Sự tự tin thái quá ở học sinh có thể dẫn đến hành vi gây rối và kết quả học tập giảm sút, và giáo viên cần biết cách cảnh báo những học sinh này mà không quá khắc nghiệt.

Quá tự tin trong lớp học

Thật tuyệt vời khi thấy các học sinh tự tin, có điều như vậy là quá tốt. Mặc dù sự tự tin là đáng ngưỡng mộ, nhưng tự tin thái quá có thể khiến học sinh đánh giá sai những kỹ năng của mình và thực sự hoạt động kém hơn so với các bạn cùng lớp với nhận thức thực tế về bản thân.

Là giáo viên, bạn cần biết cách tiếp cận những học sinh như vậy. Đó là công việc cuả bạn để giúp học sinh hiểu được những hạn chế của chúng mà không phá vỡ cảm giác ham học hỏi và năng lượng cần thiết cho việc học.

Sắp xếp sự tự tin và hiệu quả

Sự tự cao có thể hiện diện trong mọi học sinh, không phân biệt trình độ của chúng. Có thể bạn cần biết cách để xử lý sự tự mãn của học sinh ở cả hai phương diện này.

Giải quyết khoảng cách giữa nhận thức và thực tế

Thật không may, các nghiên cứu lặp đi lặp lại đã chỉ ra rằng sự chênh lệch lớn nhất giữa nhận thức và thành công thực tế bắt nguồn từ những người thường có thành tích thấp nhất. Nói cách khác, những học sinh tự cao của bạn thường là những người đạt điểm thấp nhất trong các bài tập và kiểm tra.

Hay thử đưa ra những phản hồi tức khắc để ngăn chặn mọi cảm giác vô căn cứ. Nếu học sinh được phép trả lời một câu hỏi không chính xác mà không được phản hồi, chúng sẽ tiếp tục tin câu trả lời của mình là đúng. Đưa ra một lời giải thích tức thì để ngăn chặn những nhận thức sai lầm được hình thành và thúc đẩy sự tự tin thái quá từ trong trứng nước. Giải quyết các quan niệm sai lầm cũng  giúp cải thiện khả năng học tập của chọc sinh, dẫn đến cải thiện hiệu suất trong quá trình thực hiện.

Giải quyết ở những học sinh giỏi

Một tình huống khó khăn cho các giáo viên liên quan đến việc quản lý học sinh cực kỳ tự tin và học tốt ở lớp. Những học sinh này không chỉ nói chuyện mà còn đi lại, và sự ngỗ ngược của chúng có thể vừa gây rắc rối cho lớp học, vừa làm nản lòng những học sinh mà học chưa tốt.

Hãy bắt đầu bằng cách cố gắng xác định nguồn cơn về thái độ kiêu ngạo của học sinh. Có phải chúng liên tục cố để chứng minh rằng mình thông minh như thế nào vì chúng có một nhu cầu dữ dội mong được chấp nhận? Có phải chúng chưa nhận đủ sự chú ý ở nhà và dùng việc thể hiện trên lớp như một cách để thu hút sự chú ý? Để hiểu được lý do tại sao học sinh cảm thấy cần phải thể hiện sự tự tin thái quá sẽ cần một thời gian dài để tìm ra giải pháp.

Khi học sinh lướt qua các tài liệu cần thiết mà chẳng mất chút cố gắng nào, hãy đưa ra một số vấn đề khiến học sinh cảm thấy thử thách thật sự. Đủ dễ với trẻ nhỏ và các trẻ thiếu niên để nghĩ rằng chúng đã tìm ra mọi thứ, nhưng vẫn cho chúng thấy rằng có bao nhiêu kiến thức ngoài kia để có thể giúp chúng hiểu chúng còn phải học nhiều như thế nào.

