Lớp học đang vô cùng hỗn loạn! Thật sự hỗn loạn! Cách duy nhất của bạn để giải quyết vấn đề này là sử dụng chiến thuật dạy học phân hóa. Bạn có thể làm được chứ?

Tôi đoán rằng nhiều giáo viên sẽ nói không hoặc trả lời rằng họ đã thử rồi nhưng nó quá rắc rối, mất nhiều thời gian chuẩn bị, hay không cần thiết. Nhưng bạn biết không? Bạn đang thực hành phương pháp dạy học phân hóa một cách thường xuyên nhưng bạn thậm chí còn không nhận ra! Nhận thức rõ ràng – đây là thành tố quan trọng tạo nên một lớp học áp dụng thành công phương pháp dạy học phân hóa. Bạn không thể tiến bộ trong việc giảng dạy nếu như bạn không biết mình đang ở đâu.

Dạy học phân hóa – và những sai lầm của giáo viên

Bây giờ chúng ta hãy nói về 7 sai lầm thường thấy của dạy học phân hóa và xem bạn có thể mắc phải điều nào trong số chúng.

  1. Mất quá nhiều thời gian để xác định ai cần cái gì.

Khi bạn nghe cụm từ “phân hóa”, bạn có liên tưởng đến những đánh giá chuẩn đoán, đánh giá chính thức, sau đánh giá, đánh giá theo quy chuẩn, điểm chuẩn, đánh giá không quy chuẩn và nhiều khái niệm khác? Tôi hoàn toàn nghĩ như thế. Trong nhiều trường hợp, bạn dành nhiều thời gian để kiểm tra nhận thức của người học hơn là thực sự dạy học sinh!

Dạy học phân hóa không cần phải bao gồm việc kiểm tra. Kể cả một việc đơn giản như vẽ tranh minh họa cho câu chuyện sắp đọc cũng sẽ cho giáo viên biết thêm nhiều thông tin, chẳng hạn như nắm được khả năng của học sinh khi dự đoán câu chuyện.

Điều đó đã che phủ đi vài trò của phương pháp dạy học phân hóa.

Bạn cũng muốn nghĩ đến sở thích của học sinh. Stella thích tuyết bởi vì cô ấy chưa từng thấy nó ngoài đời, đó có thể là nguyên nhân lớn để liên hệ câu chuyện đọc trong tuần với vòng đời của nước trong khoa học, với cách đo lường tiêu chuẩn và truyền thống trong toán học – tất cả đều có điểm chung là màu trắng. Bạn có thể chắc chắn Stella là một người học tích cực.

Ví dụ: Khảo sát sở thích là một cách hiệu quả để xem học sinh có hứng thú với nội dung nào trong bài học. Liên hệ những chủ đề trên lớp với kiến thức nền của học sinh, chắc chắn bạn sẽ có một tiết học thành công.

  1. Học sinh của tôi chỉ cần thành thạo các chuẩn thông thường trong năm học. Đó là thứ mà tôi phải chịu trách nhiệm trước nhà trường.

Điều đó phần nào đúng. Tuy nhiên hãy thử nghĩ theo một cách khác: giữ nguyên nội dung và thay đổi cách thức. Bạn có thích ăn một món ăn ngày này qua ngày khác? Câu trả lời có sẽ chỉ tồn tại khi bạn đang thực hiện chế độ ăn đặc biệt. Nhưng chẳng phải điều đó sẽ làm mất đi niềm vui trong việc ăn uống sao?

Nếu học sinh của bạn đang học chính xác cùng một tài liệu (SGK) theo cùng một cách thức ngày qua ngày (hãy nghĩ đến phong cách giảng dạy của bạn), bạn đang lấy đi niềm vui học tập của chúng, thậm chí bạn không biết bạn đang làm thế. Học sinh có thể vẫn được yêu cầu học nội dung theo các cấp độ, nhưng đơn giản bằng cách thay đổi hình thức học tập, chúng chắc chắn sẽ hào hứng thể hiện bản thân và luôn cố gắng, nỗ lực hơn.

Ví dụ: Các Dự án mở có thể mang lại những hoạt động mới mẻ, đưa đến sự thay đổi cho các hoạt động cho một bài học trước đây.

