Đưa ra nhận xét phản hồi cho người học là một công việc không hề đơn giản. Một khi nó được sử dụng hợp lí, nó có thể trở thành một trong những chiến lược hiệu quả nhất để cải thiện kết quả học tập của học sinh. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu nó được đưa ra và sử dụng không phù hợp, sẽ dẫn đến “lợi bất cập hại”.
Đôi khi giáo viên và học sinh đang bị lừa dối/ dẫn dắt bởi những điều không thực tế. Hãy biến mọi phản hồi trở nên cụ thể và chi tiết hơn. Khi giáo viên phê vào trong bài làm của học trò một từ “TỐT” “KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU”, các thầy, cô thường giả định rằng học sinh sẽ hiểu điều đó có nghĩa là gì và tại sao thầy/cô mình lại phê như vậy. Nhưng sự thật lại ngược lại hoàn toàn. Điều đó đồng nghĩa với việc công sức đọc bài, đưa phản hồi của giáo viên bị lãng phí vì nó hoàn toàn không có tác dụng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.
Tất cả giáo viên chúng ta luôn muốn những nhận xét, phản hồi của mình có tác dụng động viên, khuyến khích, nhưng với học trò, nó có thể lại được hiểu lầm giống như một sự phán xét hoặc chỉ trích. Dưới đây là cách làm thế nào để những phản hồi của giáo viên luôn thu được hiệu ứng tích cực:

1. Đừng đổ công sức học sinh xuống biển
Khi một học sinh gặp cố tình nhấn mạnh vào những khó khăn, hay lặp đi lặp lại một thử thách nào đó (đôi lúc khiến cho giáo viên phát cáu giận). Điều đó là bình thường và hết sức tự nhiên. Học sinh làm như vậy vì chúng muốn nhận được lời khen/ sự tuyên dương khi chúng đạt được một thành tựu nào đó trong học tập. Vấn đề đơn giản chỉ có vậy. Nhưng điều này có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực hơn là tác động tốt. Nếu chúng không nhận được cảm giác “tán thưởng” sẽ dẫn đến cảm giác không thoải mái học sinh sẽ chán nản và thất vọng ngay từ đầu. Nếu giáo viên đưa ra quá nhiều lời khen sẽ khiến học sinh nhận thấy rằng, thầy/cô quá “dễ dãi” không có sự kì vọng cao đối với người học. Từ đó làm giảm động lực của học sinh.

2. Hãy sửa lỗi sai một cách kín đáo
Tuổi teen luôn quan tâm đến những gì mà bạn bè cùng trang lứa nghĩ về mình. Những nhận xét mang tính xây dựng của thầy cô (ngay cả khi nó được tiến hành một cách có kế hoạch cẩn thận) có thể bị xem như là sự phê phán trước trước đám đông. Nó có thể dẫn đến nỗi sợ thất bại và không muốn khẳng định mình trước đám đông.
Một cách để vượt qua những khó khăn này, theo tác giả Doug Lemov đó gọi là “sự sửa sai một cách kín đáo”. Điều này giới hạn sự tập trung của đám đông đối với một cá nhân, làm giảm đi những phản hồi tiêu cực trong khi những thông điệp vẫn được giáo viên thể hiện một cách rõ ràng. Điều này giống như các kĩ thuật mà Doug Lemov gọi là “lời nhắc nhở thì thầm” – những phản hồi mang tính chọn lọc được đưa ra trước đám đông, nhưng độ cao và âm lượng chỉ đủ để cá nhân học sinh đó nghe thấy mà thôi.