Thay vì chỉ đơn giản là dập tắt những học sinh tự cao, hãy sử dụng năng lượng tuổi trẻ của học sinh để cổ vũ cho chúng. Hãy đưa cho học sinh một thử thách mà có thể cải thiện được kỹ năng của chúng, đồng thời kiềm chế được sự tự mãn của chúng.

Tìm cách cân bằng.

Tất nhiên, bạn cần tránh việc quá nghiêm khắc đối với học sinh, ngay cả với những học sinh tự cao nhất. Sự tự tin, ngay cả khi có một chút sai lầm cũng là một đặc điểm quan trọng để có thể trợ giúp tốt cho trẻ trong tương lai, khi cố gắng cung cấp những thông tin phản hồi hữu ích, hãy thận trọng rằng bạn không hoàn toàn tin vào chúng.

Hãy nhớ rằng, mục tiêu là làm giảm sự tự cao, chứ không làm nhụt đi sự tự tin cần thiết. Quá nhiều phản hồi tiêu cực có thể khiến học sinh có khả năng tốt nghi ngờ về chính kiến thức và kỹ năng của chúng, dẫn đến kìm hãm sự phát triển trí tuệ và dần mất đi sự tiến bộ trong học tập.

Phản hồi các câu trả lời không chính xác

Khi học sinh của bạn trả lời chưa đúng, đừng chỉ nói rằng chúng sai mà hãy chỉ ra lý do tại sao. Thay vì giải thích câu trả lời đúng, hãy để học sinh thực các bước chúng đã thực hiện để có câu trả lời, và chỉ ra những lỗi mà chúng mắc phải trong quá trình làm. Nếu học sinh tin rằng chúng đang làm theo một quy trình chính xác, chúng sẽ có nhiều khả năng nghĩ rằng câu trả lời của mình là đúng. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chỉ ra cách các quy trình bị sai sót, câu trả lời sai của chúng sẽ trở nên dễ hiểu hơn và khi làm lại sẽ đúng.

Kết hợp nhận thức của bản thân học sinh với hiệu quả thực tế, cuối cùng sẽ dẫn đến mức độ tự tin lành mạnh không trở thành sự kiêu ngạo. Điều quan trọng đối với học sinh là cảm giác “làm tốt”, nhưng chỉ khi chúng thực sự làm tốt.

Giảm bớt sự tự cao

Tự tin thái quá không chỉ là thiếu tôn trọng và gây rối mà còn gây bất lợi cho sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Ví dụ, một nghiên cứu gồm 91 học sinh được giảng dạy và hướng dẫn trong các nhóm nhỏ cho thấy, học sinh được xác định là “tự cao” thu được ít thông tin từ trải nghiệm hơn so với những người thực tế hơn về các kỹ năng của mình.

Khi học sinh nghĩ rằng chúng biết mọi thứ, chúng có xu hướng điều chỉnh các bài học và mất tập trung, điều này dẫn đến hiệu quả kém. Tuy nhiên, điểm bài kiểm tra kém không phải lúc nào cũng là hồi chuông cảnh tỉnh, vì vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và kết quả thực tế.

Tầm quan trọng của kỹ năng siêu nhận thức.

Khả năng đưa ra những đánh giá chính xác về năng khiếu của chính mình dựa vào các kỹ năng siêu nhận thức. Nếu bạn muốn giảm sự tự cao, bạn nên nhấn mạnh các hoạt động trên lớp, xây dựng các kỹ năng như là suy nghĩ,  thảo luận, chia sẻ theo cặp, hoạt động nhóm và viết nhật ký

Bằng cách làm việc với những kỹ năng này, bạn có thể giúp học sinh  trở thành những người đánh giá tốt hơn về khả năng của chính mình, điều này có thể dẫn đến nhận thức chính xác và thực tế hơn. Những học sinh có trình độ thấp sẽ nhận ra chúng cần phải cải thiện, và những học sinh học tốt hơn sẽ nhận ra được tiềm năng của chúng.

Bill Sands

Nguyễn Thị Mai – TGD dịch