Lôi cuốn sự tham gia của học sinh vào các hoạt động học tập có thể là coi một trong những nhiệm vụ khó khăn đối với bất kỳ giáo viên nào. Hãy tham khảo những kinh nghiệm thú vị này, bạn sẽ tìm được những cách thức phù hợp để lôi cuốn học sinh trong tiết học của mình.
- Không gian lớp học – Không gian lớp học đóng vai trò rất quan trọng trong việc lôi cuốn học sinh tham gia. Điều này có thể bao gồm từ việc trang trí lớp học với nhiều màu sắc và một chủ đề trong năm, xây dựng các góc đọc, viết, trải nghiệm…. Một thời điểm nào đó, bạn hãy làm cho lớp học của bạn mang đậm màu sắc đặc trưng cho môn học, chắc chắn học sinh sẽ cảm thấy hứng thú.
- Thể hiện sự nhiệt tình với môn học và công việc giảng dạy – Sự nhiệt tình là thứ dễ lây lan. Luôn cố gắng hết sức để nở một nụ cười (ngay kể cả khi bạn phải cố diễn). Nếu bạn muốn học sinh của mình quan tâm và tham gia vào những gì bạn nói, bạn cần phải thể hiện được điều tương tự. Bạn cũng có thể sử dụng lời nói, hành động của mình để thể hiện sự nhiệt tình bằng cách thay đổi cao độ / âm điệu của giọng nói và ngôn ngữ cơ thể.
- Xây dựng mối quan hệ – Các mối quan hệ phù hợp, tôn trọng là chìa khóa. Hãy chủ động làm quen với học sinh của bạn như họ tên, sở thích và những điều học sinh không thích. Điều này giúp thiết lập sự tin tưởng và mối quan hệ hợp tác.
- Sự rõ ràng – Nếu bạn không hài lòng về một hành vi nào của học sinh, đừng ngại, hãy nói cho học sinh biết điều đó và hướng dẫn học sinh cách điều chỉnh hành vi đó. Nếu ngày hôm nay học sinh không tham gia tích cực, hãy thể hiện rõ cho học sinh biết rằng bạn không hài lòng về điều đó. Đừng bao giờ cố gắng “dĩ hòa vi quý” hoặc bỏ qua những vấn đề của học sinh vì nó chỉ khiến học sinh xao lãng khỏi tiết học của bạn mà thôi.
- Tháp nhu cầu của Maslow – Có rất nhiều điều trong cuộc sống của học sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nhưng bạn có thể làm cho lớp học của bạn một môi trường an toàn và thoải mái. Cân nhắc giữ một vài chiếc áo nỉ dự phòng cho học sinh nếu chúng bị lạnh và một số đồ ăn nhẹ trong trường hợp chúng đói.
- Luôn khiến học sinh cảm thấy tò mò – Hãy nghĩ về bài giảng ngày mai, và sau đó hãy tìm ra một cách độc đáo, thú vị để dạy nó. Làm cho nó trở nên đáng nhớ. Một ví dụ là tạo một trang Facebook (fakebook) hoặc trang Instagram giả cho một nhân vật lịch sử hoặc nhân vật trong văn học. Hãy thử thực hành phép cộng hay phép nhân bằng cách chơi trò lăn xúc xắc. Làm cho hoạt động học tập trở nên vui nhộn hơn.
- Xác định rõ mục tiêu của bài học – Hãy chắc chắn rằng học sinh của bạn biết mục tiêu chúng phải hoàn thành ngay từ khi bắt đầu tiết học. Khi bạn tổ chức những hoạt động học tập, học sinh có thể ghi nhớ mục tiêu bài học là gì và xem mọi thứ liên quan đến nhau như thế nào. Bạn có thể viết mục tiêu học tập lên bảng lớp học, tường hoặc thậm chí là cánh cửa. Điều này sẽ giúp học sinh tập trung và thấy được bức tranh tổng thể.
- Kể chuyện – Câu chuyện làm cho mọi thứ trở nên thú vị hơn. Thay vì nói với học sinh của bạn về một lý thuyết khô cứng, hãy làm cho nó hấp dẫn hơn bằng cách biến nó thành một câu chuyện với các nhân vật. Học sinh sẽ quan tâm nhiều hơn về những gì xảy ra, và tham gia tích cực hơn.
- Thuyết âm mưu – Tiếp cận với các giáo viên khác và tham khảo kiến thức của các môn học khác. Sau đó, đề cập đến điều đó trong môn học của bạn. Học sinh sẽ cảm thấy mọi kiến thức được kết nối với nhau và cảm thấy hứng thú hơn.
- Bỏ lửng – Đôi khi, nó khiến học sinh cảm thấy thất vọng. Nó khiến học sinh rời khỏi lớp những vẫn băn khoăn, chưa hài lòng về một vấn đề. Nhiều khả năng chúng sẽ thảo luận với bạn bè và gia đình. Sau đó, học sinh sẽ trở lại lớp học vào ngày hôm sau, tò mò, tham gia vào cuộc thảo luận tích cực hơn.
Những điều tôi đề cập ở trên chỉ là phần nổi của tảng bang, là những kinh nghiệm cơ bản trong việc tạo động lực, lôi cuốn sự tham gia của học sinh trong giờ học. Kinh nghiệm của bạn là gì? Hãy chia sẻ cùng tôi và các đồng nghiệp.
Để có thêm những kinh nghiệm trong việc tạo động lực cho học sinh, hãy truy cập website www.taodaotao.com bạn sẽ tìm thêm được nhiều kinh nghiệm thú vị để áp dụng với lớp học của mình ngay ngày mai.
Nguyễn Hữu Long
Dự án Đào tạo và hỗ trợ Giáo viên