Nhiều năm qua, tôi đã nghiệm ra rằng: Một câu hỏi có thể thay đổi bầu không khí xung quanh như thế nào. Mọi thứ dường như trôi qua khá êm đẹp trong bữa ăn tối, mọi người cười nói vui vẻ nhưng một câu hỏi có thể đẩy những gương mặt tươi cười ấy vào một cuộc cãi vã ầm ĩ.

Trong sách giáo khoa và phiếu bài tập, trong phần trọng tâm của bài học đó là những bí quyết dạy học sinh tất cả mọi thứ và học sinh hứng thú với bất cứ điều gì giáo viên dạy.

Thói quen tạo nên chu trình tiếp diễn và sự bảo đảm cho một môi trường học tập tích cực. Với học sinh, thói quen bắt đầu bằng việc biết rằng khi chúng bước vào lớp, chúng cần viết ngay vào vở về chủ đề trên bảng. Trong một lớp khác, chúng có thể bắt đầu bằng những bài tập cần giải quyết. Một lớp khác nữa, chúng có thể chọn làm nốt thí nghiệm dang dở của tiết trước. Trong các lớp học online, thói quen đến từ việc học sinh thực hiện theo những yêu cầu và chỉ dẫn.

Nhưng khi những thói quen lặp đi lặp lại, trở thành bài hát ru ngủ và đã đến lúc thay đổi chu trình. Những gợi ý sau đây không phải một chương trình, trong đó giáo viên dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Chúng chỉ là những mẹo nhanh để thay đổi không khí và giúp học sinh hứng thú với bài học.

Áp dụng vào lớp viết:

  1. Tiết học: Viết bài báo bày tỏ quan điểm cá nhân

Viết nhật báo là một cách tuyệt vời để học sinh luyện tập bày tỏ quan điểm cá nhân trong hầu hết các môn học. Dạy học sinh cách trả lời những câu hỏi khác nhau, điều này tạo cho các em sự thoải mái khi đứng trước những chủ đề đa dạng.

Tạo thêm sự kịch tính.

Cố ý hỏi một câu gây khó chịu. Trong trường hợp này bạn phải nắm rõ lớp mình dạy, như thế thì câu hỏi sẽ không quá khó. Hãy chắc chắn là việc này nằm trong giới hạn phù hợp với độ tuổi của học sinh.

  1. Tiết học: Lập dàn ý

Dạy lập dàn ý giống như là xếp những chiếc răng. Học sinh hoặc là sẽ vô cùng yêu thích nó vì thấy mình như là robot lắp ráp hoặc là ghét nó đến nỗi lạc đề ngay từ những câu đầu. Ngày nào cũng bắt học sinh tập trung vào chủ đề thì chúng sẽ làm nó một cách máy móc kiểu bị ép buộc.

Mang thêm bong bóng và hộp.

Học sinh mà ghét lập dàn ý thì sẽ thích bong bóng. Học sinh mà thích lập dàn ý thì sẽ thích hộp. Yêu cầu học sinh dùng bong bóng hoặc hộp cho những bài học sắp tới và lồng ghép thông tin vào hai đồ vật ấy một cách hợp lí. Khi chúng suy nghĩ kĩ về bài tập của mình, chúng phải viết bất cứ thứ gì không liên quan ở bên ngoài những bong bóng hoặc vòng tròn.

  1. Tiết học: Phản biện và bảo vệ quan điểm

Học sinh thường thích những bài luận có sức thuyết phục cho đến khi chúng cảm thấy đã nhàm dù đây mới chỉ là đầu năm học. Vì thế, việc kết hợp mọi thứ trở nên quan trọng hơn.

Cho vẽ poster.

Bạn nên biết là cùng một công việc, chỉ khi nào bạn làm rầm rộ lên thì học sinh mới chú ý. Chia lớp thành bốn hoặc năm nhóm. Cho chúng động não và vẽ poster giới thiệu một tiết học rồi treo ở cuối lớp. Hoạt động này có thể áp dụng để hoàn thành ba đoạn văn nghị luận và viết kết luận.

  1. Tiết học: Thuyết minh và cung cấp thông tin

Là một trong những dạng bài mà học sinh hay viết nhầm nhất, bài thuyết minh cần sự luyện tập thường xuyên tùy vào các cấp học. Văn thuyết minh lại chia thành nhiều dạng nhỏ. Tuy nhiên, học sinh bắt đầu kêu ca về điều đó sau khi chúng đã vượt qua những sự phản đối đầu tiên và ngày càng sa đà vào thói quen.

Mang thêm kẹo dẻo.

Kẹo dẻo, kẹo socola, hoặc bất cứ loại kẹo gì học sinh thích ăn. Cho học sinh nghiên cứu xem các loại kẹo đó được làm như thế nào và viết ra. Các bài viết được trên điểm B hoặc đạt được một số tiêu chí đã định, sẽ giành được phần thưởng là những gói kẹo mà học sinh đó thích ăn. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn muốn phát triển bài học đó sâu hơn hay không.

  1. Tiết học: Ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ

Việc xác định các phần của một bài nói và cách sử dụng chúng có thể là sự xem xét và viết liên tục. Phân tích cấu trúc câu và luyện tập cú pháp yêu cầu tính kỉ luật. Việc sơ đồ hóa các câu sẽ giống như một liều vắc-xin định kì nếu như bạn không thêm chút thú vị vào nó.

Làm tạp chí.

Cho học sinh đọc một câu chuyện vô cùng hấp dẫn rồi nhặt một vài câu ra. Điều này có thể làm xáo trộn bài học nhưng đồng thời cũng cho học sinh và giáo viên một ý tưởng tuyệt hơn về việc chúng ta đang thực sự học cái gì.

Đặng Thanh Hiền dịch

Nguồn: http://www.teachthought.com/pedagogy/instructional-strategies/25-tricks-to-improve-a-boring-lesson-for-improved-student-engagement/