Năm 2008, John Hattie đã xuất bản một nghiên cứu tổng hợp về học tập trực tuyến. Kể từ đó, cộng đồng các nhà giáo dục đã chuyển trọng tâm từ giáo viên là người trình bày kiến thức sang người hỗ trợ quá trình học tập. Việc sử dụng các chiến thuật hợp tác và giao tiếp, trao quyền cho học sinh để học sinh được làm chủ quá trình học tập đã cải thiện đáng kể kết quả học tập của học sinh cũng như làm cho việc học trở nên sâu sắc hơn. Trong mô hình dạy học trực tuyến, các chiến thuật này cũng cần được áp dụng một cách phổ biến. Giáo viên sẽ tiếp tục vai trò là người hỗ trợ quá trình học tập. Nhưng bên cạnh đó, giáo viên cũng sẽ có thêm những bộ công cụ và chiến thuật mới để việc dẫn dắt các hoạt động thảo luận hiệu quả hơn.
Thiết lập các quy tắc và quy trình của một hoạt động thảo luận
Nếu bạn đã từng tham gia một cuộc họp trực tuyến và nghe thấy sự hỗn loạn của những người tham gia thì chắc chắn bạn sẽ ý thức được sự cần thiết về việc thiết lập các quy tắc khi tham gia một hoạt động thảo luận. Điều này cũng không khác biệt nhiều lắm so với việc thiết lập nội quy vào ngày đầu tiên của năm học. Giáo viên cần đưa ra các kì vọng rõ ràng và cụ thể cho các hoạt động thảo luận online. Các quy tắc đó sẽ như thế nào? Nó còn phụ thuộc vào đối tượng học sinh mà bạn đang dạy.
Cấp tiểu học:
- Luôn tôn trọng ý kiến của người khác
- Hãy giơ tay và trước khi bật mic để phát biểu/tham gia thảo luận.
- Trang phục gọn gàng giống như khi đi học bình thường trên lớp.
- Nếu bạn phải di chuyển địa điểm (ví dụ như đi vào nhà vệ sinh), hãy tắt cam trước!
- Khi tham gia thảo luận, cần bật camera.
- Chọn địa điểm học ở nơi yên tĩnh.
- Chỉ mang đồ chơi hoặc cho người khác tham gia lớp học trực tuyến nếu giáo viên cho phép.
Cấp THCS và THPT:
- Hãy thể hiện sự tôn trọng với mọi người.
- Nhận thức được các yếu tố môi trường xung quanh bạn. Những điều không phù hợp ở trường học cũng không phù hợp cho việc học trực tuyến.
- Ăn mặc phù hợp giống như khi đến trường.
- Sử dụng chức năng “Giơ tay” khi bạn có câu hỏi hoặc ý tưởng muốn chia sẻ với nhóm.
- Tham gia thảo luận.
- Chuẩn bị trước buổi học bằng cách hoàn thành các bài tập trước khi tham gia thảo luận.
Giáo viên cần thiết lập các quy tắc này và chia sẻ chúng ở đầu mỗi buổi học, điều này sẽ giúp cho các hoạt động thảo luận trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có những điều bạn vẫn cần phải mô tả chi tiết và cụ thể hơn. Nó sẽ được thể hiện trong phần dưới đây.
Quy tắc ứng xử
- Hãy tôn trọng và lịch sử
- Hãy cẩn thận khi phát ngôn.
- Không được trêu chọc, chế giễu người khác.
- Báo cho giáo viên khi có những điều không bình thường.
- Xin phép cha mẹ của bạn trước khi bạn nói chuyện với người lạ trên mạng.
- Không dùng chữ viết hoa bừa bãi, không lạm dụng các tiếng lóng và dấu câu, các từ viết tắt.
- Hãy dùng ngôn ngữ học thuật khi thảo luận.
- Không chia sẻ email hoặc tin nhắn từ người khác trừ khi họ cho phép.
- Không chia sẻ cho người khác các thông tin cá nhân.
Chương trình thảo luận
Học sinh cần được biết về các chủ đề mà chúng sẽ thảo luận, thứ tự các nội dung/chủ đề thảo luận? Giáo viên dự định dành bao lâu cho mỗi chủ đề? Điều này sẽ giúp cho buổi thảo luận online trở nên hiệu quả hơn. Nó cũng giúp học sinh biết được những gì mà giáo viên mong đợi về hoạt động thảo luận.
Phân công nhiệm vụ và quy mô của nhóm
Hoạt động này được thực hiện trong môi trường lớp học thông thường và cũng được sử dụng trong môi trường trực tuyến. Giáo viên cần xem xét cẩn thận vai trò của học sinh trong lớp học ảo và những việc mà chúng phải làm. Vai trò của học sinh có thể được xác định chính xác hơn dựa trên các mô hình lớp học mà học sinh tham gia.
Quy mô nhóm là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động thảo luận trực tuyến. Khi xem xét nhiệm vụ được giao cho học sinh, giáo viên cần nhận thức được vai trò của mỗi học sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ và thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
Các nhiệm vụ không được thiết kế cẩn thận sẽ khiến học sinh gặp khó khăn trong quá trình tương tác hoặc nhận thức sai vấn đề, học sinh cũng cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi tham gia. Một số yếu tố cần cân nhắc khi lập kế hoạch cho hoạt động thảo luận trực tuyến bao gồm: khung thời gian, độ tuổi của người học, kiến thức nền tảng của học sinh và mục tiêu học tập.
Dành thời gian cho việc tìm hiểu, nghiên cứu
Lập kế hoạch cho các nhiệm vụ mà học sinh cần nghiên cứu, tìm hiểu trước khi bắt đầu một hoạt động thảo luận. Học sinh phải đọc, nghiên cứu, xem video hoặc tương tác với nội dung của cuộc thảo luận trước khi bắt đầu một cuộc thảo luận trực tuyến. Năng lực chuyên môn, khả năng dự đoán về sự phù hợp của nhiệm vụ với sự phát triển tâm sinh lý và phong cách học của học sinh sẽ sẽ giúp giáo viên xác định nội dung nào mà học sinh cần chuẩn bị.
Dẫn dắt hoạt động thảo luận, đừng thao túng nó
Giáo viên không thể tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận thành công khi phần lớn thời gian là giáo viên nói. Giống như học sinh, giáo viên cũng có các vai trò trong hoạt động thảo luận trực tuyến:
- Khuyến khích phản hồi của học sinh
- Cung cấp phản hồi đúng lúc và đúng mức
- Thúc đẩy cuộc thảo luận tiến lên phía trước
- Thúc đẩy học sinh suy nghĩ sâu hơn bằng cách đặt câu hỏi
- Quản lý hành vi của học sinh
Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động thảo luận trực tuyến. Với việc nhận thức được vai trò của giáo viên và học sinh, lập kế hoạch cẩn thận cho các cuộc thảo luận trực tuyến và chuẩn bị cho học sinh tham gia vào hoạt động thảo luận, giáo viên sẽ mang lại cho học sinh những cơ hội học tập mới, giúp học sinh có những kỹ năng quan trọng của việc học suốt đời.
https://thuviengiangday.com