“Hạnh phúc không chỉ dựa vào những gì chúng ta làm, mà còn là cảm giác mà chúng ta cảm thấy”, Jo Steer

Có rất nhiều bài viết, bài nói, những website chia sẻ kinh nghiệm về việc làm thế nào để trở thành một giáo viên giỏi, thậm chí là xuất sắc.

Nhưng có rất ít bài viết nói về việc làm thế nào để trở thành một giáo viên hạnh phúc?

Rõ ràng rằng, công việc giảng dạy ngày nay, nếu bạn làm theo những lời khuyên của các chuyên gia giáo dục hay của các hiệu trưởng, bạn có thể trở thành một “giáo viên xuất sắc” nhưng dường như bạn làm công việc đó mà không có niềm vui và hạnh phúc, đó chỉ là những áp lực, đau khổ và sự chịu đựng.

Nguyên nhân của điều đó là do, chúng ta – và các trường học đã bỏ qua một nguyên tắc cực kì quan trọng rằng, thành công của công việc dạy học không chỉ là làm tốt những công việc mà chúng ta đang làm, mà còn là cách chúng ta cảm nhận về công việc đó.

Các trường học cần có sự giúp đỡ giáo viên về phương diện này, nhưng ở góc độ mỗi một cá nhân, chúng ta cũng có thể tự làm một số việc sau:

  1. Tính quyết đoán

Học cách nói “không” có thể là điều cực kỳ khó khăn, đặc biệt là nếu bạn là một người chăm chỉ với xu hướng thích làm hài lòng mọi người. Nhưng nếu bạn nói đồng ý với mọi thứ, bạn sẽ bị mọi thứ cuốn đi.

Nếu bạn đang gặp khó khăn để có thể nói “không”, hãy dành một chút thời gian để cân nhắc và so sánh giữa một bên là sự “mất lòng” ngay lập tức nhưng ngắn hạn, với một bên là những áp lực dài hạn, tồn tại dai dẳng, thậm chí làm người khác còn thất vọng nhiều hơn.

Nghiêm túc mà nói, bạn sẽ cảm thấy thế nào sau khi lựa chọn, làm việc đến tối chủ nhật? Nhiệt tình, hạnh phúc hay sự chịu đựng?

Và đừng sợ đàm phán. Nếu tôi đồng ý với điều này, những công việc khác có thể sẽ phải trì hoãn lại? Và công việc sẽ chồng chất, điều đó cũng có nghĩa là tôi sẽ không hoàn thành tất cả mọi công việc.

  1. Luôn có kế hoạch

Làm việc có kế hoạch khiến bạn luôn chủ động trong mọi tình huống. Nó giúp bạn sắp xếp và tổ chức các công việc theo một trình tự, đảm bảo các công việc được hoàn thành với kết quả tốt nhất mà không khiến bạn lâm vào tình trạng quá tải, kiệt sức.

Nó cũng giúp bạn bình tĩnh và chủ động khi phải đối mặt với mọi sự thay đổi mà không cáu giận, bi quan hay thất vọng.

Khi bạn là một người làm việc có kế hoạch, cả sếp của bạn, các đồng nghiệp và học sinh sẽ là những người bị ảnh hưởng. Chúng ta sẽ xây dựng được một môi trường lành mạnh nơi đó, các bên hiểu rõ những kì vọng về nhau và có thể hoàn thành tốt các công việc của mình.

  1. Dành một chút thời gian để không làm gì cả

Với khối lượng công việc khổng lồ và luôn thay đổi, nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy như chúng ta liên tục bị kéo theo các hướng khác nhau.

Nếu tình trạng đó liên tục lặp lại trong một thời gian dài, thì có nghĩa là bạn đang ở tình trạng rất không ổn.

Hãy dành nhiều thời gian hơn để sống trong thời điểm hiện tại, bằng hơi thở, cơ thể hoặc các giác quan của bạn; khi sự chú ý của bạn trôi đi, hãy mang nó trở lại. Hãy thực hành chánh niệm và thiện định, biến nó thành thói quen hàng ngày sẽ khiến bạn ít bị tổn thương trước những căng thẳng của việc dạy học. Thêm vào đó, nó sẽ giúp bạn thực sự chú ý đến những điều tốt đẹp của bản thân mình và những người xung quanh.

  1. Cười

Điều cuối cùng – khá đơn giản nhưng cũng không dễ thực hiện: làm việc để giữ sự hài hước của bạn, bằng mọi các. Bởi vì cuộc sống sẽ tốt hơn khi bạn nở nụ cười.

Jo Steer

Giáo Viên Hạnh Phúc dịch