Chắc chắn các bạn sẽ thắc mắc về tiêu đề của bài viết này, tại sao lại gọi là “Lời nguyền kiến thức”? Đầu tiên, tôi cần phải khẳng định ngay với bạn rằng kiến thức thực sự là một lời nguyền. Một lời nguyền mà bà phù thủy cay độc đã thốt ra, để chúng ta – những giáo viên – người biết được rất rõ về lời nguyền đó nhưng chỉ còn một con đường duy nhất là chấp nhận, chờ đón và sống chung với nó.
Kiến thức tự bản thân nó không phải là xấu, nhưng nó gây ra những hiểu lầm tai hại, khi giáo viên coi nó là cái đích duy nhất và cuối cùng. Trong mối quan hệ đó, người giáo viên như đã quên đi sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm, khả năng vượt qua khó khăn mà chính bản thân họ đã phải vật lộn để có được. Để rồi khi có được nó, họ lại dùng nó như một thứ quyền năng chi phối người học. Vì lẽ đó, kiến thức được gọi là “Lời nguyền”.

Kiến thức được ví như một lời nguyền

Trong bài này, chúng tôi sẽ xác định cách mà “Lời nguyền của kiến thức” ảnh hưởng đến các nhà giáo dục. Sau đó chúng tôi sẽ đưa ra 7 cách để giảm bớt quyền năng – hóa giải lời nguyền. Mục tiêu cuối cùng là để cải thiện chất lượng của việc giảng dạy.
Lời nguyền của Kiến thức được đề cập đến trong rất nhiều các bài viết. Tất cả các tài liệu đều miêu tả nó như những hiện tượng giống nhau – Đó là việc chúng ta chỉ chú ý đến “nội dung kiến thức” làm chúng ta không quan tâm đến quá trình lâu dài của việc tiếp thu nó. Lời nguyền này tác động đến tất cả các giáo viên ở hai khía cạnh chính:
– Giáo viên không nhớ kiến thức là gì, dẫn đến chúng ta không biết đang cố gắng dạy điều gì.
– Chúng ta không thể hồi tưởng lại quá trình lâu dài và khó khăn khi bắt đầu lĩnh hội nội dung kiến thức mới.