3. Không so sánh
Sẽ tốt hơn để tập trung các phản hồi hướng đến sự phát triển và tiến bộ của cá nhân học sinh hơn là đem chúng ra so sánh với các bạn cùng lớp (hoặc bất cứ ai khác, cho bất cứ nội dung/hình thức nào). Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các so sánh một cách quá tích cực đối với những người khác có thể dẫn đến các hành vi “kiêu ngạo” đối với học sinh tốt. Kiểu so sánh này có thể làm giảm động lực và kết quả học tập cũng như làm giảm đi sự tự tin, khả năng kiểm soát cảm xúc, thành tích học tập và gia tăng sự giận dữ đối với học sinh kém hơn.

4. Luôn chi tiết và cụ thể
Khi các giáo viên nói những câu nhận xét như “Tốt”, giáo viên thường mặc định rằng học sinh sẽ biết chính xác thế nào là “tốt”. Dường như không phải lúc nào cũng là như vậy – nhất là khi đối tượng làm việc của giáo viên là các em học sinh phổ thông – bộ não đang trong quá trình phát triển của các em sẽ cảm thấy kho khăn khi phải hiểu “cách nghĩ” của người khác qua một quá trình tư duy phức tạp. Giáo viên càng đưa ra những nhận xét chi tiết và cụ thể sẽ càng đạt hiệu quả cao và có thể xóa đi sự mơ hồ đối với học sinh. Thay vì nói “con làm tốt” hãy nói “Cách con làm… thực sự rất tốt” “cách con đưa ra quan điểm cá nhân rất tốt”…

5. Tập trung vào quá trình làm việc chứ không phải năng lực bẩm sinh
Động viên sự cố gắng nỗ lực hơn là thông minh sẵn có sẽ thúc đẩy, tạo động lực bên trong và đưa đến cho học sinh phương pháp để tiếp tục phát triển ở các giai đoạn sau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các hình thức khen thưởng mà trẻ nhận được sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng đối với chính bản thân chúng. Trong nghiên cứu này, 86% trẻ em được khen vì những năng lực bẩm sinh yêu cầu có thêm thông tin chỉ để so sánh với các bạn khác mà không hướng đến mục đích tìm kiếm phương pháp/cách thức để cải thiện và làm tốt hơn.

6. Kết hợp các câu hỏi mở và câu hỏi đóng
Có một vấn đề đối với những câu hỏi đóng khi bạn hỏi học sinh – “Con có cảm thấy căng thẳng trước kì thi?” nếu câu trả lời của học sinh là “KHÔNG” thì có nghĩa rằng đoạn hội thoại sẽ chỉ dừng lại ở đó. Bạn có thể biết được rằng học sinh đó căng thẳng hoặc không căng thẳng, nhưng bạn không thể biết được cảm xúc chính xác của học trò (buồn, tức giận, bị làm phiền, mệt mỏi,…). Một câu hỏi mở – “Con cảm thấy như thế nào về bài kiểm tra sáng nay?” – sẽ khuyến khích học sinh chia sẻ những tâm sự của chúng và đem đến cho giáo viên cơ hội làm chủ tình huống và biết được nhiều thông tin hơn về người học.
Nhưng bạn cũng nên kết hợp sử dụng cả các câu hỏi mở và câu hỏi đóng trong nhận xét/phản hồi của mình tùy theo từng tính huống. Các câu hỏi đóng thường có tác dụng trong việc hướng đến các thông tin quan trọng và duy trì cuộc đối thoại được tập trung.

7. Kết thúc với những công việc cụ thể phải làm
Đây là một trong những điểm quan trọng nhất để làm nên một người giáo viên xuất sắc. Bất kì nhận xét, phản hồi mà không dẫn đến sự thay đổi về hành vi của học sinh điều đó được coi như sự thừa thãi và rườm rà. Bạn muốn học sinh phải thay đổi điều gì? Bạn muốn học sinh sẽ làm tốt hơn ở những điểm nào? Bạn giải thích nó thật chi tiết và cụ thể kèm theo những công việc phải làm để học sinh của bạn có thể đạt được những gì mà bạn kì vọng.

Nguyễn Văn Vương – TGD dịch

Nguồn: edutopia.com