“Công việc quan trọng nhất mà một giáo viên hiệu quả thực hiện đầu năm học là tạo ra một môi trường tốt cho học tập.”Mary Beth Blegan, nhà quản lí giáo dục.

12 mẹo giáo viên có thể thử nghiệm cho việc quản lí hành vi
Theo Fred Jone, “Kĩ thuật quản lí hành vi phổ biến nhất ở nhà và ở lớp học là phàn nàn, phàn nàn và phàn nàn”. “Nó cũng có lẽ là giải pháp kém hiệu quả nhất”.
Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa việc tiến hành các kĩ thuật không phù hợp và tạo ra một “môi trường tốt cho học tập”. Trong bài viết này, các chuyên gia – là các giáo viên có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời.
Howard Miler – Phó giáo sư của trường đại học giáo dục Lincoln gợi ý 12 bước mà giáo viên có thể tiến hành vào đầu năm học, để thúc đẩy việc quản lí lớp học hiệu quả.
1. Đưa ra sự kì vọng dưới dạng bằng văn bản và đảm bảo sẽ thực thi nó.
2. Hãy kiên định, kiên định và kiên định.
3. Hãy kiên nhẫn với bản thân và với học sinh của bạn.
4. Kêu gọi các phụ huynh làm đồng minh của bạn. Gọi điện thoại cho họ thường xuyên và ngay khi cần thiết. Sử dụng các từ “lo ngại” khi giao tiếp với phụ huynh học sinh. Và khi nói về một điều “đáng lo ngại” hãy miêu tả thật cụ thể và rõ ràng để phụ huynh hiểu tầm quan trọng của vấn đề.
5. Đừng nói quá nhiều. Sử dụng 15 phút đầu tiên của lớp học cho bài giảng, bài thuyết trình hoặc các hướng dẫn nhiệm vụ, sau đó hãy để học sinh làm việc.
6. Phân chia khoảng thời gian lớp học thành hai hoặc ba hoạt động học tập khác nhau. Hãy chắc chắn mỗi hoạt động diễn ra thông suốt cho đến hoạt động tiếp theo(không có sự gián đoạn).
7. Hãy đưa ra các chỉ dẫn cho các hoạt động học tập và tổng kết khi mỗi hoạt động kết thúc.
8. Đừng điểm danh bằng cách gọi tên vì sẽ mất nhiều thời gian. Hãy sử dụng sơ đồ chỗ ngồi mà bạn đã lập để kiểm tra sĩ số trong lúc học sinh đang làm việc.
9. Duy trì việc tất cả học sinh đều tham gia hoạt động học tập. Ví dụ, trong khi một học sinh đang thuyết trình, những học sinh còn lại sẽ tham gia đánh giá bài thuyết trình của bạn đó.
10. Kỉ luật những học sinh mất trật tự và làm việc riêng. Không bao giờ tham gia vào một cuộc trò chuyện mà vi phạm kỉ luật lớp học.
11. Duy trì khiếu hài hước và sự liên tưởng của bạn.
12. Biết khi nào cần để yêu cầu sự giúp đỡ.
SỰ THỎA THUẬN CỦA PHỤ HUYNH, HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
John Sipp, một giáo viên tiểu học đã chia sẻ: các giáo viên cần tìm ra những nguyên tắc hiệu quả nhất để giáo viên, phụ huynh và học sinh cùng nỗ lực để duy trì. Vào thời điểm bắt đầu của năm học mới, một thỏa thuận giải thích những trách nhiệm cụ thể được cam kết bởi mỗi bên liên quan. Đoạn văn thỏa thuận cụ thể như sau:
Là một phụ huynh, tôi sẽ:
• Tôi sẽ thể hiện sự tôn trọng và hỗ trợ cho con, các thầy cô giáo và nhà trường.
• Hỗ trợ việc xây dựng và thi hành nội quy của trường học.
• Xây dựng một không gian yên tĩnh phù hợp cho việc học của con và giám sát con hoàn thành bài tập về nhà.
• Tham gia đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp phụ huynh.
• Nói chuyện với con mỗi ngày về các hoạt động của chúng ở trường.
• Giám sát việc xem tivi của con ở nhà.
• Trợ giúp con ít nhất một hoạt động ở trường hoặc ở lớp.
• Đọc sách cùng con ít nhất 10 phút mỗi ngày và để con cái thấy được cha mẹ chúng là người thường xuyên đọc sách.

