Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một tình trạng mà bạn và con bạn có thể kiểm soát được. Một chuyên gia sức khỏe có thể cho bạn lời khuyên về cách sử dụng các chiến thuật hành vi, liệu pháp và tổ hợp của hai phương pháp đó.

Lo lắng con bạn mắc hội chứng ADHD: Những bước đầu tiên

Nếu bạn nghĩ con bạn có thể mắc hội chứng ADHD, bước đầu tiên đó là đưa con đến bác sĩ đa khoa hoặc nhi khoa.

Nếu con bạn chưa đến gặp bác sĩ nhi khoa bao giờ, bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu cho con đến một hoặc hai nhà tâm lí học hoặc chuyên gia tâm thần học trẻ em để đánh giá và chẩn đoán sâu hơn.

Nếu con bạn được chẩn đoán mắc hội chứng ADHD, bạn và chuyên gia sức khỏe của bạn có thể hợp tác để xây dựng một kế hoạch kiểm soát.

Kiểm soát ADHD

Kiểm soát hội chứng ADHD ở trẻ em, trước hết là chấp nhận rằng con bạn sẽ ứng xử theo chiều hướng thách thức. Tuy nhiên, bạn có thể làm việc với các chuyên gia để phát triển một kế hoạch kiểm soát hành vi. Một kế hoạch có thể khiến hành vi trở nên dễ xử lí hơn.

Phát triển một kế hoạch kiểm soát hành vi cho con bạn bao gồm việc cân bằng giữa sự kì vọng của bạn đối với con và những gì con bạn thực sự có thể làm. Kế hoạch đó cũng bao gồm thiết lập thói quen, nội quy và kết quả hàng ngày đối với hành vi của con bạn.

Để cân bằng, một kế hoạch kiểm soát hành vi có thể có:

  • Các chiến thuật hành vi, bao gồm chiến thuật trong lớp học, để có giấc ngủ tốt và ăn uống lành mạnh cũng như các hoạt động thể chất
  • Hỗ trợ bất kì vấn đề gì về học tập, ngôn ngữ, sự tiến và cảm xúc mà con bạn có thể gặp phải
  • Liệu pháp

Kế hoạch tốt nhất thường dựa trên lời khuyên của các chuyên gia, được vận dụng cho phù hợp với con và gia đình bạn. Kế hoạch cũng cần cân nhắc đến tất cả các khía cạnh trong đời sống của con, bao gồm cả nhu cầu và trách nhiệm của con khi ở nhà, ở trường cũng như trong các không gian xã hội khác.

Thảo luận kế hoạch với gia đình, người chăm sóc, bác sĩ trị liệu và giáo viên của con sẽ giúp mọi người có những kì vọng thực tế về hành vi của đứa trẻ.

Bạn cũng có thể cho mọi người biết những cách hữu dụng để kiếm soát hành vi của con cũng như những vấn đề mà con cảm thấy khó khăn. Nếu người trông trẻ phải cho con bạn uống thuốc thì họ sẽ cần biết là dùng với liều lượng bao nhiêu và vào lúc nào.

Khi bạn cần làm việc với các chuyên gia, giáo viên ở trường, những người lớn khác trong cuộc sống của con, cả với gia đình và bạn bè của bạn nữa, sẽ dễ dàng hơn cho bạn và con khi thực hiện kế hoạch.

Các chiến thuật hành vi đối với hội chứng ADHD

Các chiến thuật hành vi tập trung vào việc dạy con bạn các kĩ năng cần thiết để gia tăng hành vi hợp tác và giảm thiểu hành vi thách thức.

Bạn vẫn có thể bắt đầu học và sử dụng các chiến thuật kể cả khi đang chờ chẩn đoán chính thức của con bạn.

