Hầu hết các học sinh đều cảm thấy hào hứng đối với quá trình học tập tích cực và những đổi mới về phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện, các động lực học tập yếu dần, học sinh không muốn tham gia vào các hoạt động học tập, học sinh không hiểu được các nội dung kiến thức của bài học. Đó chúng chính là lí do vì sao nhiều giáo viên đã chuyển từ dạy học tích cực về các phương pháp giảng dạy truyền thống.

Không có kết quả nào đạt được mà lại thiếu đi sự nỗ lực và nhiệt tình. Việc thiếu sự tham gia của học sinh là một vấn đề nghiêm trọng. Học sinh nản chí, chán nản có nhiều khả năng sẽ bỏ học hoặc chống đối lại các hoạt động của giáo viên.

Nguyên nhân là do.

o Học sinh cảm thấy chán nản và bỏ cuộc nếu tài liệu học tập quá khó hiểu hoặc cách trình bày của giáo viên quá kém.

o Học sinh có thể trở nên không quan tâm nếu các hoạt động học tập nhàm chán hoặc không gây được sự hứng thú.

o Học sinh có thể trở nên thất vọng và bỏ cuộc nếu chúng cho rằng chúng đang lãng phí thời gian vào tài liệu mà chúng đã biết hoặc không liên quan.

Một kinh nghiệm trong quá trình dạy học phát triển năng lực là đặt học sinh vào trung tâm của việc xây dựng và thiết kế chương trình giảng dạy. Có một số cách giúp cho học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học. Các chuyên gia xây dựng chương trình có thể cấu trúc các hoạt động học tập nhằm đáp ứng các sở thích học tập của học sinh và cho phép học sinh học bằng chính các trải nghiệm. Các chuyên gia xây dựng chương trình cũng có thể trao quyền cho học sinh để chúng tự đưa ra quyết định về thời điểm và cách chúng sẽ học và cung cấp cho học sinh cơ hội đánh giá thường xuyên.

Dưới đây là 5 chiến lược mà chúng ta có thể sử dụng để cải thiện sự tham gia của học sinh trong các chương trình dạy học phát triển năng lực:

  • Thiết kế tài liệu học tập thành các đơn vị kiến thức nhỏ khuyến khích học sinh khám phá một chủ đề và kết nối kiến ​​thức với cuộc sống hiện tại. Tài liệu học tập tập trung vào khám phá, với mục tiêu được xác định rõ ràng cho phép học sinh làm chủ quá trình học tập của bản thân.
  • Cung cấp các cơ hội học tập linh hoạt cho phép học sinh đưa ra lựa chọn về cách học. Hãy để học sinh chọn các chương trình phù hợp, dựa trên nhu cầu cá nhân và sở thích học tập của chúng.

Ví dụ, một học sinh có thể thích nghe giảng trong lớp học, nhưng có những học sinh thích được làm thí nghiệm. Một học sinh khác có thể muốn tìm tài liệu trên mạng, sau đó xem video để hiểu sâu hơn về các khái niệm.

Sự linh hoạt trong việc lựa chọn có thể làm tăng sự hài lòng của học sinh với trải nghiệm học tập.

  • Sử dụng các kỹ thuật học tập qua trò chơi để thu hút học sinh. Trong các bài học, học sinh được chơi, được đánh giá và khen thưởng, qua đó tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nâng cao kiến ​​thức và kỹ năng.

Các hoạt động học tập qua trò chơi được thiết kế tốt cung cấp cho học sinh cơ hội tham gia sâu vào quá trình học tập, đồng thời tận hưởng trải nghiệm học tập thú vị và thử thách. Có được điểm và phần thưởng cũng giúp xác nhận mức độ hiểu biết về nội dung mà giáo viên giảng dạy.

  • Tiến hành đánh giá kiến thức hoặc kỹ năng của học sinh từ trước khi bắt đầu bài học, sau đó tạo nên các chỉ dẫn, hướng dẫn phù hợp với mức độ hiểu biết của học sinh. Đánh giá dự đoán nhằm phục vụ một chức năng quan trọng là tạo nên những sự hỗ trợ phù hợp, giúp học sinh cảm thấy tự tin và có khả năng. Đó là cách để duy trì động lực và sự tham gia của học sinh.

Khi học sinh nhận thức được khoảng cách giữa những gì chúng đã biết và những gì chúng cần biết, học sinh sẵn sàng nỗ lực để thu hẹp khoảng cách đó.

  • Thực hiện việc đánh giá thường xuyên. Nếu không có phản hồi từ các hoạt động đánh giá, học sinh thiếu cơ sở rõ ràng để đánh giá tiến bộ của bản thân. Đánh giá quá trình bao gồm một loạt các hoạt động, từ trả lời các câu hỏi đến tạo bản đồ tư duy, hay các sản phẩm học tập,…

Kết quả của quá trình đánh giá giúp học sinh quyết định và điều chỉnh cách sử dụng thời gian học tập. Đánh giá thường xuyên cũng cho phép người giáo viên cung cấp trợ giúp kịp thời cho các học sinh đang gặp khó khăn.

Những chiến lược này giúp thúc đẩy học sinh tham gia, nhiệt tình và đầy năng lượng. Nhiều hiệu trưởng tin rằng bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để ứng dụng và phát triển các chương trình dạy học phát triển năng lực. Nhưng họ lo ngại về áp lực và yêu cầu đối với giáo viên và nhân viên. Nhiều người còn nghi ngờ về việc áp dụng thành công dạy học phát triển năng lực trên thực tiễn.

Hãy hợp tác với các chuyên gia, các tổ chức giáo dục nhằm hỗ trợ các nhà trường trong quá trình chuyển sang dạy học phát triển năng lực. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và thúc đẩy nhiều hơn nữa sự tham gia của học sinh vào quá trình dạy học.

https://thuviengiangday.com