Là một học sinh, tôi sẽ:
• Luôn luôn cố gắng để hoàn thành công việc tốt nhất có thể.
• Chia sẻ và giúp đỡ bạn bè cùng lớp.
• Thể hiện sự tôn trọng bản thân, trường học của tôi và những người khác.
• Tuân thủ những quy tắc của lớp học, trường học và những nơi công cộng.
• Thể hiện sự tôn trọng với đồ vật của người khác bằng việc không đánh cắp và phá hỏng chúng.
• Đến trường khi đã chuẩn bị bài tập về nhà và những vật dụng cần thiết cho buổi học.
• Tin tưởng vào bản thân rằng tôi có thể và sẽ học được nhiều điều bổ ích.
• Dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để học và đọc ở nhà.
• Trò chuyện với bố mẹ mỗi ngày về các hoạt động ở trường học.

Là giáo viên, tôi sẽ:
• Thể hiện sự tôn trọng với mọi học sinh và gia đình của các em.
• Sử dụng hiệu quả thời gian học tập.
• Tạo ra một môi trường an toàn và thân thiện để thuận lợi cho việc học.
• Giúp mỗi học sinh phát triển tối đa tiềm năng của mình.
• Đưa ra những hoạt động(bài tập) về nhà đầy ý nghĩa và thích hợp.
• Cung cấp những hỗ trợ cần thiết để các phụ huynh có thể trợ giúp con mình với bài tập về nhà.
• Thực hiện các nội quy trường học, lớp học công bằng và kiên định.
• Cung cấp cho học sinh và phụ huynh những đánh giá rõ ràng về sự tiến bộ của học sinh.
• Sử dụng các hoạt động đặc biệt trong lớp học để làm cho việc học trở nên thú vị.
• Thể hiện tác phong chuyên nghiệp và một thái độ làm việc tích cực.
Còn bây giờ là thời điểm chúng ta ngồi lại cùng nhau để cam kết thực hiện những thỏa thuận này.

Cam kết:
______________________________ _______________
(Phụ huynh kí tên/ngày)

