Các đây 35 năm, khi Howard Gardner giới thiệu thuyết đa trí tuệ, đó là một ý tưởng mang tính cách mạng, thách thức những quan điểm giáo dục trước đó.
Vào thời điểm đó, các nhà tâm lý học quan tâm đến trí thông minh chung bao gồm khả năng giải quyết vấn đề và áp dụng lý luận logic dựa trên một loạt các quy tắc. Trí thông minh được đánh giá thông quá các bài kiểm tra IQ, được phát triển từ đầu những năm 1900, Gardner nhận thấy khái niệm này quá hạn chế.
“Hầu hết các công trình nghiên cứu về trí thông minh đều tập trung vào sự kết hợp giữa trí tuệ ngôn ngữ và logic. Đó là trí thông minh nổi bật của những người làm ngành luật” Keith Gardner giải thích. Trong quá trình chơi piano, Gardner tự hỏi tại sao người ta lại không coi nghệ thuật như một loại trí thông minh. Là một sinh viên tốt nghiệp ngành nghiên cứu tâm lý học vào những năm 1960, ông cảm thấy sự thiếu vắng của nghệ thuật trong các giáo trình quan trọng.”
Sự nghi ngờ đó đã gieo mầm cho ý tưởng nghiên cứu sau này của Gardner: Quan niệm về một trí thông minh duy nhất đã không còn phù hợp với thế giới mà ông quan sát được. Chắc chắn thiên tài Mozart phải có một trí thông minh âm nhạc phi thường. Và đó là trường hợp điển hình để chứng tỏ tất cả mọi người đều có những trí thông minh khác nhau, từ ngôn ngữ đến xã hội, logic. Chúng được củng cố lẫn nhau, được hình thành theo thời gian dựa những thay đổi sở thích và sự nỗ lực?
Những giả thuyết đó được xác nhận bởi kết quả của các nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh. Ví dụ, hàng thế kỷ nay, người ta vẫn cho rằng việc đọc xảy ra ở các khu vực riêng biệt của não nhưng trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc xử lý ngôn ngữ, liên quan đến tất cả các vùng trong não, bởi vì nó liên quan đến các hoạt động nhận thức của con người. Đây không chỉ là xử lý về thị giác mà còn bao gồm cả sự chú ý, suy luận trừu tượng, trí nhớ và khả năng dự đoán… Và một nghiên cứu khác về sự phát triển não bộ, đã cho thấy rằng chúng ta tiếp tục phát triển và thay đổi trí tuệ cho đến tuổi trưởng thành.
SAI LẦM CỦA CHÚNG TA
Nhưng nếu mục tiêu của Gardner, là mở rộng và dân chủ hóa quan niệm về trí thông minh thì các lý thuyết cũ dường như vẫn rất khó lay chuyển. Ngày nay, lý thuyết về sự đa dạng của trí thông minh đã trở nên phổ biến, nhưng nó bắt đầu bị nghi ngờ giống như lý thuyết mà Gardner tìm cách thay thế trước đây.
Gardner đã thừa nhận “có một sự thật là, tôi đã viết rất nhiều và tôi cũng mắc rất nhiều sai lầm”. Sai lầm lớn trong hệ thống giáo dục của chúng ta là, lý thuyết đa trí tuệ thường bị bó hẹp trong các kiểu học, làm cho quan điểm của Gardner về sự đa dạng của trí thông minh bị đưa trở về với một trí thông minh nổi bật. Ví dụ, học sinh hoặc là có trí thông minh thị giác hoặc có trí thông minh thính giác chứ ít khi là cả hai. Như vậy, chúng ta vấp phải một cái bẫy, khi đơn giản là đánh đổi trí thông minh này sang trí thông minh khác.
“Nếu mọi người muốn nói về một học sinh có phong cách hướng ngoại, hay thiên về trí thông minh hình ảnh, thì đó là quyền của họ” Gardner làm rõ thêm “Tuy nhiên, họ nên nhận ra rằng những “nhãn mác” này có thể không có ích, trong nhiều trường hợp sẽ trở nên tồi tệ”.
Một điều rõ ràng là học sinh học theo những cách rất khác nhau – nhưng các giáo viên thì lại kiên trì dùng điểm số. Nghiên cứu cho thấy rằng khi giáo viên cố gắng để học sinh có khả năng ghi nhớ thông tin và tài hiện nó thì việc giáo viên áp dụng các phong cách học tập khác nhau là không hiệu quả.
Tuy nhiên, lý thuyết của Gardner vẫn tồn tại.
ĐƯỢC CHẤP NHẬN RỘNG RÃI
Hơn 90 % giáo viên tin rằng học sinh sẽ học tốt hơn khi chúng nhận được thông tin phù hợp với phong cách học tập, nhưng đó là một huyền thoại, Paul Howard-Jones, giáo sư khoa thần kinh và giáo dục tại Đại học Bristol giải thích. “Sự kết nối giữa các bộ phận của bộ não làm giả định này không có cơ sở, các nghiên cứu giáo dục và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã thất bại trong việc áp dụng phương pháp này vào quá trình giảng dạy”.
