Quá trình triển khai mô hình dạy học phát triển năng lực trong hệ thống giáo dục phổ thông vẫn còn là điều khá mới mẻ và nhiều thử thách. Dường như chúng ta đang tiếp cận nó bằng kinh nghiệm và niềm tin chủ quan hơn là những nghiên cứu kĩ lưỡng về thực tiễn giáo dục. Chính vì thế, việc đặt ra và giải quyết các vấn đề đã và sẽ phát sinh khi triển khai mô hình dạy học phát triển năng lực sẽ giúp mỗi giáo viên, nhà trường và những người làm chính sách cùng suy ngẫm, tìm tòi, thử thách để có những chiến lược triển khai hiệu quả trên thực tế.
Dưới đây là 4 vấn đề lớn và những câu hỏi được đặt ra khi triển khai mô hình dạy học phát triển năng lực:
- Sự công bằng
– Làm thế nào để chúng ta có thể thúc đẩy được sự công bằng trong dạy học phát triển năng lực và cá nhân hóa việc học tập của học sinh?
– Làm thế nào để mô hình dạy học phát triển năng lực và các trường học có thể làm cho các mục tiêu đầu ra trở nên rõ ràng và chịu trách nhiệm trong việc xác định các vấn đề liên quan đến sự công bằng?
– Những gì chúng ta có thể làm để cải thiện sự công bằng trong dạy học phát triển năng lực? Những yếu tố cần có trong một cấu trúc dạy học phát triển năng lực? Những yếu tố có thể được thể hiện trong từng lớp học?
– Làm thế nào để chúng ta có thể hợp tác để đảm bảo dạy học phát triển năng lực có thể phát huy tối đa những thế mạnh của nó và mang lại lợi ích cho tất cả học sinh?
- Chất lượng
– Những yếu tố chung trong cấu trúc của một trường học theo mô hình dạy học phát triển năng lực?
– Nhưng đặc trưng mà chúng ta kì vọng về một hệ thống dạy học phát triển năng lực chất lượng?
– Những phương pháp mà chúng ta đã và đang sử dụng để nâng cao chất lượng của hệ thống dạy học phát triển năng lực?
- Đáp ứng nhu cầu của cá nhân học sinh
– Làm thế nào để chúng ta biết được năng lực và trình độ hiện tại của học sinh về khía cạnh học thuật và các kĩ năng học tập suốt đời?
– Khi biết được điều đó, chúng ta sẽ làm gì?
– Chiến thuật nào có thể giúp chúng ta khắc phục những hạn chế để xác định được nhu cầu và thế mạnh của từng cá nhân học sinh?
- Chính sách
– Những vấn đề mà người làm chính sách cần phải tư duy trong dài hạn cho việc chuyển đổi sang mô hình lấy người học làm trung tâm?
– Những điểm thách thức trong dài hạn để có thể tạo dựng các chính sách và thiết chế cần thiết để hỗ trợ việc cá nhân hóa học sinh và dạy học phát triển năng lực?
– Những vấn đề mà chính sách có thể giải quyết để tạo nên những sự bền vững, minh bạch của hệ thống dạy học phát triển năng lực để hỗ trợ học sinh thành công trong dài hạn?
Việc suy ngẫm và tìm ra câu trả lời thấu đáo cho các câu hỏi này sẽ là một quá trình dài. Từ đó, nó thúc đẩy các trường học và những người làm công tác quản lý giáo dục liên tục có sự cải thiện trong quá trình triển khai mô hình dạy học phát triển năng lực.
Theo Competency works
https://thuviengiangday.com dịch