi hoặc là làm học sinh chán nản với việc học.


Nhưng tại sao một số người lại ghét học? Tại sao một số người lại thờ ơ với việc học? Vì sao một số người coi thường việc học và nói rằng nó không dành cho tôi? Đây là một điều bình thường, những nó cũng không phải là do bẩm sinh. Bài viết này là những chiêm nghiệm và suy nghĩ của tôi khi tôi đọc một số tài liệu về giáo dục người trưởng thành, đồng thời cũng là những suy nghĩ về những kinh nghiệm của tôi khi là một giáo viên.
Ở đây tôi sẽ trình bày 5 nguyên tắc về học tập:
NGUYÊN TẮC 1: Kiến thức tự bản thân nó vốn chẳng là gì
Hầu hết kiến thức “được học” ở trường học và đại học đều bị quên lãng ngay sau bài kiểm tra kết thúc. Nếu chúng ta quên những điều chúng ta đã học, vậy tại sao chúng ta phải lo sợ sẽ quên chúng ngay ở lần học đầu tiên?
Quan điểm truyền thống về một lớp học của một số giáo viên đó là nhìn thấy những cái đầu trống rỗng của học sinh, nơi giáo viên sẽ đổ thông tin vào bên trong. Nhưng trong thực tế, thông tin vào tai bên này và rơi rụng ở tai bên kia (một cách nhanh chóng). Học tập cho hôm nay và ngày mai. Điều này có phải là một câu chuyện quen thuộc đối với bạn khi nghĩ về giáo dục? Hơn thế nữa, chỉ nếu chỉ có kiến thức đơn thuần nó sẽ là vô ích cho cuộc sống, thay vào đó bạn hãy phát triển các kĩ năng để học sinh sử dụng chúng, cũng như phát triển các kĩ năng thu thập thông tin khi học sinh cần đến chúng.

Giáo viên không thể mãi nhồi nhét kiến thức cho học sinh

NGUYÊN TẮC 2: Điều quan trọng nhất của việc học là học cách học
Nếu càng sớm để một học sinh học tập mà không có giúp đỡ của giáo viên thì học sinh đó sẽ càng tiến bộ nhanh hơn. Một khi một học sinh tự học cách học và phát triển sự độc lập trong việc học của mình, chúng có thể sẽ rất thích thú trong quá trình học. Những học sinh học tập chủ yếu dựa vào “nâng đỡ” và “nhồi nhét” trong suốt quá trình học tập sẽ ít có khả năng để phát triển các kĩ năng cần thiết nhằm trở thành một người “tự học” và “học tập suốt đời”; khá đơn giản, bởi họ chưa từng được học cách để tự học.
NGUYÊN TẮC 3: Để học sinh đơn độc, nhưng cho chúng định hướng để giúp chúng tìm ra con đường của mình
Quan điểm chính xác trên được đề xuất bởi Rolf Arnold. Thay vì là một bảo mẫu, chúng ta nên là một cố vấn học tập – người hướng dẫn và định hướng học sinh cách tự học.
NGUYÊN TẮC 4: Học cách chiếm lĩnh 3 năng lực của học tập
Học sinh có thể phát triển khả năng học tập trong 3 năng lực quan trọng được đề xuất bởi Bloom. Nhưng rõ ràng, chúng ta phải phát triển cho học sinh các khả năng học tập ở trong tất cả các năng lực. Bloom và các đồng nghiệp đã đưa ra ba loại năng lực quan trọng mà học sinh cần được phát triển khả năng học tập:
– Nhận thức: các kĩ năng tinh thần (kiến thức)
– Tình cảm: sự phát triển trong các cảm nhận hoặc các khía cạnh cảm xúc(thái độ hoặc bản thân)
– Vận động: thể lực hoặc thể chất (các kĩ năng)
Từ những kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một cách rõ rằng rằng thông thường học sinh có thể phát triển sự tự tin một cách khá tự nhiên một trong ba năng lực trên. Sau khi học sinh thể hiện khả năng học tập vượt trội ở một năng lực này, chúng sẽ di chuyển khả năng học tập sang một năng lực khác. Vì thế, điều cần thiết là học sinh phải phản ánh và xác định được những năng lực mà chúng cần cải thiện cho giáo viên biết. Một lần nữa, các giáo viên cần nỗ lực để trở thành một cố vấn, lớp học là nơi chúng ta động viên học sinh tự chịu trách nhiệm cho việc học của chúng. Vì thế mà học sinh sẽ phát triển được sự tự tin và khả năng học tập trong các năng lực khác nhau. Giáo viên chỉ có thể khuyến khích hoặc làm nản chí sự phát triển khả năng học tập của học sinh để học cách học một trong ba năng lực này.
NGUYÊN TẮC 5: Những người trưởng thành là các chuyên gia học tập độc lập và chúng ta có thể học từ cách họ học.
Những đứa trẻ có thể có năng lực xuất sắc trong học tập, nhưng để trở thành một chuyên gia học tập độc lập thì chúng cần phải được học. Chúng ta có thể nhìn thấy đứa trẻ và cảm thấy ngạc nhiên về khả năng tiếp nhận thông tin của chúng giống như những tấm bọt biển vậy. Theo cách đó, ở đây giáo viên chính là trung tâm của sự chú ý. Giáo viên hoặc phụ huynh vì thế mà phải chỉ cho đứa trẻ thấy đâu là những điều cần làm và làm nó như thế nào. Knowles và các đồng nghiệp của ông dẫn ra các nghiên cứu thừa nhận rằng, các nhu cầu trong loại hình học tập trên chỉ phù hợp với giai đoạn những năm đầu đời của trẻ. Nhưng khi đứa trẻ lớn hơn và làm việc hướng tới tuổi trưởng thành, nhu cầu học tập của chúng sẽ thay đổi (chuyển sang học tập một cách độc lập).
Hơn thế nữa, như Rolf Arnold cho rằng giáo viên phải dần dần nắm vai trò là một “cố vấn học tập” – hướng dẫn học sinh: học cách học, học cách trở thành một người học độc lập, cải thiện sự tự tin trong học tập và phát triển một tình yêu với việc học.
Tóm lại
Chúng ta cần sáng tạo và phát triển khả năng của học sinh để làm việc độc lập một mình hoặc trong nhóm như những người độc lập. Điều này sẽ giải phóng thời gian của bạn khi học sinh làm việc trong phương pháp nhằm đặt được các kĩ năng ở mức độ cao; theo cách đó bạn sẽ không phải mất thời gian để “mớm kiến thức” và “nâng niu” học sinh. Làm được điều này là bạn đang dạy học sinh cách chúng tự học, nơi bạn giúp học sinh khám phá năng lực học tập đáng kinh ngạc, rằng con người sẽ có tất cả những gì mình mong muốn.
Lời cảm ơn và lời cuối cùng
Tôi chưa bao giờ biết tại sao tôi được đánh giá là một giáo viên xuất sắc. Nhưng sau khi đọc cuốn sách của Rolf Arnold với tự đề “Cách để dạy học mà không cần giảng giải”, giờ tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi này: Tôi không phải là một giáo viên xuất sắc, nhưng là một người hỗ trợ học tập xuất sắc!
Câu hỏi cho bạn:
Bạn thấy mình là một giáo viên hay là một người hướng dẫn học tập?

(Người dịch: Nguyễn Văn Vương – Nguyễn Hữu Long)
(Nguồn:https://www.edutopia.org/…/5-rules-why-teachers-should-stop…)