“Việc tin rằng phẩm chất của mình trong hiện tại chỉ là tạm thời đã tạo nên động lực không ngừng cải thiện bản thân. Nếu bạn chỉ có trí thông minh nhất định, năng lực nhất định và phẩm chất đạo đức nhất định, vậy thì tốt hơn hết nên chứng minh rằng những yếu tố đó đang rất ổn. Không nên nhìn nhận hay cảm thấy thiếu thốn những nhân tố cơ bản này.” Dweck nói: “Tư duy cố định có thể tác động tiêu cực đến mọi mặt của cuộc sống.” “Tôi từng thấy rất nhiều người bị tư duy cố định (fixed mindset) chi phối khả năng đặt mục tiêu trong quá trình học tập, trong sự nghiệp và các mối quan hệ. Những trường hợp đó đều đòi hỏi một sự thừa nhận trí thông minh, phẩm chất hay cá tính của họ. Mọi trường hợp đều bị đánh giá: Tôi sẽ thành công hay thất bại? Trông tôi sẽ thật thông minh hay ngu ngốc? Liệu tôi có được chấp nhận hay bị từ chối? Tôi sẽ cảm thấy mình như người thắng hay kẻ thua?”

Giúp trẻ có tư duy phát triển là một phần của việc giảng dạy

Dưới đây là 25 cách đơn giản giáo viên có thể thực hiện để giúp học sinh hình thành tư duy phát triển tích cực

  1. Chấp nhận và đối mặt với sự không hoàn hảo.

Trốn chạy khỏi những điểm yếu của mình tức là bạn sẽ không bao giờ vượt qua được chúng.

  1. Nhìn nhận thử thách như là cơ hội.

Có tư duy phát triển tích cực tức là có thêm cơ hội tự hoàn thiện mình.

  1. Thử những phương pháp học khác nhau.

Không có mô hình học tập một-cỡ-vừa-tất-cả. Người khác dùng được, chưa chắc bạn đã dùng được.

  1. Học hỏi những nghiên cứu về tính linh hoạt của bộ não.

Bộ não không bất động; suy nghĩ cũng không nên đứng yên.

  1. Thay từ “thất bại” bằng từ “học”.

Khi bạn mắc lỗi hoặc bị bỏ dở một mục tiêu, bạn không thất bại; bạn đang học.

Xem thêm: Helping Students Fail: A Framework

  1. Ngừng tìm kiếm sự chấp thuận.

Khi bạn đặt sự chấp thuận lên trên việc học, bạn đã hi sinh tiềm năng phát triển của chính mình.

  1. Đánh giá quá trình hơn là kết quả cuối cùng.

Những người thông minh thích quá trình học và không bận tâm nếu nó tiếp tục đi quá giới hạn thời gian đã định.

  1. Nâng cao ý thức về mục đích.

Nghiên cứu của Dweck cũng chỉ ra rằng học sinh có tư duy phát triển sẽ có ý thức về mục đích hơn. Đấy là tầm nhìn chiến lược.

  1. Tôn vinh sự tiến bộ của mình cùng người khác

Nếu bạn thực sự trân trọng sự tiến bộ, bạn sẽ muốn chia sẻ quá trình đó với người khác.

  1. Đề cao sự tiến bộ hơn tốc độ.

Học nhanh không đồng nghĩa với học tốt, học tốt đôi khi cần thời gian nhất định cho những sai lầm.

  1. Trao thưởng cho hành động chứ không phải cho những dấu hiệu.

Khen học sinh vì chúng làm một việc theo cách rất thông minh, chứ không chỉ là sự thông minh của chúng.

  1. Định nghĩa lại “thiên tài”.

Sai lầm đã được chỉ ra: thiên tài đòi hỏi làm việc cật lực, tài năng thôi không đủ.

Xem thêm: 6 Principles Of Genius Hour In The Classroom

  1. Nhìn nhận sự phê bình một cách tích cực.

Bạn không nhất thiết phải sử dụng khái niệm “phê bình mang tính xây dựng” nhàm chán đó nhưng bạn phải tin vào nó.

  1. Rút ra được những điểm tiến bộ từ thất bại.

Ngừng cho rằng “những thứ có thể cải thiện” sẽ chuyển thành thất bại.

  1. Thường xuyên tạo cơ hội cho sự phản biện.

Để học sinh phản biện trong quá trình học ít nhất một lần một ngày.

  1. Đặt động lực ở trước tài năng.

Chúng ta nên luôn luôn khen thưởng sự chăm chỉ làm việc trước rồi mới đến kĩ năng vốn có.

  1. Nhấn mạnh mối quan hệ giữa học tập và “rèn luyện bộ não”.

Bộ não giống như cơ bắp, cần phải làm việc, tương tự cơ thể vậy.

  1. Trau dồi tính kiên trì.

Học sinh với khái niệm bổ sung đó sẽ có thêm khả năng tìm kiếm sự tự hài lòng của bản thân hơn là từ người khác.

  1. Bỏ qua những hình tượng.

“Thông minh tự nhiên” nghe có vẻ đáng tin ngang với “sự phát sinh tự nhiên.” Bạn sẽ không đạt đến hình tượng mong muốn nếu bạn không sẵn sàng làm việc.

  1. Sử dụng từ “xong”.

Dweck nói “chưa xong” trở thành một trong những từ yêu thích của bà. Mỗi khi bạn thấy học sinh vật lộn với một bài tập, hãy nói rằng chúng chưa giải quyết xong.

  1. Học hỏi từ sai lầm của người khác.

Không phải lúc nào cũng khôn ngoan khi so sánh bản thân với người khác nhưng điều quan trọng là bạn nhận thức được con người có chung những nhược điểm.

  1. Đặt mục tiêu mới cho tất cả những mục tiêu đã hoàn thành.

Bạn sẽ không bao giờ học xong. Chỉ bởi vì bài kiểm tra giữa kì đã xong không có nghĩa là bạn nên ngừng yêu thích môn học đó. Những người có tư duy phát triển tích cực biết cách làm thế nào luôn tạo ra mục tiêu mới để giữ cho bản thân hào hứng.

  1. Mạo hiểm ở công ty của người khác.

Đừng có lúc nào cũng bảo vệ mặt mũi. Hãy để bản thân ngốc nghếch. Điều này sẽ khiến sự mạo hiểm trong tương lai trở nên dễ dàng hơn.

  1. Suy nghĩ thực tế về thời gian và sự nỗ lực.

Việc học mất thời gian. Đừng hi vọng giải quyết được tất cả các vấn đề chỉ trong một lần.

  1. Làm chủ thái độ.

Một khi bạn nâng cao tư duy phát triển tích cực, hãy làm chủ nó. Hiểu về bản thân như là một người sở hữu trí tuệ phát triển tích cực và tự hào để nó dẫn dắt trong sự nghiệp giáo dục.

(Đặng Thanh Hiền dịch)

Nguồn: http://www.teachthought.com/learning/25-simple-ways-develop-growth-mindset/