  1. Đó là việc mà nâng cao độ khó của bài tập đối với học sinh giỏi và thực hiện việc giáo dục đặc biệt đối với học sinh có vấn đề về nhận thức

uhmm, Thực ra cũng không đúng lắm. Trong khi các giáo viên tăng cường luôn thúc đẩy hoặc hỗ trợ học sinh trong thời gian học tập trên lớp để giúp học sinh trong các hoạt động học tập cá nhân thì các chuyên viên sẽ chỉ gặp học sinh một khoảng thời gian trong ngày.

Hơn nữa, những giáo viên đó cũng thường bị quá tải bởi các học sinh ở nhiều lớp khác nhau trải rộng ở các cấp học mà tất cả chúng đều cần kèm thêm cả ngày. Hãy tưởng tượng bạn đang trong một chuyến đi thực tế đến sở thú nơi mà học sinh sẽ phân tán đến các địa điểm khác nhau. Chúng thích thú với các loài động vật khác nhau và có mức độ hiểu biết khác nhau về các loài đó. Học sinh muốn tìm hiểu về đời sống của các loài động vật theo những cách khác nhau (sử dụng các nguồn tài liệu trên Internet, xem các tờ thông tin, hoặc thậm chí chạm vào động vật). Đây là cảm nhận mà một GIS hoặc một giáo viên giáo dục đặc biệt thường có.

Thay vì đặt học sinh vào các nhiệm vụ học tập theo cá nhân trong một chương trình cố định, giáo viên sẽ cho học sinh làm việc nhóm để sáng tạo ra sự độc đáo cho từng cá nhân. Hai bộ não thì tốt hơn một, “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Ví dụ: Dùng tài lẻ của mình để khơi gợi được hứng thú, sự sẵn sàng của học sinh và có thể là năng lực học tập của chúng để cá nhân hóa các bài học đặc thù mà không chỉ vui đối với học sinh, các trợ giảng cũng cảm thấy hứng thú.

  1. Chuẩn bị giáo án cho một giờ dạy học phân hóa mất quá nhiều thời gian.

Sử dụng bút nhớ (hoặc đánh dấu đoạn văn bản nếu bạn soạn giáo án trên máy tính) và tô màu hồng cho tất cả những phần mở rộng nội dung. Nếu bạn thay đổi các hoạt động trong bài học, dùng bút màu xanh dương. Dùng màu vàng khi bạn yêu cầu học sinh có các sản phẩm đa dạng.

Nhớ mua thêm một chiếc bút đánh dấu màu xanh để cho thấy sự đa dạng về hứng thú, năng lực hoặc hồ sơ học tập!

Ví dụ: Khi bạn dạy một bài học nhỏ hoặc những nhóm nhỏ, bạn dùng phương pháp dạy học phân hóa. Thế còn nghe kể chuyện trên băng ghi âm? Bạn cũng dạy như thế. Những nhà thiết kế đồ họa cũng sử dụng khái niệm dạy học phân hóa! Bạn hãy thử kiểm tra lại giáo án mà mình đang giảng dạy và đánh dấu những nội dung cần mở rộng, giải thích, quy trình trình và phát triển sản phẩm. Tôi cá là chúng nhiều hơn bạn nghĩ!

  1. Chuẩn bị sự đánh giá đa chiều và sức thu hút là rất khó đối với học sinh.

Tôi biết nhiều giáo viên đã từng đưa phương pháp dạy học phân hóa lên một cấp độ mới. Họ có ý tưởng phân hóa tập trung vào một số điểm và thay đổi theo tuần. Trong khi tôi vô cùng thích ý tưởng hoàn toàn có thể phân hóa mọi thứ, tôi cũng tự hỏi họ có đủ thời gian để ngủ không? bởi vì chúng ta đều biết rằng để thiết kế được một kế hoạch dạy học phân hóa nghiêm chỉnh thì thực sự rất mất thời gian.

Đấy là chưa kể – học sinh có thể thất vọng nếu chúng bị bắt buộc phải là một trung tâm hoặc giáo viên đưa ra ba lựa chọn, nhưng chúng bắt buộc phải được làm một.

Tôi thích đơn giản nhưng hiệu quả. Nếu có một cách đơn giản hóa việc nhận thức mà vẫn đạt được lợi ích tương tự, tôi sẽ luôn chọn cách đơn giản hơn.

Ví dụ: Một sự đánh giá phân hóa không phải bao giờ cũng liên quan đến rubric phân hóa và rất nhiều khái niệm liên quan khác. Hãy linh hoạt hơn trong việc kiểm tra nhận thức về bài học. Sử dụng những thông tin cơ bản đó để đưa vào các nhóm nhỏ của buổi học sau trên cơ sở ôn lại hoặc mở rộng nội dung bài học.

