Trong các bài viết trước đây của tôi, có nhiều ý kiến ​​tranh luận về việc liệu có cần phải đưa ra các nội quy và quy tắc cho học sinh hay không? Hay để học sinh được tự do làm điều chúng thích? Điều này phụ thuộc vào quan điểm, cách tiếp cận, mục tiêu giáo dục của mỗi người. Nhưng cũng giống như mọi xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử, sự tự do luôn đi kèm với trách nhiệm. Các lựa chọn sẽ luôn đi kèm cùng những giới hạn. Vì sao ư? Bởi vì

Lựa chọn và giới hạn

Tôi hoàn toàn đồng ý rằng học sinh cần được lựa chọn nhiều hơn so với thực tế trải nghiệm ở trường. Những học sinh cũng cần có những giới hạn để đóng khung lựa chọn của chúng. Trong thực tế các lựa chọn một cách tự do không có giới hạn và những giới hạn mà không cho học sinh một chút tự do nào bắt học sinh bải cam chịu sẽ khiến học sinh hành động không có trách nhiệm.

  • Giới hạn mà không có sự lựa chọn: “Em bắt buộc phải làm những gì tôi nói hoặc chịu hậu quả.”
  • Lựa chọn mà không giới hạn: “Em được làm bất cứ điều gì mình muốn.”

Cả hai trường hợp trên đều không mang lại hiệu quả trong quản lý lớp học, nhưng khi chúng ta kết hợp cả hai, tạo nên mối quan hệ cộng sinh giữa các “nội quy” và “sự tự do”, học sinh sẽ có trách nhiệm nhiệm hơn: “Em không thể đánh một bạn khác trong lớp, nhưng em vẫn có thể thể hiện sự tức giận. Dưới đây là ba cách bạn có thể làm.

Giới hạn là nội quy

Trong trường học, chúng tôi thể hiện sự giới hạn như các nội quy. Một nội quy tốt là hành vi, rõ ràng và luôn luôn yêu cầu phải được thực thực hiện. Ví dụ: “Tôn trọng người khác” là một nội quy rất khủng khiếp vì đó là một giá trị, không phải là một hành vi. Điều đó có nghĩa là mọi hành vi trái ý giáo viên đều biến thành “không tôn trọng” – có nghĩa là vi phạm nội quy. Điều quan trọng là dạy học sinh thể hiện sự tôn trọng, nhưng nó quá rộng để thực hiện. Nó bao gồm những hành vi rất nhỏ. “Hãy giơ tay trước khi bạn nói” cũng chưa hẳn đã là một nội quy tốt bởi vì nó không thể lúc nào cũng được thực hiện. Đôi khi yêu cầu học sinh giơ tay trước khi nói là một ý tưởng tồi. Giơ tay khi muốn thể hiện ý kiến giống như một kỳ vọng hơn là một nội quy.

Bất kể trường học tự do hay truyền thống, các giới hạn hoặc nội quy là điều vô cùng cần thiết để dạy cho học sinh ý thức trách nhiệm. Tôi đã xác định năm loại “nội quy” quan trọng hữu ích để bạn có thể tham khảo. Bởi vì nội quy chỉ có hiệu quả tốt nhất khi học sinh có tiếng nói và có quyền lựa chọn. Tôi thích cùng học sinh xây dựng và phát triển các nội quy của lớp học.

Sự phân loại này chỉ mang tính hướng dẫn, không phải là điều chính xác tuyệt đối. Mỗi phân loại đều có mục đích trọng tâm riêng. Trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý đến các vấn đề mà trường học của bạn đang phải đối mặt. Các phân loại nội quy này cũng không áp dụng với một số vấn đề, liên quan đến an toàn, các quy trình đối phó với thiên tai hoặc tình huống bất ngờ xảy ra như hỏa hoạn, hoặc có kẻ đột nhập vào trường,…. Điều quan trọng là bạn cần biết chính xác rằng, loại nội quy nào sẽ phù hợp với lớp học của mình. Dưới đây là phân loại 5 nhóm nội quy chính:

  1. Học thuật: Những quy tắc và kỳ vọng này có liên quan đến việc học, chẳng hạn như làm bài tập về nhà, tham gia lớp học, gian lận và làm gián đoạn người khác.

Ví dụ:

– Làm việc cá nhân.

– Nộp bài đúng hạn.

  1. Xã hội: Những quy tắc và kỳ vọng này liên quan đến các vấn đề về hành vi, mối quan hệ trong lớp học, việc không nghe theo hướng dẫn của giáo viên và lạm dụng các thiết bị công nghệ.

Ví dụ:

– Tay, chân đặt đúng vị trí

– Chỉ sử dụng đồ dùng của bạn khác khi được phép

– Tắt tất điện thoại trong lớp học.

  1. Các quy trình: Những quy tắc và kỳ vọng này quan trọng hơn với học sinh ở các lớp nhỏ, nhưng chúng cũng áp dụng cho cả các đối tượng hóc inh khác. Nó bao gồm: đi học đúng giờ, xếp hàng, ghi bài tập về nhà, mặc đồng phục khi đến lớp, các sử dụng, di chuyển trong hành lang, nhà ăn và thư viện. Chúng cũng bao gồm các quy trình an toàn để thông báo cho học sinh phải làm gì khi có tình huống nguy hiểm ở trường.

Ví dụ:

– Đặt đồ dùng của bạn đúng vị trí khi bạn sử dụng xong.

– Khi nghe thấy chuông báo động, hãy di chuyển đến khu vực an toàn.

  1. Văn hóa: Những quy tắc và kỳ vọng này là về cách chúng ta đối xử với các nhóm thiểu số dựa trên tôn giáo, chủng tộc, khuynh hướng tình dục hoặc khuyết tật.

Ví dụ:

– Không cung cấp đồ ăn cho một học sinh đang ăn chay.

– Không được phân biệt đối xử với các bạn trong lớp

  1. Cá nhân: Đây là những quy tắc và kỳ vọng mà học sinh tự tạo ra để giúp họ trở nên tốt hơn và cải thiện cách cư xử với người khác.

Ví dụ:

–  Tôi sẽ lắng nghe trước khi nói

– Tôi sẽ làm bài tập về nhà mà không sử dụng điện thoại di động

Các quy tắc cá nhân có thể được chia thành hai nhóm: những nhóm mà học sinh chia sẻ công khai và những nhóm được giữ bí mật. Giáo viên có thể sử dụng các tạp chí, chia sẻ vòng tròn hoặc “giờ sinh hoạt” khi học sinh chia sẻ với lớp về tiến độ học sinh đạt được trong quá trình thực hiện một trong các quy tắc cá nhân của chúng.

Tất cả các xã hội, dù tự do hay không, đều cần có những quy tắc, nội quy và những giới hạn để bảo vệ quyền của các cá nhân và cả xã hội đó. Về bản chất, nhà trường cũng là một xã hội thu nhỏ, nó cũng đòi hỏi các giới hạn khác nhau để vận hành thành công. Việc phân loại nội quy sẽ mang đến một cái nhìn sâu sắc về loại quy tắc tốt nhất cho môi trường lớp học của bạn.

Richard Curwin

https://thuviengiangday.com dịch