______________________________ _______________
(Học sinh kí tên/ngày)

______________________________ _______________
(Giáo viên kí tên/ngày)

Trường học chính là ngôi nhà thứ hai của học sinh

PHẦN THƯỞNG VÀ HẬU QUẢ
Nhưng một khi bạn thiết lập các quy tắc và các thủ tục, làm thế nào để bạn tránh được việc mắng mỏ học trò? Các chuyên gia giới thiệu một hệ thống “phần thưởng và hậu quả” để khuyến khích học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập một cách nghiêm túc và có những hành vi tốt nhất. Dưới đây có một số ý tưởng mà đã mang lại thành công cho những giáo viên đã từng sử dụng chúng.
1. Sybil Humphries:
Tôi đã nhìn thấy một hệ thống phần thưởng tuyệt vời được sử dụng khi tôi dự giờ một giáo viên cách đây hai năm. Giáo viên có một chiếc đồng hồ hẹn giờ và mỗi khi lớp học bắt đầu mất trật tự hoặc phá phách, hoặc mất quá nhiều thời gian để ổn định chỗ ngồi, cô ấy sẽ bật chiếc đồng hồ hẹn giờ và nói “Thời gian lãng phí bắt đầu được tính”. Khi học sinh đã ổn định chỗ ngồi, cô ấy dừng đồng hồ và ghi lại số giây đã lãng phí lên chiếc bảng của lớp. Vào cuối mỗi tháng, giáo viên sẽ cộng tất cả thời gian lãng phí và trừ đi 15 phút. Cả lớp phải thực hiện một hoạt động đặc biệt do giáo viên đưa ra trong khoảng thời gian mà chúng đã bỏ phí một tháng qua.
2. Patti Fawwer, Trường Bristol
Mỗi học sinh trong lớp nhận được một “tập ngân phiếu” với một khoảng tiền cụ thể khoảng 200 USD – đã được gửi vào đó. Nếu một học sinh không hoàn thành một bài tập về nhà, chúng có thể phải viết và nộp lại một “ngân phiếu” với 50 USD. Nếu một học sinh không thực hiện nội quy lớp học, có thể em đó đó sẽ phải trả 25 USD. Bạn có thể sử dụng bất cứ hành vì nào mà bạn muốn để khuyến khích. Vào cuối mỗi tuần, học sinh sẽ nhận được những phần thưởng dựa trên số tiền mà chúng tiết kiệm được.
3. Gretchen Lee
Một kĩ thuật tôi sử dụng với học sinh lớp 6 và lớp 7 của tôi là mang theo một chiếc đồng hồ bấm giờ – càng to càng tốt. Tôi thông báo cho học sinh rằng chúng chỉ có 2 phút để nói chuyện riêng. Với mỗi một phút phát sinh, chúng sẽ mất 5 phút trong giờ ra chơi. Tôi bắt đầu với chiếc đồng hồ bấm giờ ngay khi học sinh mất trật tự hoặc bất kì lúc nào trong ngày khi chúng vượt ra tầm kiểm soát. Tôi tuyên bố một cách đột ngột để tạo sự chú ý và nói rằng “Thời gian lãng phí bắt đầu”. Tôi giữ cho đồng hồ chạy cho đến khi học sinh ổn định chỗ ngồi và giữ im lặng. Trong sáu năm qua, tôi đã sử dụng biện pháp này và tôi hiếm khi phải giữ một lớp trong giờ ra chơi quá một lần.
4. Mary Haas, giáo sư trường đại học Tây Virginia
Nếu một lớp học quá ồn và hay quậy phá, bạn có thể sử dụng một máy ghi âm và đặt nó ở một ví trí mà học sinh có thể nhìn thấy nó. Bật máy lên và ghi âm lại lớp học. Bạn có thể sử dụng bản ghi âm trong để:
– Phân tích nó để tìm ra học những học sinh là nguyên nhân của vấn đề.
– Nếu học sinh gây mất trật tự vì không hiểu bài, bạn có thể sử dụng đoạn ghi âm để cùng học sinh giải quyết những khó khăn hoặc cho chúng một số gợi ý để cải thiện việc học.
– Bạn sẽ có được những “bằng chứng” cần thiết để nói chuyện với cá nhân học sinh vi phạm hoặc phụ huynh của chúng.
5. Andover giáo viên trung học
Học sinh ở trường luôn mang theo một tấm thẻ hành vi. Mỗi lần vi phạm kỉ luật như: đi muộn, ăn quà, mất trật tự trong phòng học và quên không mang sách chúng lại bị cộng thêm một điểm. Khi điểm tăng, màu của chiếc thẻ sẽ chuyển từ xanh sang vàng và cuối cùng là màu đỏ, hậu quả của việc để tấm thẻ chuyển sang màu đỏ là học sinh đó phải ở lại trường thêm 30 phút khi buổi học kết thúc, hoặc không có giờ ra chơi. Nếu tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn, nhà trường sẽ có cuộc nói chuyện cùng phụ huynh và học sinh hoặc nhiều biện pháp phù hợp khác.
6. Lorie Schaefer giáo viên tiểu học Carson City, Nevada
Hệ thống tôi đã sử dụng với học sinh lớp 3 đó là: Tôi kê những chiếc bàn thành 4 – 5 dãy và thiết kế mỗi một dãy bằng một loại màu. Trên chiếc bảng đen của lớp, tôi duy trì một biểu đồ hàng tuần theo dõi điểm số của mỗi dãy. Trong tuần, tôi sẽ tặng cho nhóm nào làm việc trong sự im lặng, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, hợp tác, hoặc bất cứ điều gì mà tôi muốn học sinh đạt được. Vào mỗi cuối tuần, tôi sẽ tặng cho nhóm có điểm số cao nhất một món quà.
7. Ellie Depew
Khi bạn đã có một ngày thành công với học sinh trong các hoạt động, hãy giành 10 hoặc 25 phút cuối cho những trò chơi. (Nếu bạn thích, bạn có thể tổ chức một trò chơi một tuần, một lần). Người chiến thắng có thể được khen thưởng với điểm số hoặc một giải thưởng nhỏ. Bí quyết là học sinh phải có điều kiện mới tham gia được những trò chơi này, những hành vi không tốt có thể là lí do khiến một học sinh không được tham dự. Tất nhiên, trò chơi nên có liên quan đến những vấn về của môn học.
