Nhiều năm qua, tôi đã nghiệm ra rằng: Một câu hỏi có thể thay đổi bầu không khí xung quanh như thế nào. Mọi thứ dường như trôi qua khá êm đẹp trong bữa ăn tối, mọi người cười nói vui vẻ nhưng một câu hỏi có thể đẩy những gương mặt tươi cười ấy vào một cuộc cãi vã ầm ĩ.

Trong sách giáo khoa và phiếu bài tập, trong phần trọng tâm của bài học đó là những bí quyết dạy học sinh tất cả mọi thứ và học sinh hứng thú với bất cứ điều gì giáo viên dạy.

Thói quen tạo nên chu trình tiếp diễn và sự bảo đảm cho một môi trường học tập tích cực. Với học sinh, thói quen bắt đầu bằng việc biết rằng khi chúng bước vào lớp, chúng cần viết ngay vào vở về chủ đề trên bảng. Trong một lớp khác, chúng có thể bắt đầu bằng những bài tập cần giải quyết. Một lớp khác nữa, chúng có thể chọn làm nốt thí nghiệm dang dở của tiết trước. Trong các lớp học online, thói quen đến từ việc học sinh thực hiện theo những yêu cầu và chỉ dẫn.

Nhưng khi những thói quen lặp đi lặp lại, trở thành bài hát ru ngủ và đã đến lúc thay đổi chu trình. Những gợi ý sau đây không phải một chương trình, trong đó giáo viên dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Chúng chỉ là những mẹo nhanh để thay đổi không khí và giúp học sinh hứng thú với bài học.

Áp dụng vào lớp Toán:

  1. Tiết học: Tiền và phép nhân

Phép nhân và tiền có mối liên hệ với nhau. Các vấn đề thuật ngữ tập trung vào việc chia phần lớn thành những phần nhỏ hơn và đưa các khoản thanh toán trị giá 5 đôla, 10 đôla, 20 đôla và 50 đôla vào các phương trình bằng nhau.

Bắt đầu buổi học bằng một bài tập phức tạp chỉ đáp ứng về mặt lí thuyết. Vì thế, học sinh viết thời gian biểu sau đó thường trả lời một vấn đề về thuật ngữ để minh họa phép nhân. Sau khi thói quen được xác lập, hãy phát thêm nhạc – đây mới thực sự là tạo thêm thói quen.

Phát  nhạc.

Giáo viên có thể phát nhạc dài bao lâu tùy bạn muốn, đi kèm với những hoạt động gõ nhịp ngắn, nhảy hoặc thậm chí nhảy dây, nhưng chắc chắn không được phạt các học sinh không giỏi khoản này hoặc không thấy nó hữu ích. Điều đó đơn giản đã phá hỏng thói quen.

  1. Tiết học: Đo lường

Học sinh có thể học những kiến thức cơ bản về đo lường hoặc thậm chí học cả bảng chuyển đổi đơn vị đo lường. Dù thế nào, sự nhắc lại giúp cho việc ghi nhớ. Tuy nhiên, một khi sự ghi nhớ đã diễn ra rồi, hãy phá vỡ cấu trúc và thách thức chúng.

Đưa ra các đồ vật.

Thử thách học sinh đo hoặc cân các đồ vật. Tự nhiên tiết học thành ra “một mũi tên trúng ba đích” và thói quen hàng ngày trở nên có ý nghĩa.

  1. Tiết học: Tính nhẩm

Với các bài tính nhẩm, học sinh được luyện tập phép nhân kết hợp phép cộng và phép trừ. Chúng có thể cũng bị giới hạn và làm việc với những giá trị nhất định. Vì thế, chúng trả lời theo thói quen hàng ngày. Vậy hãy tạo ra những bài tập thử thách hơn hoặc yêu cầu học sinh tự xây dựng bài tập của mình.

Cho kẹo.

Về bản chất, tất cả các bài tính nhẩm đều cụ thể hóa được nên hãy cho học sinh một chuỗi bài tập với một ít kẹo mút hoặc kẹo gì khác mà bạn biết là chúng thích. Sau đó, thưởng cho học sinh mỗi khi các em trả lời đúng.

  1. Tiết học: Tính toán

Dù đó là tiết học về sự kết hợp hay sự phân chia của phép nhân thông qua phần bù, sự nhắc lại các ý tưởng luôn tạo ra không khí thoải mái cho học sinh. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng là tùy thuộc vào học sinh nên hãy đưa thêm một thử thách nho nhỏ vào thói quen.

Tổ chức một bữa tiệc.

Cho học sinh lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc. Cho các em một khoản kinh phí nhỏ kèm theo một danh sách những thứ cần mua và được cung cấp. Học sinh có thể làm theo nhóm hai hoặc bốn người.

  1. Tiết học: Đại số

Học sinh phải giải các phương trình và xử lí các thuật ngữ thường xuyên để giữ cho đầu óc được tập trung. Với một bài tập cụ thể như y + 8 = 32, học sinh dễ dàng đưa ra câu trả lời và nhanh chóng chuyển sang những phương trình phức tạp hơn. Việc đó tốt thôi. Tiếp đó, học sinh phải giải quyết những thử thách trong việc hiểu bản chất của các thuật ngữ, bạn cũng thế bởi vì bạn phải chắc chắn là chúng vẫn đang học.

Mang thêm nho.

Mang thêm nho, các loại hạt hoặc khoai tây chiên. Ý tưởng là bạn yêu cầu học sinh tập trung vào một đồ vật hoặc thưởng quà để động viên chúng tạo ra các vấn đề xoay quanh đồ vật được chọn. Một lần nữa, học sinh lại sáng tạo. Chúng được thúc đẩy. Bạn được dạy theo cách bạn muốn mà học sinh vẫn hăng hái tham gia.

Đặng Thanh Hiền dịch

Nguồn: http://www.teachthought.com/pedagogy/instructional-strategies/25-tricks-to-improve-a-boring-lesson-for-improved-student-engagement/