Đôi khi câu trả lời “con không biết” của học sinh phát ra một cách tự nhiên vô ý thức, khi chúng bất ngờ bị yêu cầu phải đưa ra câu trả lời. Có khi bạn nghe thấy câu “con không biết” chỉ đơn giản vì trẻ rụt rè, nhút nhát, trẻ cảm thấy bối rối, không tự tin hoặc không chắc chắn về câu trả lời của mình. Và trong nhiều trường hợp “con không biết” được thốt lên khi trẻ cảm thấy không có hứng thú hay thất vọng về tiết học và chúng không muốn tham gia vào giờ học đó.

Con không biết là không biết

Một “bí mật” mà tôi học được là học sinh luôn biết một vài điều gì đó liên quan đến chủ đề mà chúng sẽ tình nguyện muốn chia sẻ. Vấn đề là bạn có thể đồng hành cùng với suy nghĩ của người học và giúp chúng lấy lại sự tự tin để nói ra hay không mà thôi. Chỉ cần bạn làm cho học sinh nói thôi, bạn chắc chắn sẽ dẫn dắt được chúng tìm ra câu trả lời.

Nhưng làm như thế nào để chúng mở miệng và nói? Cách đây vài năm, tôi đã học được một bài học từ một chuyên gia rằn, một nụ cười khuyến khích và một câu hỏi đơn giản gợi mở sẽ mang lại những kết quả không ngờ.

Liệu rằng con có biết________? Điều mà con muốn chia sẻ___________? Đó dường như là những câu hỏi đơn giản nhưng giúp học sinh không còn cảm thấy áp lực khi bắt buộc phải đưa ra câu trả lời đúng, thay vào đó có thể đưa chúng vào tình huống và suy nghĩ mang tính giả thuyết.

Rất nhiều lần, học sinh sẽ đáp lại câu hỏi của bạn bằng một câu trả lời chính xác. Nhưng nhiều khi chúng biết câu trả lời đó nhưng lại ngại ngần e dè không dám nói ra.

Nhiều lần khác, chúng trả lời bạn theo cách “Con không biết, có thể con sẽ nói về________ hoặc “Có lẽ con sẽ nói_________, nhưng con không biết_________”. Cả hai cách học sinh trả lời đều cho bạn những thông tin có giá trị về quá trình tư duy của học sinh và nó cũng cho chúng ta những gợi ý để làm việc hiệu quả với chúng. Ngay sau khi học sinh phát biểu như vậy, bạn có thể nói: Con có thể nói rõ hơn về điều đó_____________ hoặc Con có biết thêm điều gì khác về vấn đề đó___________? Giáo viên có thể tiếp tục phát triển hoạt động này với các câu hỏi xoay quanh một chủ đề cụ thể, hoặc đưa ra một vài những thông tin còn thiếu, hay những từ mới mà học sinh cần thiết để hoàn thiện câu trả lời của mình.

Các câu hỏi của giáo viên có thể được thực hiện một cách đa dạng như:

• Cô hiểu là con không biết rõ về điều đó. Nhưng cô muốn con nói cho cô biết về những điều con đã biết?

• Hãy nói cho cô biết điều mà con biết chắc chắn?

• Giả sử nếu con có nhiều lựa chọn cho câu trả lời: Con sẽ chọn câu nào?

• Điều gì sẽ là gợi ý tốt nhất mà con biết?

• Những khả năng có thể xảy ra?

• Nếu con đã có một ý tưởng, đó sẽ là?

Tôi rất mong đợi được thấy cách bạn đối phó với những học sinh khi chúng nó “Con không biết”… hãy chia sẻ những gì bạn làm và hiệu quả của nó ở phần bình luận nhé!

Các thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu Hoạt động dạy học phát triển năng lực: Lý thuyết và các bước thực hiện, trong đó chúng tôi đã giới thiệu về năng lực Đặt câu hỏi và các kĩ năng Tự đặt câu hỏi của học sinh cùng với những hoạt động để giúp học sinh có thể hình thành được năng lực này.

https://thuviengiangday.com