8. Sally Gill trường tiểu học Kingston Primary School, Tasmania, Australia
Suốt 6 năm học qua, tôi đã duy trì một chương trình hiệu quả trong lớp học của tôi. Mỗi học sinh mang theo một chiếc thẻ, trên chiếc thẻ được chia thành các ô vuông nhỏ, trên các ô vuông, học sinh sẽ ghi lại những việc tốt đã làm, nghĩ ra được các ý tưởng tuyệt vời, có thái độ hành xử lễ phép, thân thiện ở lớp học hoặc bất cứ nơi đâu. Khi chúng viết đầy 5 ô vuông, chúng có thể đổi chiếc thẻ lấy một “phần thưởng”. Những “phần thưởng” này được đã được quy định vào đầu học kì và nó có thể bao gồm: các món đồ trong túi phần thưởng của lớp, được phép thay đổi chỗ ngồi, được tuyên dương trước cả lớp, có thêm thời gian vui chơi, thời gian sử dụng máy tính…Nếu một học sinh vi phạm nội quy lớp học, chúng sẽ phải nhận dấu X và trong những ô vuông trên chiếc thẻ. Nếu một học sinh phải nhận 2 X, tôi sẽ liên lạc với phụ huynh. 3X học sinh sẽ phải ở lại trường sau giờ học 30 phút. Thông báo với học sinh rằng 3 hành động tốt sẽ có thể trao đổi với một X, điều này cho chúng cơ hội để điều chỉnh. Hiện tôi đang dạy những đứa trẻ 11, 12 tuổi và hệ thống này vẫn hoạt động một cách vô cùng hữu hiệu.
9. Judith Auslander
Tôi phát một “Vé cơ hội” cho mỗi học sinh học lớp 5 của tôi khi chúng phát biểu nhiều trong giờ học, sôi nổi trong tiết học, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, đưa ra các ý tưởng sáng tạo. Khi học sinh nhận được 10 vé, chúng sẽ được thưởng một khoảng thời gian đặc biệt từ giáo viên – ví dụ: được ăn trưa sớm hơn các bạn, được ra người bước ra khỏi lớp học đầu tiên khi buổi học kết thúc…Nếu một học sinh đạt được 15 vé, chúng sẽ nhận được một phiếu ưu đãi bài tập về nhà, phiếu này có thể dùng để giảm một bài tập về nhà theo ý muốn.
10. Susan Wailes (Texas)
Thiết kế 2 chiếc “thước đo sự tiến bộ” và chia chúng thành các màu: màu xanh (khoảng 12cm), màu vàng (khoảng 8), màu đỏ (4 cm) và màu đen(4 cm). Treo chiếc thước tiến bộ trong lớp học của bạn, nơi học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy chúng. Một chiếc thước đại diện cho hành vi lớp học và chiếc còn lại đại diện cho mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Màu sắc trên đó phản ánh các mức độ hành vi của học sinh (Màu xanh=xuất sắc, màu vàng= tốt, màu đỏ=cần cố gắng, màu đen=không đạt yêu cầu). Chuẩn bị những chiếc kẹp, trên đó ghi tên từng học sinh trong lớp với một dấu hiệu riêng biệt của mỗi em. Vào đầu tuần, chiếc kẹp của học sinh sẽ xuất hiện ở vị trí màu xanh trên “thước tiến bộ”. Nếu học sinh không hoàn thành bài tập về nhà, vị trí của chúng trên chiếc thước “hoàn thành nhiệm vụ” sẽ tăng thêm một nấc (một cm). Nếu một học sinh nói chuyện quá nhiều hoặc phá vỡ nội quy lớp học, vị trí của em đó giảm một nấc. (Lưu ý: chiều của 2 chiếc thước là ngược nhau). Khi vị trí của một học sinh đặt tới vạch đỏ ở một trong hai chiếc thước, học sinh đó sẽ không được rời khỏi chỗ lúc giờ ra chơi. Và khi một trong hai đạt tới vạch đen, phụ huynh của em đó sẽ được giáo viên thông báo.
Đối với việc khen thưởng học sinh, mỗi học sinh trong lớp của tôi sẽ có một chiếc thẻ, khi một học sinh được mọi người công nhận là “có hành vi tốt”, giáo viên sẽ đục trên thẻ của em đó một hình trái tim. Khi chiếc thẻ đã đầy trái tim, chúng có thể sử dụng thẻ này để trao đổi với giáo viên. Ví dụ: ăn trưa cùng với giáo viên và được thưởng thêm một món, nhận những chiếc bút từ giáo viên, một chiếc mũ…Những món đồ phù hợp và thú vị với học sinh đều có thể là phần thưởng cho những hành vi tốt của chúng.
11. Lindemarie Crawford, giáo viên trường trung học Morgantown, West Virginia
Ở trường cấp 2 tôi dạy, tất cả lớp học là thành viên của chương trình Học sinh gương mẫu. Theo chương trình này, học sinh nhận số lần “vi phạm” do không hoàn thành kế hoạch về:
– Chuẩn bị – đến lớp học với tất cả vật dụng cần thiết
– Tôn trọng người khác – bao gồm: tôn trọng trong lời nói, không làm ảnh hưởng đến việc học của người khác và có những hành vi lịch sự.
– Sự nhắc nhở
Mỗi nhóm học sinh sẽ quyết định xem số lần “vi pham” tối đa mà chúng dự tính sẽ xảy ra, để có được phần thưởng sau chín tuần. Phần thưởng sẽ được phát sau chín tuần, những đội đưa ra số lần “vi phạm” ít nhất và hoàn thành đúng chỉ tiêu sẽ được khen thưởng. Phần thưởng có thể là một buổi liên hoan Pizza, dã ngoại, thêm thời gian chơi…Ngoài ra, ở lớp 6, giáo viên sẽ dành ra 20-25 phút để học sinh nhắc lại mục tiêu. Những học sinh không kiếm được phần thưởng sẽ phải ở lại lớp học sau khi buổi học kết thúc 15 phút. Những điều này sẽ giúp học sinh sớm học được sự trách nhiệm và tôn trọng những nỗ lực của người khác.

