Khi có những thay đổi về chương trình giảng dạy diễn ra trong trường học, thì các bậc cha mẹ sẽ gặp khó khăn để hiểu được những thay đổi đó. Những khái niệm như “đánh giá năng lực”, các “minh chứng” “tiêu chuẩn” hay các “năng lực chung” “năng lực đặc thù của môn học”… có thể sẽ khiến phụ huynh hoang mang.

Ngoài việc hiểu các vấn đề môn học và ứng dụng công nghệ mới, phụ huynh cũng cần làm quen với nhiều phương pháp và các bài đánh giá trong lớp và trường học. Đáp ứng điều này, một số trường đã bắt đầu cung cấp thông tin về đánh giá trong các cuộc họp phụ huynh. Từ đầu năm học, phụ huynh được hướng dẫn về các khái niệm được viết trong phiếu đánh giá và các chỉ số phản ánh sự tiến bộ của học sinh. Ngay trước khi khai giảng, phụ huynh nhận được một bản thông tin so sánh giữa các bài kiểm tra trên lớp và khung năng lực. Trong năm học, các video về quá trình học tập do chính học sinh tự đánh giá được đăng tải chủ động bởi chính học sinh.

Các nhà trường và giáo viên mong muốn phụ huynh ngày càng gắn kết với kiểm tra chất lượng và quá trình đánh giá của trường học. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu những cách giao tiếp với phụ huynh về quá trình học tập của chọc sinh.

  • Kiểm tra và đánh giá không giống nhau

Một bài test kiểm tra kiến thức, mức độ hiểu và áp dụng, kỹ năng từ đó xác định mức độ mà học sinh đã đạt được. Nó thường được đánh giá bằng điểm số hoặc điểm chữ.

Một bài đánh giá liên quan đến thu thập, phân tích, và phản hồi điểm mạnh, điểm cần cố gắng hơn trong quá trình học tập của học sinh. Nó bao gồm phản hồi của giáo viên đến học sinh và cũng thông tin cho giáo viên những thông tin quan trọng. Một bài đánh giá tương tự như chỉ số BMI của một người khác với báo cáo thể chất và rèn luyện sức khỏe. Đôi khi chúng ta cần một bài kiểm tra và có lúc khác chúng ta lại cần một bài đánh giá.

  • Một bài kiểm tra chỉ đánh giá kết quả tại thời điểm đánh giá

Để theo dõi được sự thay đổi khuôn mặt, chúng ta có thể chụp ảnh chân dung hàng năm. Nhưng đối với lớp học, đánh giá phải sử dụng nhiều hơn một chiến thuật mới có thể đưa ra sự nhìn nhận khách quan về các kỹ năng và năng lực của trẻ. Ngoài điểm số cuối cùng, cha mẹ cần biết điểm mạnh của con họ và cách để vượt qua thách thức. Có thể việc bạn theo dõi sức khỏe hàng năm chỉ cần định kỳ 2 lần trong một năm, nhưng đối với theo dõi thành công và thất bại, bạn cần kiểm tra thường xuyên hơn.

  • Khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ

Trẻ rất dễ chán nản nhất là khi chúng không nhận được điểm số hoặc xếp hạng mà chúng mong muốn. Điều này có thể xảy ra ở người lớn, các vận động viên hoặc nhân viên kế toán. Khi đánh giá, việc mắc sai lầm là bình thường miễn là bạn học hỏi từ điều đó. Giúp phụ huynh và học sinh hiểu mục đích của đánh giá là cải thiện và đó là một bước nhỏ dẫn đến mục tiêu lớn hơn. Đánh giá không phải là rào cản trong học tập, mà là bước cần thiết mà học sinh phải trải qua. “Tôi biết rằng sự tiến bộ diễn ra không nhanh mà cũng không dễ dàng.” – Marie Curie.

  • Hãy hợp tác và giữ kết nối

Việc học tập cũng giống như cuộc sống có lúc thăng lúc trầm. Đối với cha mẹ, nếu con cái đang trải qua giai đoạn học tập khó khăn, hãy thông báo và trao đổi tới giáo viên về sự thay đổi, khó khăn trong học tập của con để giáo viên có thể hỗ trợ kịp thời. Theo sát sự tiến bộ của con trên hệ thống đánh giá học tập của trường. Trò chuyện với con và giáo viên của con về bài tập về nhà, các bài kiểm tra và sự tiến bộ. Phụ huynh có thể tìm được cách hỗ trợ việc học của con.

  • Điểm số không phải tất cả

Điểm kiểm tra và các phiếu báo cáo không thể đánh giá một đứa trẻ. Là cha mẹ chắc chắn phụ huynh là người hiểu về con mình nhất; người hài hước, người bạn tuyệt vời và giúp con giải quyết vấn đề. Một đứa trẻ làm việc siêng năng và kiên định chắc chắn sẽ thành công hơn đứa trẻ học 12 tiếng một ngày và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.

Suy ngẫm

Cha mẹ học sinh sử dụng thông tin này như thế nào?

Cha mẹ có thắc mắc hay câu hỏi gì cho vấn đề này?

https://thuviengiangday.com