Nhiều năm qua, tôi đã nghiệm ra rằng: Một câu hỏi có thể thay đổi bầu không khí xung quanh như thế nào. Mọi thứ dường như trôi qua khá êm đẹp trong bữa ăn tối, mọi người cười nói vui vẻ nhưng một câu hỏi có thể đẩy những gương mặt tươi cười ấy vào một cuộc cãi vã ầm ĩ.
Trong sách giáo khoa và phiếu bài tập, trong phần trọng tâm của bài học đó là những bí quyết dạy học sinh tất cả mọi thứ và học sinh hứng thú với bất cứ điều gì giáo viên dạy.
Thói quen tạo nên chu trình tiếp diễn và sự bảo đảm cho một môi trường học tập tích cực. Với học sinh, thói quen bắt đầu bằng việc biết rằng khi chúng bước vào lớp, chúng cần viết ngay vào vở về chủ đề trên bảng. Trong một lớp khác, chúng có thể bắt đầu bằng những bài tập cần giải quyết. Một lớp khác nữa, chúng có thể chọn làm nốt thí nghiệm dang dở của tiết trước. Trong các lớp học online, thói quen đến từ việc học sinh thực hiện theo những yêu cầu và chỉ dẫn.
Nhưng khi những thói quen lặp đi lặp lại, trở thành bài hát ru ngủ và đã đến lúc thay đổi chu trình. Những gợi ý sau đây không phải một chương trình, trong đó giáo viên dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Chúng chỉ là những mẹo nhanh để thay đổi không khí và giúp học sinh hứng thú với bài học.
Áp dụng vào lớp Khoa học:
- Tiết học: Hệ Mặt Trời
Trong khi tiết học về hệ Mặt Trời đề cao tính hứng thú hơn, nhiều thuật ngữ chuyên ngành thực tế cần học theo kiểu nhắc lại mới nhớ được. Sau khi học sinh đã học về các hành tinh và biết sao Diêm Vương là một trong những hành tinh lùn, hãy cho học sinh một thử thách.
Mang đến những ngôi sao băng.
Học sinh tin rằng thế giới xoay quanh chúng theo cách nào đó, vậy hãy coi như thế. Lúc bấy giờ, nhiều người đọc được thông tin sao băng nổ ở Siberia. Hãy yêu cầu học sinh không chỉ đọc mà còn đưa ra các giả thuyết của mình về ảnh hưởng của sự kiện sao băng nổ kia đến thế giới.
- Tiết học: Vật chất và hóa học
Axit và bazơ, nguyên tử, các phương trình hóa học và những kiến thức tương tự đòi hỏi phải có những bài học thường xuyên nhắc nhớ. Tuy nhiên, giáo viên lại thiếu phim tài liệu và phòng thí nghiệm. Hãy cố gắng hiểu những thuật ngữ một cách toàn diện.
Đưa ra những ví dụ trong đời sống hàng ngày.
Thế giới quanh ta thay đổi khi chúng ta nhìn nó khác đi, vì thế, hãy cho học sinh tìm hiểu hóa học trong đời sống hàng ngày của chính các em. Thách đố học sinh mang nhiều mẫu vật đến nhất trong tiết học tới. Những chất đơn giản. Dùng trà hoặc nước chanh để minh họa tác động của ánh sáng.
- Tiết học: Năng lượng
Dạy về hiệu suất năng lượng, năng lượng tái chế, nhiệt động học hoặc sự chuyển hóa năng lượng cho học sinh kiến thức cần thiết để am hiểu về môn học. Nếu việc học hàng ngày chỉ bao gồm trả lời câu hỏi, viết lại định nghĩa hoặc xem xét đơn giản, đừng mong có kiến thức.
Tạo sự tranh luận.
Đơn giản là hỏi học sinh: “Các em nghĩ gì về việc sử dụng năng lượng của trường học”, có khi chỉ thế là đủ. Để học sinh học tiếp nhưng yêu cầu chúng nhìn xung quanh và tìm năm nguồn năng lượng thay thế để trường mình sử dụng. Ý tưởng là học sinh hoạt động và tìm ra các giải pháp trong khi chúng được làm việc mình thích: kêu ca về trường học.
- Tiết học: Khoa học Đời sống
Công nghệ sinh học, tế bào, quá trình của tế bào và gien nằm trong những chủ đề của các tiết học Khoa học Đời sống. Mặc dù thú vị, các tiết học lại đòi hỏi học sinh nắm được và sử dụng vốn từ mới cũng như liên hệ với các khái niệm mới. Việc đảm bảo học sinh nhớ được các thông tin là một thử thách. Mấu chốt là nhắc lại và liên hệ kiến thức.
Nhân bản vô tính.
Đan xen trong những ý tưởng và vốn từ vựng bộn bề trong các tiết học hàng ngày, hãy hỏi học sinh xem các em nghĩ gì về nhân bản vô tính ở người. Chỉ câu này thôi cũng đã bắt đầu một cuộc tranh luận và sau đó hãy kéo chúng trở về với bài học. Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh đi xa hoặc gần chủ đề tùy ý.
- Tiết học: Khoáng chất
Đa phần, tiết học về đá và các khoáng chất tự nó đã hấp dẫn. Với nhiều học sinh, nó chỉ là nỗi chán ngán. Điều này có nghĩa là một sự minh họa với khoáng chất thật cũng sẽ khơi gợi chút tò mò của học sinh. Vậy thì, một thói quen đã thành hình…
Nói về người ngoài hành tinh.
Hãy hỏi một câu đơn giản, kiểu như: “Những nghiên cứu của chúng ta về khoáng chất giúp gì cho công cuộc tìm kiếm cuộc sống bên ngoài trái đất?” Sau đó, cho học sinh tranh luận, đưa ra ý kiến và thử thách chúng sử dụng kiến thức về khoáng chất đã được học.
Đặng Thanh Hiền dịch
Nguồn: http://www.teachthought.com/pedagogy/instructional-strategies/25-tricks-to-improve-a-boring-lesson-for-improved-student-engagement/