LUÔN THEO SÁT NGƯỜI HỌC
Tất nhiên, các kĩ thuật quản lí lớp học được sử dụng thường xuyên nhất có tác dụng ngăn ngừa những vần đền nhỏ leo thang thành những vấn đề lớn. Rất nhiều sự cố lớp học có thể được giải quyết bởi những kĩ thuật đơn giản. Bencker, một giáo viên giàu kinh nghiệm cho rằng các giáo viên nên thiết lập một “cảm giác thân thiện” mỗi ngày bằng cách chào hỏi từng cá nhân học sinh khi chúng bước vào lớp học. Sử dụng những cơ hội nhằm thiết lập mối quan hệ gần gũi với học sinh, qua đó có thể dễ dàng giải quyết những vấn đề nhỏ như: nhai kẹo cao su, hành vi hung hăng, tâm trạng xấu, hoặc học sinh mang theo những vật dụng không mong muốn một cách lạng lẽ và kín đáo – trước khi chúng biến thành một cuộc đối đầu công khai có thể đe dọa và phá vỡ kĩ luật lớp học.
Nhưng đừng dừng lại ở đó. Khi học sinh ở trong lớp, bạn hãy tiếp tục một số kĩ thuật được gợi ý từ các giáo viên giàu kinh nghiệm để có thể quản lí lớp học mà tránh sự đối đầu. Một số mẹo nhỏ như:
• Giao tiếp bằng mắt.
• Di chuyển xung quanh lớp học và tăng cường sự gần gũi với học sinh.
• Hãy giữ khoảng lặng khi cần thiết.
• Đưa ra một lời nhắc nhỏ khéo léo.
• Thu hút sự chú ý của học sinh.
• Bắt đầu một hoạt động mới.
• Đưa ra cho học sinh một sự chọn lựa.
• Sử dụng sự hài hước.
• Động viên sự tích cực.
• Thông báo sự chờ đợi để tất cả học sinh cảm thấy có sực thúc ép.
• Đặt một câu hỏi trực tiếp.
Và khi vẫn thất bại, hãy thử những cách làm khác hoặc làm những điều mới mẻ hơn!
Tạo ra một môi trường tốt cho học tập có lẽ là một nhiệm vụ quan trọng nhất – khó khăn nhất mà một giáo viên phải đối mặt, thậm chí thực sự rất khó với những giáo viên trẻ. Có một giáo viên đã nói rằng: “Thiết lập môi trường lớp học là chìa khóa. Đối với một giáo viên mới có nghĩa là giả vở bạn biết những điều bạn đang làm”.
(Người dịch: Nguyễn Văn Vương – Nguyễn Hữu Long)
Nguồn: http://www.educationworld.com/a_curr/curr155.shtml