  1. Dạy học phân hóa chỉ nằm trên giấy – không thực hiện được trong môi trường lớp học.

Nếu bạn có những học sinh ở dưới mức tiêu chuẩn cấp học rất nhiều và những học sinh vượt tiêu chuẩn rất nhiều (đây chính là lớp học điển hình về phân hóa năng lực), và bạn đang dạy học sinh nào cũng như nhau, nhiều học sinh sẽ chán trong khi số khác lại trở nên rất nản. Khi ấy, bạn sẽ có những vấn đề về hành vi.

Theo quan điểm cá nhân, tôi thích những vấn đề về hành vi xuất hiện do học sinh đang thử cách học mới hơn là có những vấn đề hành vi thông thường. Bởi vì, nó chỉ cho tôi thấy lỗ hổng về mặt năng lực dạy học, rằng tôi không nắm chắc phương pháp dạy của mình.

Liệu học sinh có cần được rèn luyện cách để xử lí khác nhau với những dự án mang tính khám phá hơn là chỉ nghe giảng? Đương nhiên. Một điều cần phải có là đa dạng hóa mức độ của bài tập. Một học sinh có thể bị yêu cầu hoàn thành TẤT CẢ các nhiệm vụ có trong tuần, trong khi một học sinh khác chỉ bị yêu cầu làm hai nhiệm vụ. Đó là khác biệt giữa sự công bằng và bình đẳng.

Ví dụ: Hãy chắc chắn là bạn đã dành thời để giải thích sự khác biệt giữa “công bằng” và “bình đẳng” trong lớp học. Một khi học sinh hiểu được mỗi người đều có phong cách học tập và năng lực cá nhân riêng, chúng lại thể hiện sự hứng thú trong việc hợp tác và giúp những học sinh khác hơn là phàn nàn về việc bài tập không giống nhau.

  1. Khi tôi sử dụng phương pháp dạy học phân hóa: Những học sinh tốt hơn thì có khả năng giúp đỡ các bạn học yếu hơn. Điều đó không chỉ tốt cho tôi mà học sinh cũng có lợi.

Đây là điểm vướng mắc của tôi. Tôi đã từng  phản đối vào phương pháp này 100%. Tuy nhiên, sau đó, tôi đọc những nghiên cứu mới và nhận ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi sử dụng chiến thuật này trong lớp học phân hóa của bạn.

Khả năng “dạy” thứ gì đó cho người khác là một món quà. Chúng ta biết điều đó từ chính công việc chúng ta làm. Bạn chỉ thực sự đào sâu nghiên cứu khái niệm khi bạn say mê dạy những nguyên lí đó cho người khác.

Các học sinh học tốt có thể giúp đỡ các học sinh học yếu hơn, nhưng chỉ khi cả hai bên đều đồng ý. Nếu học sinh học tốt cảm thấy em ấy bị kìm hãm do không học được gì mới, sự bực mình là điều hiển nhiên. Đấy là chưa kể: Liệu học sinh học tốt có thể hướng dẫn bạn cùng học được không? Chỉ bởi vì chúng có thể hiểu được vấn đề không có nghĩa chúng là một giáo viên giỏi (hoặc kiên nhẫn).

Nếu học sinh yếu hơn cảm thấy bị đánh giá thấp bởi học sinh khác, có thể sẽ nảy sinh ra các tình huống xã hội ở trong và ngoài lớp học.

Ví dụ: Phân công đôi bạn cùng tiến chỉ khi nào học sinh thoải mái thực hiện và học sinh khác trong nhóm có nhu cầu được giúp đỡ.

Sự phân hóa trong lớp học không nhất thiết phải đánh đố, mất quá nhiều thời gian hoặc gây khó hiểu cho người học. Bạn hãy chú ý những gì đang làm được, thận trọng với những gì đang diễn ra và những thứ có thể bổ sung thêm hoặc nâng cao.

Không biết bạn thế nào nhưng tôi thì luôn muốn thay đổi khẩu vị của mình: có những ngày thích đến McDonald ăn sáng, chọn một đĩa salad cho bữa trưa và đến một nhà hàng ăn bít tết vào bữa tối. Phân hóa là một phần không thể thiếu trong sự chỉ dạy thành công. Học sinh của bạn sẽ vô cùng thích thú khi nghe điều gì sẽ diễn ra tiếp theo.

(Đặng Thanh Hiền dịch)

Nguồn: https://organizedclassroom.com/7-myths-differentiated-instruction/