Các chỉ dẫn rõ ràng bằng lời

Con bạn sẽ thấy dễ dàng cư xử tốt hơn nếu nó hiểu rõ ràng bạn muốn nó làm gì. Các chỉ dẫn bằng lời rõ ràng, dễ làm theo với sự minh họa sẽ có ích. Bạn có thể giúp con làm theo các chỉ dẫn bằng lời thông qua:

  • làm cho các chỉ dẫn rõ ràng và quan trọng, với ít bước nhất
  • cho con bạn thấy phải làm gì – ví dụ, “Con hãy nhặt quần áo từ dưới sàn lên và treo vào tủ”
  • hãy để mắt đến con
  • yêu cầu con nhắc lại các chỉ dẫn để chắc chắn là con đã hiểu

Các mức độ của sự mệt mỏi

Tất cả trẻ con đều cảm thấy dễ dàng cư xử tốt nếu chúng không thấy mệt.Bạn có thể làm cho con bạn hết mệt bằng cách:

  • cung cấp các lựa chọn về thức ăn để có năng lượng và sự tập trung lâu dài
  • có thời gian nghỉ trong các hoạt động
  • thực hiện các nhiệm vụ học tập như đọc hoặc làm bài về nhà, sau đó tập một vài bài tập thể chất trong một khoảng thời gian ngắn
  • sẵn sàng thư giãn một chút bằng các hoạt động đơn giản như dán tranh hoặc sticker – con bạn có thể làm những việc đó khi bắt đầu cảm thấy quá tải
  • hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ cho con
  • tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử ở mức tối thiểu và đảm bảo các thiết bị điện tắt trước khi ngủ một tiếng

Các thói quen thường xuyên và có thể dự đoán

Các thói quen giúp trẻ cảm thấy an toàn, có thể khuyến khích hành vi tốt. Bạn có thể thiếp lập các thói quen và kiểm soát sự thay đổi bằng cách:

  • trao đổi với trẻ về các thời gian biểu hàng ngày. Bạn cũng có thể nhờ giáo viên in lịch học ở trường rồi để ở nơi con có thể nhìn thấy.
  • sử dụng các danh mục, tranh vẽ để ghi lại thói quen và/ hoặc thời gian biểu của trẻ.
  • báo trước cho trẻ về những thay đổi – ví dụ, “Trong 5 phút, con phải đánh răng xong và sẵn sàng đi ngủ”
  • giới hạn các lựa chọn của con – ví dụ, thay vì nói “Đến lúc thay quần áo rồi đấy. Con định mặc gì nào?”, bạn có thể nói “Đến lúc thay quần áo rồi đấy. Con muốn mặc áo màu xanh hay màu đỏ?”

Các kĩ năng xã hội

Trẻ em bị hội chứng ADHD có thể cần một chút hỗ trợ học tập để hợp tác với những đứa trẻ khác. Bạn có thể giúp con phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách:

  • khen thưởng các hành vi tốt của con như là chia sẻ và cư xử tốt với người khác
  • dạy con các chiến thuật để sử dụng khi gặp rắc rối với một đứa trẻ khác – ví dụ, bỏ đi và nói với cô giáo
  • dạy con cách chú ý đến hành vi của bản thân, sử dụng những khẩu lệnh ngắn như “Dừng lại, suy nghĩ, hành động”

Khen ngợi những hành vi tích cực

Khen ngợi, khuyến khích và trao quà cho những hành vi tích cực sẽ khiến hành vi này có khả năng tái diễn. Bạn có thể thử:

  • cho con tham gia các hoạt động mà con có thể thực hiện
  • cho con một lời hứa khi con làm tốt, kể cả đó chỉ là một thành công nhỏ – ví dụ, “Con đã hoàn thành hết bài tập về nhà. Con phải lấy làm tự hào về điều đó!”
  • điểm qua những việc làm xuất sắc của con vào cuối ngày. Bạn cũng có thể trao đổi với con về những khó khăn mà con gặp phải.

Trong lớp học

Bạn có thể trao đổi với giáo viên của con về:

  • chia các nhiệm vụ thành những phần nhỏ hơn
  • giúp đỡ cá nhân khi cần thiết
  • cho con một bạn đồng hành có thể giúp con hiểu mình cần làm gì
  • bố trí lớp học sao cho học sinh có nhu cầu đặc biệt phải ngồi ở phía trên và xa các nguồn gây mất tập trung
  • thiết kế danh mục các nhiệm vụ thực tế mà con cần hoàn thành
  • thực hiện nhiều nhiệm vụ khó hơn vào buổi sáng hoặc sau giờ nghỉ
  • cho thêm thời gian để hoàn thành nhiệm vụ

Để có được sự hỗ trợ giải quyết các vấn đề về học tập, ngôn ngữ và thể chất của con ở trường học, bạn có thể cần phải nói hộ con. Điều này có thể bao gồm việc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng về nhân viên hoặc giáo viên hỗ trợ các nhu cầu đặc biệt, các chương trình đặc biệt, quỹ hỗ trợ và những trợ giúp khác cho con.

