Hãy để sự tò mò thúc đẩy việc học
Đôi khi, giống như một giáo viên khoa học, sự thúc đẩy tự nhiên khiến tôi muốn tìm cách giải thích mọi thứ. Đơn giản như là tại sao việc truyền tải thông tin đến não bộ học sinh bị phản tác dụng so với mục tiêu dạy học thực tế. Khoa học đã cho thấy được tầm quan trọng về vai trò của sự tò mò trong việc học .
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2014 được thực hiện tại Đại học California ở Davis đã chỉ ra rằng khi những người tham gia được hỏi câu hỏi về chủ đề cá nhân, họ đã thể hiện sự tò mò ở mức độ cao và thấp, não bộ của họ có khả năng nhớ nhiều câu trả lời cho các câu hỏi có chủ đề gây tò mò cao và thậm chí các hình ảnh không liên quan cũng được trình bày ở các chủ đề có sự tò mò cao. Các nhà nghiên cứu đã đo được sự gia tăng hoạt động ở trung não và các tế bào não bộ của người tham gia trong trạng thái tò mò cao độ, cho thấy tính chất tò mò sẽ chuẩn bị cho não bộ học tập. Vì vậy nếu giáo viên chúng ta muốn học sinh học tốt hơn, thì chúng ta phải khơi gợi sự tò mò và giúp chúng yêu thích việc học.
Tôi đã ngưng giải thích mọi thứ
Giả sử học sinh cần tìm hiểu về cấu trúc của tế bào. Trước đây, tôi sẽ chỉ đứng đó và giảng về các phần của tế bào. tôi có thể cho học sinh xem video hoặc đọc sách giáo khoa. Nhưng điều đó không làm cho học sinh tò mò về các tế bào hoặc giúp chúng hiểu các bộ phận của tế bào tốt hơn. Vì vậy trong một năm, khi tôi gặp chủ đề này trong hướng dẫn nhanh, tôi đã đưa ra quyết định chủ động là không giảng về nó. Thay vào đó, tôi trang bị một bộ dụng cụ cho mỗi nhóm. Trong mỗi bộ đó có các vật liệu như các mẫu hiển vi của nhiều loại tế bào khác nhau, từ động vật đến vi khuẩn. Ngoài ra còn có các tài liệu hữu ích khác, chẳng hạn như các mẫu nút chai, sách và sách nhỏ về một số nhà khoa học chủ chốt đã phát hiện ra tế bào và chức năng của nó. Trong hộp đó có tất cả các câu trả lời tôi muốn học sinh phải học – chỉ không ở dạng ghi chú bài giảng.
Tôi đưa những tài liệu này cho chúng với một câu hỏi duy nhất: Điều gì làm cho các sinh vật sống khác với một vật thể như nhựa? Sau đó tôi nói với học sinh rằng vào cuối tuần, chúng phải đứng trước lớp và ‘chứng minh’ câu trả lời của mình là đúng. Đầu tiên phản ứng của tôi là “Tôi đã làm gì thế này?”. Nhưng sau đó tôi đã tặc lưỡi và đi ra ngoài quan sát. Thử thách với kết thúc mở khiến tất cả học sinh tò mò.
Hầu hết các nhóm bắt đầu bằng cách xem xét tất cả các tài liệu tôi đã cung cấp cho chúng và sau đó lập danh sách tất cả các thông tin học sinh đã biết về câu hỏi. Trong vài ngày tiếp theo của lớp học, học sinh đã tranh luận, đồng ý rồi lại tranh luận lại. Không được phép sử dụng máy tính. Nếu chúng cần sự giúp đỡ của máy hiển vi, tôi sẽ giúp đỡ. Khi chúng đến hỏi tôi, tôi sẽ trả lời bằng một câu hỏi khác để giúp chúng tư duy theo hướng đó. Theo cách đó, tôi chắc chắn đảm bảo tôi không bao giờ phải đưa ra câu trả lời sẵn cho chúng, mà thay vào đó học sinh vẫn vui vẻ và tìm đến câu trả lời của riêng mình. Không có hai “bằng chứng” nào giống nhau mà tất cả học sinh đều bao quát được nguyên tắc cơ bản của tế bào. Và không giống như các phương pháp giảng bài trước đó của mình, sau một tháng, học sinh vẫn nhớ được những gì tạo thành một tế bào bởi vì nó đã được xây dựng bằng chính sự tò mò và bản chất cạnh tranh của học sinh- chứ không phải do các chú ý trong bài giảng của tôi
Khơi nguồn sự sáng tạo
Bước tiếp theo trong việc khiến học sinh tò mò và kích thích việc học là tất cả cùng phải tìm được sự sáng tạo của mình. Nếu bây giờ bạn là một giáo viên tiếng anh hoặc mỹ thuật, quá trình đó có vẻ đơn giản. Bạn chỉ cần nghĩ về nghệ thật hoặc các bài viết sáng tạo. Tuy nhiên, việc kích thích sự tò mò và sáng tạo trong các lớp học nghiên cứu xã hội, khoa học hoặc thậm chí là lớp toán học có thể khó khăn hơn. Bạn phải suy nghĩ vượt qua ranh giới nhiều hơn.
