Lấy ý tưởng từ các buổi họp gia đình trong chính ngôi nhà của mình, giáo viên Donna Styles đã thiết lập một mẫu hình cho các buổi sinh hoạt lớp, nơi cho phép học sinh của cô ấy chia sẻ những suy nghĩ và giải quyết các vấn đề lớp học theo cách riêng của chúng. Trong mẫu hình của Donna, học sinh thay phiên nhau đóng vai trò là một người lãnh đạo thảo luận buổi họp lớp, trong khi đó, giáo viên thúc đẩy một bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và tinh thần tham gia như một phần không thể thiếu của nhóm. Donna được động viên bởi những hưởng ứng tích cực của học sinh về cách tiếp cận của cô ấy, Dona đã quyết định chia sẻ những kinh nghiệm với các giáo viên khác. Dưới đây là một số cách để tạo nên các buổi sinh hoạt lớp thành công.

Họp lớp giúp việc quản lí lớp học dễ dàng hơn
“Tôi tin rằng tạo ra một cộng đồng trong lớp học và xây đắp một môi trường an toàn, nơi học sinh được trao quyền để đưa ra các lựa chọn, sẽ mang lại sự tự tin, tự định hướng để học sinh phát triển và trưởng thành thành công” Donna Styles chia sẻ.
Một giáo viên với hơn 30 năm công tác, Dona là một nhà giáo dục giàu kinh nghiệm, cô đã dạy học sinh từ mẫu giáo đến lớp 7, ở cả hai lớp bình thường và đa lứa tuổi. Cô đã từng làm việc trong lớp học chỉ sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp, và là một giáo viên có kĩ năng tư duy phong phú. Hiện tại cô đang dạy lớp 5 và lớp 6 tại trường tiểu học Len Wood (Armstrong, Canada). Thực tiễn của Donna và cách tiếp cận hiệu quả để quản lí lớp học thực chất không xuất phát từ những kinh nghiệm giảng dạy lâu năm của cô, mà nó đến từ những trải nghiệm thực tiễn khi làm cha mẹ!
“Chồng tôi và tôi đã tận dụng thành công các buổi họp gia đình trong ngôi nhà của chúng tôi trong nhiều năm”, cô ấy giải thích. “Chúng tôi đã nhìn thấy những tác động tích cực của việc để cho những đứa trẻ của chúng tôi đưa ra quyết định. Chúng tôi đã thấy tận mắt những đứa trẻ của chúng tôi trở nên trách nhiệm hơn với những hành động của chúng mỗi ngày, những đứa trẻ tin rằng chúng là một phần không thể thiếu trong gia đình, và lòng tự trọng của chúng được nâng cao khi những ý kiến của chúng được lắng nghe và chia sẻ. Tôi nhận ra rằng có thể áp dụng điều này trong lớp học của mình”.
Theo quan điểm của Styles, các cuộc họp lớp có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển xúc cảm, hiểu biết xã hội, đạo đức và trí tuệ của học sinh. Cô Styles cũng gợi ý rằng các cuộc họp lớp có thể thúc đẩy: sự phát triển nhân cách, khả năng lãnh đạo và tổ chức, kĩ năng tư duy và nói trước đám đông, phát triển nhận thức, các kĩ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp – qua đó tạo ra một cộng đồng của người học.
MỘT Ý TƯỞNG ĐÁNG ĐƯỢC CHIA SẺ
“Các buổi sinh hoạt thực sự thành công khi trong lớp có sự sôi nổi, mối quan tâm, môi trường hỗ trợ, nơi mà học sinh cảm thấy thoải mái để học, cảm giác an toàn để chia sẻ những ý tưởng của chúng, và cảm giác tự do để đặt các câu hỏi và chấp nhận những rủi ro”, Styles giải thích. “Học sinh trong loại lớp này nhận được sự hỗ trợ của những người khác, hợp tác cùng nhau làm việc, khuyến khích những người khác, chịu trách nhiệm cho hành vi và việc học của chúng, và cho phép học sinh đưa ra các quyết định”.
Trong cuốn sách Sinh hoạt lớp: “Các kĩ năng xây dựng khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định”, Styles phác họa một số thành phần quan trọng mà tạo nên các buổi sinh hoạt lớp độc nhất và hiểu quả:
• Học sinh ngồi trên những chiếc ghế trong một vòng tròn.
• Các buổi sinh hoạt được duy trì tổ chức hàng tuần.
• Một hình thức được thiết lập như dưới đây:
+ Học sinh chủ trì buổi sinh hoạt.
+ Các vấn đề và những đề xuất được thảo luận.
+ Học sinh khuyến khích và khen ngợi lẫn nhau
Styles cho rằng việc kết hợp sinh hoạt lớp với các nhiệm vụ hợp lí trong giờ học là điều quan trọng, giáo viên nên chuẩn bị 2 đến 3 bài học trong tuần đầu tiên để hướng dẫn học sinh cách tự điều hành trong buổi sinh hoạt. Cô ấy đề xuất rằng các bài học nên liên quan đến việc dạy và thực hành: sự động viên, giải quyết vấn đề sáng tạo. Sau nhiều giờ học mà giáo viên là người chủ trì và làm mẫu quá trình này, học sinh sẽ trở thành người lãnh đạo buổi sinh hoạt, mỗi học sinh sẽ thay nhau trở thành người lãnh đạo các cuộc thảo luận trong suốt một năm học.
