” Thằng bé bị động kinh” là biệt danh cậu bé được đặt – và tất nhiên đó không phải là một tên gọi mà cậu mong muốn. Có lần, khi chờ xe buýt, cậu bé ngã gục trong cơn co giật và mặc cậu bé nằm sõng soài đầy bụi bặm trên đất thì những tên bắt nạn còn đá cậu cho tới khi một người tốt bụng nhìn thấy và can thiệp. Giáo viên của cậu thì cũng chẳng tốt hơn là mấy. Hầu hết họ đều thờ ơ, không quan tâm. Năm học cấp ba, cậu bé đã bỏ học ở ngay tuần đầu tiên ở năm cuối cấp.
Đó là em trai của tôi, người đã mắc căn bệnh động kinh từ lúc bốn đến lúc mười hai tuổi. Trong suốt những năm học của mình, em thường xuyên vắng mặt, thường xuyên gặp rắc rối và thường xuyên đến phòng thầy hiệu trưởng. Em không ngừng bị bắt nạt, và, như bạn có thể thấy, đó là chính là việc “bị không thích” ở trường học. Khi lên 12 tuổi, em đã làm một cuộc phẫu thuật não và điều này đã ngăn những cơn động kinh tái diễn. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm thì em ấy mới bắt kịp được cảm xúc, giao tiếp xã hội, và học tập.
Trong những năm ấy, những việc mà em trai tôi gặp phải ở trường học đã có tác động lớn đến tôi khi trở thành một nhà giáo dục. Tôi hiểu tại sao tim tôi lại đập nhanh, tay vã mồ hôi và cổ họng nghẹn cứng khi tôi nhìn thấy những đứa trẻ – đặc biệt là các bé trai – những em bị cho là gán ghép với cụm “trường hợp cá biệt”. Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi chẳng có thể làm gì để bảo vệ em trai khỏi sự thô lỗ của những người khác. Nhưng giờ đây thì khác. Tôi đã làm việc trong môi trường trường học được 20 năm, khi suy ngẫm lại những ngày tháng này, tôi nhận thấy có sự liên quan giữa những vấn đề của em trai tôi và nhiệm vụ của tôi là tạo ra những lớp học và môi trường trường học, nơi mà mọi trẻ em đều cảm thấy an toàn, giá trị và được thấu hiểu.
Bạn muốn tìm hiểu về học sinh nào trong năm nay?
Tôi chia sẻ điều này với bạn vì điều này có liên quan đến mục tiêu và cũng là hy vọng của tôi trong năm học này. Nếu trong lớp học của bạn có học sinh nào đó giống với em trai tôi – một học sinh đang chật vật, một kẻ bị ruồng bỏ, lập dị hay khác biệt về thể chất, cảm xúc và xã hội – bạn có thể vươn tới và thấu cảm với chúng ở phía bên kia lớp học. Tôi hy vọng bạn sẽ tìm ra đó là học sinh nào và em ấy thích gì và làm thế nào bạn có thể giúp cho cuộc sống hàng ngày của em ấy trở nên dễ dàng hơn. Tôi mong muốn bạn sẽ nhận ra nỗi sợ của chính bạn, nỗi sợ vô danh hoặc sợ ” khác biệt” hoặc sợ những hạn chế của việc giúp đỡ. Và tôi thực sự mong bạn sẽ tiếp cận được những học sinh đó.
Tất cả chúng ta đều có những học sinh này, những học sinh khác biệt, trong lớp chúng ta dạy. Đôi khi bạn có thể thấy rõ ràng đó là ai (chẳng hạn như đứa trẻ có cơn động kinh lớn trên sân chơi) – và đôi khi chúng ta thậm chí không biết được đó là ai vì không có dấu hiệu để nhận biết.
Đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem đó là những học sinh nào – những em mà chúng ta thấy cơ bản là khác so với chúng ta, những người mà khó thể dành chỗ trong các mối quan tâm của chúng ta. Trong một số trường hợp, thì các em này có thể là người dân tộc hoặc có sắc tộc cụ thể; có thể là học sinh mới nhập cư những người nói ngôn ngữ khác ngôn ngữ địa phương, hoặc những em chuyển giới, vô gia cư hoặc những em trai cực hiếu động. Đáp ứng nhu cầu của học sinh bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện khó khăn về những thành kiến của chúng ta.
Cách duy nhất để phá vỡ những thành kiến đó là lấp đầy bộ não bằng càng nhiều thông tin về những người mà chúng ta cảm thấy khác biệt. Khi chúng ta hiểu hơn về những con người này – về sự khó khăn, phức tạp và sự kiên trì bền bỉ thì những khuôn mẫu, những thiên kiến mà chúng ta ấn định cho họ sẽ bị phá vỡ. Chúng tôi sẽ tìm hiểu về những “cậu bé thiếu kiểm soát không thể ngồi yên một chỗ hoặc hành vi vụng về” cũng là những người yêu động vật và quyên góp tiền để cho động vật vô gia cư có chỗ trú ẩn và đọc bất cứ tài liệu gì để chăm sóc cho chó con. Năm nay, hãy thành thật với chính bạn, tìm một học sinh (hoặc một nhóm học sinh) mà bạn đã cho rằng chúng Khác biệt và sau đó tìm cách trò chuyện với chúng. Hãy tự tạo động lực để kết nối, lắng nghe và xem đó là học sinh nào. Đáp ứng mọi nhu cầu của học sinh bằng việc tìm hiểu xem học sinh đó là ai.
Tôi cũng khuyến khích bạn suy ngẫm về những con người cùng tham gia vào công việc giảng dạy với bạn: Những học sinh mà bạn đang nỗ lực hết mình để hỗ trợ là những học sinh nào? Những học sinh bạn sẽ dành thời gian để đồng cảm là những ai? Tạo cam kết với bản thân có thể tạo rất nhiều động lực cho chúng ta và giữ kết nối với các giá trị cốt lõi, cũng như giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách của sự khác biệt.
Lời kết cho câu chuyện của em trai tôi
Em trai tôi cuối cùng đã lần lượt hoàn thành các chương trình tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học, và trở thành một trợ lý của một bác sĩ. Em trai tôi đã rất thành công trong thời thơ ấu đau thương – một thành công mà mẹ tôi là người ghi nhận, một bà mẹ có tình thương yêu vô tận. Có thể tất cả trẻ được nuôi dưỡng bởi những người mẹ như vậy; và cũng có thể tất cả học sinh được dạy bởi những giáo viên dạy học bằng cả trái tim.
Xem thêm: 13 hoạt động hiệu quả để phát triển năng lực xã hội cảm xúc
Lê Hải Thanh dịch