Hãy lấy ví dụ về giải phẫu, bạn có thể nói với bọn trẻ rằng bạn sẽ tiến hành giải phẫu vào thứ sáu, nhưng mà điều đó không thúc đẩy sự tò mò hoặc kích thích não bộ học sinh sáng tạo – cả hai điều giúp học sinh hứng thú với việc học. Vì thế tôi đã phải suy nghĩ về điều gì sẽ giúp tôi hứng thú trong việc giải phẫu.
Tôi lấy gọi ý từ giáo viên tiếng Anh của mình và quyết định, đặt tên cho việc học. Tôi sẽ “làm thịt” chú heo Wilbus trong tác phẩm văn học thơ ấu cổ điển “mạng nhện của cô Charlotte”. Tôi lấy một chiếc hộp, đặt bào thai heo vào trong (được niêm phong trong chất bảo quản) và bọc nó cẩn thận với băng keo. Những ngày sau học sinh của tôi sẽ hỏi tôi về chiếc hộp đó, và tôi chỉ đơn giản nói “nó dành cho lớp mình vào sáng thứ sáu” và giữ bí mật về điều mình đang làm. Tôi bắt đầu để lại mạnh mối khác xung quang phòng mình trong những ngày tiếp theo. Tôi để lại một cuốn “Mạng nhện của cô Charlotte” bên cạnh máy tính. Tôi cho học sinh xem những đoạn clip ngắn khó hiểu khi tuyên bố ai đó đã gửi chúng cho tôi qua mail để ám chỉ các khía cạnh của tội ác. Tất cả những điều này đạt đến đỉnh điểm của sự tò mò.
Trình bày giải phẫu một cách sáng tạo giúp học sinh học hiệu quả hơn. Việc tôi dàn dựng cuộc giải phẫu như “khám nghiệm tử thi” khiến học sinh nhập vai như những thanh tra thực thụ, thứ mà hầu hết chúng đều có được niềm vui và
Trình bày mổ xẻ một cách sáng tạo giúp học sinh học hiệu quả hơn nhiều. Việc tôi dàn dựng cuộc mổ xẻ khi ‘khám nghiệm tử thi’ của chúng tôi đã khiến học sinh nhập vai như những thám tử, mà hầu hết học sinh đều có được niềm vui và sự hài hước khi được dự đoán. Các yếu tố hư cấu được thêm vào của tội phạm liên quan đến kĩ năng tư duy bậc cao của học sinh nên chúng thực sự quyết tâm tìm ra kẻ giết Wilbur khi chúng tôi chuyển từ khám nghiệm tử thi sang những hoạt động khoa học pháp y khác mà tôi sáng tạo thành tội phạm. Nó hoạt động hiệu quả đến nỗi một số giáo viên đồng nghiệp của tôi đã thử nó theo các cách khác nhau cho lớp của họ, dàn dựng những “chiếc hộp bí ẩn” đầy thử thách sáng tạo khi dẫn dắt đến những chủ để khó nhằn để giúp não bộ học sinh được khơi nguồn để học tập.
Sự tò mò thực sự đã thúc đẩy việc học
Tôi thừa nhận rằng không phải lúc nào cũng dễ dàng nắm bắt được sự tò mò của học sinh. Đôi khi tôi đi ra ngoài như thế mình đã giết Wilbur. Đôi lúc, tôi lại trình bày nó nhiều hơn học sinh như tôi đã làm với cái hộp “ công cụ tế bào” của mình lúc trước và bắt học sinh chứng minh câu trả lời cho câu hỏi. Trong cả hai trường hợp, tôi đã nhận ra rằng bạn phải thu hút sự tò mò của học sinh. Giảng giải cả ngày là đi ngược với mục tiêu dạy học của tôi-giúp chúng học tập. Thay vào đó, tôi phải nới lỏng các tiêu chuẩn và để sự tò mò thúc đầy việc học
Rachel Tustin
Nguyễn Thị Mai dịch