Kiến thức là thứ mà người giáo viên không dám từ bỏ khi giảng dạy

Có 7 cách để làm cho việc học dễ dàng hơn đối với học sinh của bạn.
1. CẢM XÚC
Barbara Fredrickson, một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực tâm lí học tích cực, đã nghiên cứu những ảnh hưởng của cảm xúc tích cực đối với khả năng nhận thức, mong muốn, sự tập trung, khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Trong những lí thuyết Fredrickson đề ra, có thể thấy rằng nhưng kích thích cảm xúc, sự vui vẻ, hài hước trước khi bắt đầu một nội dung kiến thức sẽ dẫn đến khả năng ghi nhớ tốt hơn. Một trò đùa nhanh hoặc một bộ phim hài hước có thể được sử dụng như một biện pháp kích thích cảm xúc tích tích cực. Vì vậy, việc học sẽ dễ dàng hơn và “Lời nguyền của Kiến thức” sẽ không còn đè nặng với bạn và các học sinh của bạn.
2. NHỮNG BÀI HỌC ĐA GIÁC QUAN
Mặc dù Howard Gardner cho rằng mỗi chúng ta có một phương thức học tập riêng, nhưng nghiên cứu mới nhấn mạnh rằng những bài học hiệu quả không chỉ cần có một giác quan là đủ (chỉ vận động, chỉ thính giác…) mà cần nhiều giác quan. Trải nghiệm nhiều giác quan giúp kích hoạt và kích thích nhiều vùng não hơn, dẫn tới việc ghi nhớ tốt hơn. Vì vậy, sử dụng cách tiếp cận nhiều giác quan trong những bài học của bạn sẽ làm cho việc “lĩnh hội kiến thức” trở nên dễ dàng hơn.
3. KHOẢNG CÁCH
Học tập theo kiểu nhồi nhét là sản phẩm của nền giáo dục trong quá khứ và không còn phù hợp nữa. Mặc dù học tập theo kiểu nhồi nhét cho ta (giáo viên, học sinh và thậm chí cả phụ huynh nữa) cảm giác như đang học một cách hiệu quả, nhưng đó thực sự chỉ là kiến thức hời hợt và nhanh chóng bị lãng quên. Phương án tối ưu để giải lời nguyền này là: hãy làm ngược lại bằng việc phân bố lại quá trình học tập.
Chia nhỏ các nội dung và yêu cầu não của bạn để nhớ lại các khái niệm đã học trước đó trong khoảng cách thời gian cách đều nhau (giờ, ngày, tuần, hoặc tháng) sẽ làm cho khái niệm khó và các kết quả lưu giữ sâu hơn với các kết nối thần kinh vững chắc. Vì vậy, nội dung dạy học của bạn nên giống như một chu kì thường xuyên, được ôn lại sẽ làm cho việc học của học sinh trở nên dễ dàng hơn và giúp giảm bớt áp lực từ “lời nguyền”.
4. KỂ CHUYỆN
Mọi người đều yêu thích những câu chuyện bởi quá khứ tổ tiên được lưu truyền đầy đủ qua các câu chuyện. Các câu chuyện có lợi thế để truyền tải thông tin. Chúng dựa trên sự thỏa mãn bẩm sinh của não bộ. Nó được coi là công cụ dạy học hiệu quả. Người học thích các câu chuyện bởi vì chúng được nhập tâm vào câu chuyện, xem xét các hành động và hành vi của nhân vật khi được đặt trong tình huống được mô tả. Đây là cách não bộ tạo nên các kết nối, và nếu học sinh lắng nghe một chuyện xen kẽ với nội dung, chúng sẽ có nhiều khả năng để kết nối các ý tưởng. Vì vậy, kết nối với nội dung bài học qua dạng thức một câu chuyện sẽ giúp giảm bớt những căng thẳng liên quan đến “lời nguyền kiến thức”.
5. PHÉP LOẠI SUY VÀ VÍ DỤ
Phép loại suy là một so sánh giữa những điều khác biệt bị chi phối bởi các nguyên lí cơ bản giống nhau. Phép loại suy so sánh hai điều không giống nhau bằng việc điều tra một quá trình giống nhau của đối tượng bị so sánh. Nói cách khác, một phép loại suy sẽ nêu bật những kết nối, và hình thành các kết nối là cốt lõi trong quá trình học tập.
Trong khi đó, một phép loại suy so sánh các quá trình giống nhau mà kết quả trong các sản phẩm khác nhau, hay các quá trình khác nhau mà kết quả trong các sản phẩm giống nhau. Sử dụng phong phú các ví vụ buộc não phải quét qua những kiến thức chưa được sử dụng, tạo nên các kết nối mong muốn khi nó quét qua. Vì vậy, việc học sẽ dễ dàng hơn khi phép loại suy và các ví dụ được sử dụng.
6. MỚI LẠ
Các thách thức mới sẽ kích thích hệ thống “vượt khó khăn – được tôn vinh” trong não bộ của chúng ta. Các hoạt động mới thú vị bởi nó làm chúng ta cảm giác tài năng khi thành công. Một vài điều mà lạ thường thì sẽ thú vị và một vài điều thú vị làm việc học trở nên dễ dàng hơn bởi người học thực sự quan tâm đến nó. Vì vậy, nhấn mạnh vào những khía cạnh mới và thú vị của nội dung có thể tiếp cận hệ thống “nỗ lực vượt khó – được khen thưởng” và thúc đẩy việc học tập.
7. DẠY DỮ KIỆN – KHÔNG NHỒI NHÉT QUAN ĐIỂM
Các dữ kiện là chất liệu để tổng hợp các ý tưởng mới. Nói cách khác, bạn không thể tạo ra ý tưởng mới mà không có những ý tưởng cũ. Việc đem lại một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh (bao gồm các các dữ kiện và cách đánh giá) và coi đó là phương tiện duy nhất để giáo dục học sinh là một sai lầm của các giáo viên, vì điều đó không khuyến khích người học. Hãy để vốn tri thức, kinh nghiệm cá nhân của người học đóng vai trò như mỏ neo cho các kích thích mới đến. Khi nhận xét về năng lực loại suy và ví dụ để tạo điều kiện cho các kết nối, điều quan trọng phải nhớ là các kết nối cần phải được thực hiện khi đã có kiến thức nền tảng. Vì vậy, cung cấp cho học sinh của bạn những kiến thức nền tảng (các dữ kiện) là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành các kết nối và có thể làm cho việc học của chúng dễ dàng hơn.
Làm cho việc học dễ dàng hơn
Lời nguyền của kiến thức đặt tất cả học sinh của chúng ta vào thế bất lợi. Là nhà giáo dục, chúng ta không thể chỉ nhớ lại những nỗ lực trong giảng dạy. Chúng ta cần hành động. Bằng việc kết hợp các dữ liệu, làm nổi bật tính mới, tự do sử dụng các ví dụ và loại suy, thay đổi nội dung dạy học, kể những câu chuyện liên quan đến nội dung, tạo ra những bài học đa giác quan, và khai thác sức mạnh của cảm xúc, chúng ta có thể làm cho việc học thực sự trở thành cuộc hành trình đầy niềm vui của học sinh.
– Nguyễn Văn Vương & Nguyễn Hữu Long dịch –
(Nguồn: https://www.edutopia.org/…/the-curse-of-knowledge-chris-red…)