Các trường học có thể giúp đỡ bằng cách thiết lập các kế hoạch hỗ trợ này trong giáo án cá nhân dành cho con bạn. Trường học cũng nên làm việc với bạn để lập ra và phản hồi các mục tiêu của con trong các buổi họp nhóm hỗ trợ thường xuyên.

Tham khảo bộ Công cụ hành vi cho độ tuổi đến trường để biết thêm các ý tưởng được đề xuất dưới đây và các chiến thuật hữu ích khác.

Các liệu pháp cho hội chứng ADHD

Các liệu pháp kích thích

Các bác sĩ đôi khi sẽ đề xuất các liệu pháp kích thích cho trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng ADHD. Những liệu pháp này cải thiện phương thức mà các phần của não bộ “giao tiếp” với nhau. Điều này có thể giúp trẻ có sự tập trung, tự điều chỉnh và đôi khi là các kĩ năng ngôn ngữ, vận động.

Methylphenidate là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất ở kiểu này. Nó được bán dưới nhãn hiệu thuốc Ritalin, Ritalin LA và Concerta. Những loại thuốc khác nhau giải phóng methylphenidate ở các tỷ lệ khác nhau và thời điểm khác nhau trong ngày.

Các thuốc kích thích khác là dexamphetamine hoặc lisdexamfetamine. Dexamphetamine được bán dưới nhãn hiệu Dexedrine. Lisdexamfetamine được bán dưới thương hiệu Vyvanse.

Bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần của con bạn có thể tìm ra loại thuốc với liều lượng phù hợp cho con.

Dưới đây là một vài câu hỏi mà bạn có thể muốn hỏi bác sĩ:

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì?
  • Các tác dụng phụ kéo dài bao lâu?
  • Làm thế nào để theo dõi được các tác dụng phụ này?

Các liệu pháp không kích thích

Cũng có một loại thuốc không kích thích có sẵn để điều trị ADHD, được gọi là Strattera (atomoxetine). Thuốc này cũng có thể làm giảm lo lắng.

Tác dụng phụ

Những thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ – ví dụ như ăn mất ngon. Điều này có thể ảnh hưởng đến cân nặng hoặc sự phát triển của con bạn. Các phản ứng phụ khác có thể bao gồm khó ngủ, hoa mắt chóng mặt hoặc nhức đầu.

Vì những phản ứng phụ có thể xảy ra này, một đứa trẻ đã được kê đơn thuốc nên luôn luôn được giám sát chặt chẽ bởi một chuyên gia y tế.

Hầu hết các phản ứng phụ đều nhẹ và không kéo dài. Nếu có những phản ứng phụ không biến mất, chuyên gia y tế của bạn có thể thay đổi liều hoặc thời gian dùng thuốc.

Các phương pháp điều trị được khoa học hỗ trợ có nhiều khả năng hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và năng lượng của bạn, an toàn cho con bạn. Nếu bạn quan tâm đến các phương pháp điều trị ADHD khác, bạn nên trao đổi với chuyên gia y tế.

Khi con bạn mắc hội chứng ADHD: Hãy chăm sóc bản thân

Tự chăm sóc bản thân bằng cách yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ là một phần quan trọng trong việc quản lý chứng rối loạn tăng thái quá chú ý của trẻ (ADHD). Dưới đây là một số lựa chọn để bạn cân nhắc:

  • Yêu cầu sự giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình và bạn bè. Nếu con của bạn thân thiết với một thành viên nào đó trong gia đình, như cô hay ông bà, người đó có thể đi mua sắm với bạn hoặc dành chút thời gian chơi với con bạn trong khi bạn làm một số việc vặt.
  • Trao đổi với giáo viên của con về các chiến lược hành vi lớp học mà bạn có thể thử ở nhà.
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ cho cha mẹ của trẻ mắc hội chứng ADHD.
  • Trao đổi với chuyên gia sức khoẻ của con bạn về bất kỳ khó khăn nào mà bạn gặp phải.
  • Tìm hiểu về stress và cách bạn có thể giải quyết nó.

Đặng Thanh Hiền dịch

(Nguồn: http://raisingchildren.net.au/articles/managing_adhd.html/context/732)