Nhiều năm qua, tôi đã nghiệm ra rằng: Một câu hỏi có thể thay đổi bầu không khí xung quanh như thế nào. Mọi thứ dường như trôi qua khá êm đẹp trong bữa ăn tối, mọi người cười nói vui vẻ nhưng một câu hỏi có thể đẩy những gương mặt tươi cười ấy vào một cuộc cãi vã ầm ĩ.

Trong sách giáo khoa và phiếu bài tập, trong phần trọng tâm của bài học đó là những bí quyết dạy học sinh tất cả mọi thứ và học sinh hứng thú với bất cứ điều gì giáo viên dạy.

Thói quen tạo nên chu trình tiếp diễn và sự bảo đảm cho một môi trường học tập tích cực. Với học sinh, thói quen bắt đầu bằng việc biết rằng khi chúng bước vào lớp, chúng cần viết ngay vào vở về chủ đề trên bảng. Trong một lớp khác, chúng có thể bắt đầu bằng những bài tập cần giải quyết. Một lớp khác nữa, chúng có thể chọn làm nốt thí nghiệm dang dở của tiết trước. Trong các lớp học online, thói quen đến từ việc học sinh thực hiện theo những yêu cầu và chỉ dẫn.

Nhưng khi những thói quen lặp đi lặp lại, trở thành bài hát ru ngủ và đã đến lúc thay đổi chu trình. Những gợi ý sau đây không phải một chương trình, trong đó giáo viên dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Chúng chỉ là những mẹo nhanh để thay đổi không khí và giúp học sinh hứng thú với bài học.

Áp dụng vào môn Lịch sử, địa lý:

  1. Tiết học: Bản đồ

Học sinh thích nhìn bản đồ và giả vờ là mình biết đọc nó. Chúng thích được ghi chú trên đó và hành xử như thể chúng là chuyên gia chỉ sau một buổi học. Tuy nhiên, yêu cầu chúng trả lời một câu hỏi về độ dài đoạn đường đã đi hoặc một nhóm du khách kết thúc chuyến đi ở địa điểm nào thì học sinh không biết bắt đầu từ đâu.

Trò chơi Truy tìm xác ướp.

Cho học sinh sử dụng bản đồ và bày ra các địa điểm trong lớp tượng trưng cho một điểm trên bản đồ. Trong thời gian 5 phút, học sinh phải kết nối các dữ liệu lại với nhau. Học sinh rất thích hoạt động này. Nếu trao phần thưởng thì học sinh càng thích.

  1. Tiết học: Chính quyền

Dạy học sinh về các cấp, các ngành trong bộ máy chính quyền và cách vận hành nó có thể rất khó nhưng cũng có thể là một quá trình tỉ mỉ. Vì thế, nhiều học sinh coi nhẹ công việc này. Vậy gây hứng thú là cần thiết trong suốt tiết học.

Nêu lên các sự kiện diễn ra gần đây.

Không có cách nào khác để dạy học sinh về phần này của môn Xã hội học hơn là yêu cầu chúng kể một câu chuyện diễn ra trong tuần liên quan đến chủ đề được cho. Hay là phát các tờ báo hiện hành cho học sinh tìm các mẩu chuyện.

  1. Tiết học: Quyền công dân

Đây là một trong những tiết học quan trọng nhất, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về đúng và sai, vì sao luật pháp tồn tại và cần phải được thực thi. Đôi khi học sinh lại thấy nó giống môn Lịch sử cổ đại. Vì thế, hãy làm cho nó hiện đại.

Để học sinh phát biểu.

Hãy hỏi một câu quan trọng: Mọi thứ thay đổi như thế nào? Cho học sinh liệt kê hoặc ghi chép, sau đó mở rộng chủ đề và như thế là tiết học được tiếp tục. Học sinh cần hiểu mối quan hệ giữa chúng và những thứ được học.

  1. Tiết học: Lịch sử Mỹ

Dạy học sinh về Chiến tranh Cách mạng có thể thú vị với những người yêu lịch sử mà đôi mắt long lanh mỗi khi nghe đến chủ đề này. Tuy nhiên, những người khác có thể sẽ uể oải. Vậy hãy cho chúng lựa chọn.

Huy động óc sáng tạo.

Hỏi học sinh rằng các em sẽ làm gì nếu không có không khí hoặc điện, giả sử rằng những thứ ấy mới được tìm ra. Hỏi chúng rằng các em sẽ phát minh ra cái gì. Chỉ định rằng học sinh là những nhà sáng chế đi nghiên cứu.

  1. Tiết học: Lịch sử thế giới

Dạy Lịch sử thế giới có thể thực sự rất hấp dẫn với học sinh vì chúng học được rất nhiều về những nơi trên thế giới mà chúng có thể chưa từng biết. Tuy nhiên, tiêu hóa được từng ấy thông tin có nghĩa là phải đọc kha khá trang sách. Để phá vỡ nguyên tắc thông thường, hãy nghĩ đến vùng hoang dã, những câu chuyện tưởng tượng được thêu dệt bởi các nền văn hóa trên thế giới.

Kể các câu chuyện, thần thoại và truyền thuyết.

Học về những đất nước và nền văn hóa độc đáo của họ thông qua thần thoại truyền thuyết và các câu chuyện khác làm cho các đất nước đó trở nên sống động trong tâm trí học sinh và có góp phần vào vốn kiến thức của chúng. Vì thế, hãy yêu cầu học sinh mang một tờ báo hoặc một thông tin về truyền thuyết hoặc câu chuyện độc đáo của một đất nước rồi chia sẻ với cả lớp.

Đặng Thanh Hiền dịch

Nguồn: http://www.teachthought.com/pedagogy/instructional-strategies/25-tricks-to-improve-a-boring-lesson-for-improved-student-engagement/