Trong bài viết này tôi muốn giới thiệu đến các giáo viên 11 ý tưởng mà các thầy cô giáo có thể sử dụng để tạo nên sự khác biệt lớn cho chính bạn, học sinh và gia đình chúng. Nó cũng giúp bạn thấu hiểu học sinh, giao tiếp với phụ huynh, khởi đầu ngày mới một cách hoàn hảo, và nhiều điều thú vị khác!

1. Gửi một bưu thiếp tới mỗi học sinh trước một tuần khi năm học mới bắt đầu. Trong đó giáo viên giới thiệu về bản thân và đề cập đến một số hoạt động đã lên kế hoạch thực hiện trong năm. Gợi ý một cuốn sách hay hoặc một bài tập thú vị để học sinh hoàn thành trước khi năm học mới bắt đầu.
2. Mỗi thứ sáu hàng tuần, gửi về nhà học sinh một thông báo về kế hoạch làm việc của tuần sau. Bao gồm các sự kiện đặc biệt, sinh nhật, các bài kiểm tra, các nhiệm vụ/bài tập quan trọng, các chuyến đi thực tế, các buổi họp mặt phụ huynh, các buổi nói chuyện…
3. Khi thiết lập sơ đồ chỗ ngồi trong lớp, hãy sử dụng những miếng giấy dán nhỏ trên đó viết tên của học sinh. Nếu giáo viên muốn sắp xếp lại lớp học, hoặc di chuyển vị trí một học sinh nào đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
4. Thiết lập một “Góc buổi sáng” và chuẩn bị sẵn sàng các hoạt động học sinh có thể làm ngay khi chúng đến lớp học. Một vài ý tưởng cho việc thiết lập Góc buổi sáng, cụ thể như sau::
– Đưa ra một vài trò chơi trí tuệ trên những tấm thẻ nhỏ (mê cung, ghép hình…)
– Phát cho học sinh giấy viết thư và đề xuất một số người nhận: một người bạn, một người thân, bạn qua thư, biên tập viên của một tờ báo, hoặc một người trong những tin tức mà chúng vừa đọc.
– Viết các ngày sự kiện quan trọng bằng một loại mật mã, và yêu cầu học sinh giải mã nó.
– Cắt dán một câu đố ô chữ, các từ được xáo trộn chữ cái, tìm kiếm các từ và câu đố con số từ các tờ báo hoặc tạp chí, và hiển thiện chúng với các dấu hiệu, gợi ý mà học sinh có thể giải được.
– Làm một chiếc hộp nhỏ, nơi học sinh có thể đề xuất các hoạt động ngoài giờ liên quan đến lớp học và có ích cho chúng. Nó cũng có thể được sử dụng để yêu cầu sự giúp đỡ, kiến nghị với giáo viên về các vấn đề mà chúng gặp rắc rối hoặc gợi ý những ý tưởng cho các hoạt động trong lớp học.
5. Cho học sinh tự làm một chiếc thẻ của mình. Yêu cầu mỗi học sinh dán ảnh lên đó và sau đó, có thể khuyến khích học sinh bổ sung thêm thông tin cá nhân như: sở thích, mục tiêu, điều thích và không thích, thành viên gia đình và những người bạn đặc biệt. Duy trì thẻ học sinh đó trên bàn của mình. Học sinh có thể sử dụng chúng khi vào lớp học, hội trường và bạn có thể sử dụng chúng để học thuộc tên học sinh…
6. Tạo trò chơi ghép hình lớp học. Cắt một mảnh giấy lớn rộng vừa bằng tấm bảng trang trí, sau đó cắt thành từng mảnh ghép nhỏ. Giáo viên phát cho mỗi học sinh một mảnh của tờ giấy và yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh của mình khi tham gia trong một hoạt động yêu thích. Khuyến khích học sinh sử dụng các từ, cụm từ hoặc kí hiệu mà liên quan đến hoạt động được đề cập hoặc để chúng thể hiện cảm xúc về nó… (Học sinh cũng có thể sử dụng bài thơ hoặc đoạn văn yêu thích). Khi những mảnh giấy là các bức tranh hoàn thành, học sinh tập hợp, ghép lại tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh trên bảng trang trí lớp học. (Hãy viết các con số xác định vào mặt sau của mảnh giấy khi bạn cắt chúng, để đảm bảo nó được gắn lại theo trật tự chính xác).
7. Chuẩn bị những những tấm bảng nhỏ. (cũng có thể yêu cầu học sinh tự mua) Hãy chuẩn bị những chiếc bảng cá nhân cùng với một chiếc bút dạ và một khăn lau. Những chiếc bảng có thể được sử dụng trong các hoạt động của giờ học, xin phép có ý kiến, làm nháp nhanh… (các bảng này có thể sử dụng cả cho bậc THCS)
8. Viết tên của mỗi một học sinh lên một chiếc que kem nhỏ, và lưu giữa những chiếc que đó trong một chiếc hộp. Giáo viên sử dụng những chiếc que để gọi tên học sinh trong các hoạt động lớp học và thảo luận để đảm bảo yếu tố công bằng, mỗi học sinh đều được gọi phát biểu một lần. Giáo viên cũng có thể sử dụng các thẻ tên để chọn các cặp đôi hợp tác hoặc lập nhóm trong các hoạt động. Khi thành lập các cặp đôi hoặc các nhóm, các giáo viên sử dụng phải đảm bảo yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ.
9. Bắt đầu mỗi một ngày hoặc một thời điểm trong lớp học với việc đọc một điều gì đó ngắn – một bài thơ ngắn, một trích dẫn nổi tiếng hoặc hài hước, một sự kiện hoặc một con số đáng kinh ngạc hoặc một thông điệp đầy cảm hứng.
10. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Lưu trữ và chấm điểm trên máy tính, tạo hồ sơ kế hoạch bài học, các bài kiểm tra, trò chơi, và các thông báo, lưu giữ hồ sơ về các sự kiện quan trọng, các vấn đề của học sinh, các cuộc gặp với phụ huynh và nhiều việc khác…
11. Bật những bài hát yêu thích hoặc các bài nhạc không lời trong lúc học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để tạo không khí thoải mái. Giáo viên cũng có thể sử dụng âm nhạc trong khi soạn bài, nghiên cứu tài liệu hoặc lúc ngồi làm việc.
Mong rằng, những mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp các thầy cô giáo có một năm học thật tuyệt vời!

Các thầy cô có thể tham khảo các ý tưởng dạy học sáng tạo trong bộ tài liệu HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ý TƯỞNG VÀ CÔNG CỤ

https://thuviengiangday.com dịch
Theo Educationworld.com