1. Thế nào là giáo dục năng lực cảm xúc và xã hội?

Giáo dục năng lực cảm xúc và xã hội (viết tắt là SEL) là một thuật ngữ bao gồm: việc học sinh có được những kĩ năng để nhận ra và quản lí những cảm xúc; hình thành và phát triển sự quan tâm và chăm sóc đến người khác; có trách nhiệm khi đưa ra những quyết định; thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp và giải quyết các tình huống tiềm ẩn nhiều thử thách một cách hiệu quả nhất.

Hay có thể nói một cách ngắn gọn là giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội chính là giáo dục các kĩ năng để người học có thể kiểm soát bản thân, hành xử tích cực với người khác và đưa ra những quyết định có trách nhiệm.

Ghi chú của ND: Năng lực cảm xúc – xã hội tập trung vào cơ thể và tâm trí của học sinh, nó giảm bớt những căng thẳng về mặt cảm xúc cho người học, tức là nó tiếp cận từ phía bên trong, nhằm tạo ra một sự tích cực bên trong của người học.

Giáo dục năng lực cảm xúc xã hội một yếu tố mới trong giáo dục
  1. Những nhóm năng lực chính trong giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội

Vậy giáo dục năng lực cảm xúc sẽ chủ yếu xây dựng những nhóm năng lực nào?

Từ cách hiểu trên về SEL, ta có thể thấy có năm nhóm chính tương quan về năng lực nhận thức, cảm xúc và hành vi trong SEL, và chúng được nhóm lại thành 5 nhóm năng lực  chính trong năng lực cảm xúc và xã hội

Nhóm năng lực chính trong SEL Mô tả
Nhận thức bản thân Xác định và làm chủ cảm xúc
Tự nhận thức đúng đắn
Nhận thức điểm mạnh, nhu cầu và giá trị
Tin vào năng lực của bản thân
Khả năng liên kết suy nghĩ, cảm xúc với hành vi
Nhận thức xã hội Xác định quan điểm
Khả năng thấu hiểu và chia sẻ
Khả năng nhận biết và chấp nhận sự khác biệt, đa dạng
Tôn trọng người khác
Làm chủ bản thân Làm chủ xung lực và quản lí căng thẳng
Tự tạo động lực và kỉ luật
Thiêt lập mục tiêu và kĩ năng tổ chức
Làm chủ các mối quan hệ Làm chủ giao tiếp, các quan hệ xã hội, xây dựng các mối quan hệ
Làm việc hợp tác
Đàm phán, từ chối, quản lí xung đột
Tìm kiếm và cung cấp sự trợ giúp
Ra quyết định có trách nhiệm

(ra quyết định có cân nhắc đến tâm trạng bản thân và người khác) (ND)

Xác định vấn đề và phân tích hoàn cảnh
Giải quyết vấn đề
Đánh giá và phản ánh
Trách nhiệm cá nhân, ứng xử, đạo đức

 

  1. Xây dựng những nguyên tắc của giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội

Việc giảng dạy và ứng dụng SEL ở các trường học của Singapore được hướng dẫn bởi bốn nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc 1: Những giá trị (của những nhóm năng lực) được xem là phần cốt lõi khi học hướng dẫn và cung cấp mục đích cho hành vi của mỗi người. Những giá trị ấy được xem như là các giá trị cốt lõi trong giảng dạy được thể hiện rõ ràng trong các chương trình giảng dạy. Việc đưa ra các hành động mà không có nền tảng về giá trị sẽ dẫn đến sự không nhất quán về mục đích và hành động.
  • Nguyên tắc 2: Những năng lực cảm xúc – xã hội nên được dạy cho người học để đảm bảo rằng các em đạt được các kĩ năng, kiến thức và kĩ năng tổ chức sẽ giúp người học đối mặt với những thách thức trong tương lai. Trong đó chú ý đến 5 nhóm năng lực: nhận thức bản thân, nhận thức xã hội, làm chủ bản thân, làm chủ các mối quan hệ và ra quyết định có trách nhiệm. Việc giảng dạy các năng lực cảm xúc – xã hội cho người học có thể được thể hiện một cách rõ ràng, thông qua sự truyền thụ trực tiếp hoặc những “khoảnh khắc giáo dục”

Ghi chú: khoảnh khắc giáo dục là thời điểm mà học tập một chủ đề hoặc ý tưởng nào đó trở nên có thể hoặc được thực hiện một cách dễ dàng; hay nói cách khác, khoảnh khắc giáo dục là thời điểm mà một tình huống nào đó, một sự quan tâm, hứng thú vô tình nào đó chợt nảy sinh, tạo ra những cuộc thảo luận, những hoạt động có thể được tiến hành và có khả năng giải quyết một cách dễ dàng. Có thể nói đây là những khoảnh khắc đến một cách bất ngờ và khó lường trước được trong dạy học.

  • Nguyên tắc 3: Trường học đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục năng lực cảm xúc xã hội bởi lẽ các nhà lãnh đạo và giáo viên chính là các mô hình quan trọng của những năng lực này. Hơn nữa, môi trường học đường là một yếu tố quan trọng thúc đẩy người học học tập, chính điều này lại là yếu tố hỗ trợ việc dạy và học các năng lực cảm xúc xã hội..
  • Nguyên tắc 4: Trẻ em được trang bị các năng lực cảm xúc xã hội, bám chắc vào các giá trị năng lực sẽ có thể làm bộc lộ được nhân cách tốt và trách nhiệm công dân của mình.
  1. Những tác động của giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội

Thông qua giáo dục cảm xúc xã hội, người học sẽ có được những kĩ năng, kiến thức và các điều hướng để làm chủ bản thân và các mối quan hệ một cách hiệu quả cũng như đưa ra các quyết định có trách nhiệm cho hạnh phúc cá nhân và xã hội. Nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ mạnh mẽ giữa SEL và kết quả học tập của người học trong các lĩnh vực hạnh phúc tinh thần, phát triển nhân cách, thành công trường học, thành công trong sự nghiệp và trách nhiệm công dân.

SEL là một phần quan trọng trong quá trình học của người học để chuẩn bị cho việc sống và làm việc ở thế kỉ XXI. SEL được giảng dạy trong chương trình Giáo dục Đặc biệt và Nhập tịch (CCE) trong các trường học. Cùng với các giá trị cốt lõi, SEL tạo thành một bộ phận không thể tách rời của Khung năng lực và kết quả đầu ra của người học vào thế kỉ XXI

  1. Giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội và sự cần thiết trong văn hóa học đường

SEL được dạy và tạo điều kiện trong bối cảnh môi trường học đường an toàn và chu đáo. Một yếu tố trong việc hỗ trợ và chăm sóc môi trường học đường là sự tích cực trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Trường học là môi trường mà ở đó có mối quan hệ tích cực với giáo viên của học sinh, chúng nhận thấy được rằng chúng đều được tôn trọng, hỗ trợ và đánh giá cao bởi những người giáo viên của mình. Nghiên cứu là kết quả rõ ràng về lợi ích của mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh trong kết quả học tập của người học, sự phát triển của năng lực cảm xúc xã hội và năng lực hành vi.

(Thùy Ninh dịch)

Nguồn: https://www.moe.gov.sg/education/programmes/social-and-emotional-learning