TIẾN HÀNH CÁC BUỔI SINH HOẠT
Trong một buổi sinh hoạt điển hình, Styles nói, những chiếc bàn được di chuyển ra vòng ngoài của phòng học và học sinh được thiết kế không gian của chúng trong một vòng tròn với những chiếc ghế. Người lãnh đạo buổi sinh hoạt sẽ mở đầu cho cuộc họp. Các công việc cũ được xử lý, những công việc mới được thảo luận. “Cảm ơn bạn” và những lời khen được đưa ra sau mỗi lần phát biểu và khi buổi sinh hoạt kết thúc.
Nếu một học sinh muốn nêu lên một vấn đề tại buổi sinh hoạt, em đó sẽ ghi lại ý kiến vào một mảnh giấy và đặt vào bên trong chiếc hộp được lớp chuẩn bị trước. Trên mảnh giấy ghi tên của học sinh, ngày viết, và đề xuất các công việc mới cho buổi sinh hoạt lần sau. Cụ thể, có ba loại vấn đề được đặt trong chiếc hộp: một vấn đề liên quan đến một hoặc nhiều người, một vấn đề ảnh hưởng đến cả lớp hoặc đề xuất cho một hoạt động lớp học.
Trong buổi sinh hoạt, giáo viên:
• Hành động như một người định hướng – đưa ra các hướng dẫn cho người lãnh đạo, khi cần thiết.
• Thực hiện vai trò của thư ký.
• Hóa thân là một thành viên trong nhóm – đưa ra thông tin khi cần thiết, và tạo ra các bình luận(chỉ khi nào cần thiết) để duy trì không khí tích cực và giúp đỡ.
Học sinh chủ trì buổi sinh hoạt:
• Duy trì buổi sinh hoạt diễn ra thông suốt.
• Mở đầu và kết thúc buổi sinh hoạt.
• Tiến hành các bước tuần tự để tiến hành buổi sinh hoạt.
• Tiến hành theo các bước để giải quyết vấn đề.
• Tiến hành theo các bước để thảo luận những đề xuất.
• Giao tiếp bằng mắt với mỗi người khi nói.
• Tham gia cuộc họp như bất kỳ thành viên khác.
• Duy trì cuộc thảo luận đi đúng chủ đề.
• Nhắc nhở các thành viên nếu họ đi ra ngoài nội dung thảo luận.
• Đặt các câu hỏi, làm rõ hoặc trình bài lại vấn đề hoặc ý tưởng.
• Tóm tắt.
• Nói to và rõ ràng.
TRÁCH NHIỆM LÀM NÊN SỰ ĐƠN GIẢN
“Các buổi sinh hoạt giúp tạo nên các lớp học tốt, thậm chí là làm cho chúng tốt hơn” Styles nói. “Sức mạnh thực sự của các buổi sinh hoạt nằm trong khả năng trao quyền cho học sinh, để khuyến khích chúng học hỏi, và để giúp chúng khám phá những tài năng tốt nhất của mình. Khi cả giáo viên và học sinh có thể bày tỏ ý kiến và tư duy trong một bầu không khí của sự tôn trọng, tôn trọng lẫn nhau và phát triển sự hiểu biết. Học sinh nhận ra rằng đó là lớp học của chúng hơn là của giáo viên, và chúng nắm quyền sở hữu và tự hào về nó”.
Styles đã tìm ra rằng, với các buổi sinh hoạt, kỉ luật trở thành một vấn đề thứ yếu. Các vấn đề được thảo luận trong buổi sinh hoạt và bản thân học sinh sẽ nhận ra những hậu quả cho những hành vi không đúng. Học sinh trở nên tự chịu trách nhiệm cao hơn cho những hành động của chúng trong lớp học, đặc biệt khi những học sinh ngồi cùng bàn được giao lưu ý đến hành vi của chúng và thảo thuận những hành vi không tốt trong buổi sinh hoạt.
“Khi học sinh chọn giải quyết vấn đề, chúng có trách nhiệm trong việc nhận ra những hệ quả diễn ra sau đó, nhận ra những kết quả mà chúng là người tạo ra”, Styles phát biểu. “Các vấn đề trong lớp học không chỉ còn là vấn đề của giáo viên giải quyết – chúng trở thành vấn đề của cả lớp học. Thực hành quá trình này mỗi tuần cho phép học sinh trở thành những người giải quyết vấn đề xuất sắc, đến với thành công và các phương pháp sẽ giúp bạn cùng lớp cải thiện và thay đổi những hành vi mà ngăn cản việc học của mình hoặc của người khác”.
Những đề xuất của học sinh đặt bên trong chiếc hộp đem lại cho học sinh một cơ hội làm việc trong một tập thể, lên kế hoạch và sắp xếp nhiều hoạt động thú vị và hài hước trong năm học, Styles chỉ ra. Điều này tạo ra sự phấn khích và năng lượng trong lớp học, giúp học sinh “hoàn toàn tin tưởng” vào việc đến trường và có cảm giác thuộc về một nhóm. “Là một giáo viên, tôi nghĩ không có một công cụ nào khác có nhiều lợi ích hơn công cụ này. Tiến hành các buổi sinh hoạt hàng tuần với mô hình đơn giản này sẽ tạo những công cụ sức mạnh nhất mà một giáo viên có thể sử dụng. Và nó rất đơn giản – một thời lượng nhất định trong một tuần!”. Styles nói rằng – không có ngoại lệ – học sinh yêu các buổi sinh hoạt, và rằng cách tiếp cận này thực sự mang lại những lợi ích, đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của học sinh.
(Người dịch: Nguyễn Văn Vương – Nguyễn Hữu Long)
(Nguồn:http://www.educationworld.com/a_cu…/profdev/profdev012.shtml)