Học sinh cũng bị ảnh hưởng bởi lý thuyết này. Trong một nghiên cứu được công bố đầu năm nay, các giáo sư y khoa Polly Husmann và Valerie O hèLoughlin nhận thấy rằng nhiều học sinh “Vẫn giữ phong cách học tập truyền thống chỉ điều chỉnh chiến lược học tập để duy trì được điểm tốt”. Nhưng sau khi phân tích điểm kiểm tra của những học sinh này, các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự cải thiện. Thay vào đó, họ phát hiện ra rằng các chiến lược quan sát kính hiển vi trên các slide online đều mang lại hiệu quả đối với tất cả học sinh cho dù chúng có phong cách học tập trực quan hay chúng thiên về tư duy ngôn ngữ.
Nghiên cứu nhấn mạnh giá trị của việc học thông qua nhiều phương thức. Đây là cách hiệu quả để tăng cường trí nhớ và hiểu biết. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy học sinh sẽ hiểu sâu hơn về một bài học khi giáo viên kết hợp các bài giảng với sơ đồ. Và một nghiên cứu trong ba thập kỷ cho thấy, học sinh lưu giữ nhiều thông tin hơn khi sách giáo khoa có chứa hình ảnh minh họa. Khi học sinh sử dụng nhiều hơn một phương tiện để xử lý một bài học, việc học được mã hóa sâu sắc hơn và việc phụ thuộc quá nhiều vào phong cách học tập là điều kém hiệu quả.
NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN
Vậy giáo viên nên làm gì? Gardner lập luận rằng, trí thông minh đa dạng không nên tự trở thành một mục tiêu giáo dục”. Thay vào đó, đây là một vài điều lưu ý khi áp dụng lý thuyết đa trí thông minh trong lớp học của bạn.
NÊN:
- Mang đến cho học sinh nhiều cách tiếp cận thông tin. Điều này không chỉ giúp bài học trở nên thú vị mà còn giúp học sinh lưu giữ thông tin theo những cách khác nhau.
- Cá nhân hóa việc học: Việc dạy học phân hóa là điều cần thiết vì không phải tất cả học sinh đều có chung phong cách học tập. Tránh một phương pháp giảng dạy theo kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”, hãy suy nghĩ về nhu cầu và sở thích của học sinh.
- Kết hợp nghệ thuật vào bài học: Các trường thường tập trung vào trí thông minh về ngôn ngữ và logic, nhưng chúng ta có thể nuôi dưỡng sự phát triển của học sinh bằng cách để chúng thể hiện bản thân theo những cách khác nhau. Như Gardner giải thích: “Lý thuyết đa trí tuệ của tôi cung cấp một nền tảng cho giáo dục bằng nghệ thuật. Theo lý thuyết này, tất cả chúng ta đều có sở hữu các loại trí thông minh khác nhau”.
KHÔNG NÊN:
- Dán nhãn học sinh với một loại trí thông minh đặc biệt: Khi dán nhãn học sinh với một loại trí thông minh, giáo viên sẽ khiến học sinh mất cơ hội để có những trải nghiệm học tập phong phú. Việc kết luộn một học sinh có trí thông minh ngôn ngữ hay có trí thông minh về hình ảnh có thể có hại khi nó không khuyến khích học sinh khám phá những cách suy nghĩ và học tập khác, hoặc phát triển các kỹ năng mà chúng yếu hơn.
- Nhầm lẫn sự đa dạng của trí thông minh với các phong cách học tập: Một quan niệm sai lầm phổ biến là các phong cách học tập là một ứng dụng hữu ích trong lớp học đa trí tuệ. Gardner nhấn mạnh “đây là một sự không rõ ràng”. Chúng ta đọc và xử lý thông tin không gian bằng mắt, nhưng đọc và xử lý đòi hỏi các loại trí thông minh khác nhau. Không quan trọng là chúng ta sử dụng cách nào để thu thập thông tin, điều quan trọng là bộ não của chúng ta xử lý thông tin đó như thế nào. Gardner nhấn mạnh “Hãy tạm bỏ đi các phong cách học tập. Nó sẽ gây nhầm lẫn, và nó sẽ không giúp ích gì cho bạn hoặc học sinh”.
- Cố gắng ghép nội dung một bài học với phong cách học tập của học sinh: Mặc dù học sinh có thể có sở thích về cách trình bày tài liệu, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy các tài liệu phù hợp với sở thích của học sinh sẽ thúc đẩy việc học tập. Khi một giả định được đưa ra là học sinh sẽ học theo một cách tốt nhất, điều này sẽ ngăn học sinh và giáo viên sử dụng các chiến lược hiệu quả khác. “Khi một người có một sự hiểu biết thấu đáo về một chủ đề, người ta thường có thể nghĩ về nó theo nhiều cách” Keith Gardner giải thích.
https://thuviengiangday.com dịch