Rối loạn lo âu tổng quát ảnh hưởng đến 6,8 triệu người lớn (khoảng 3,1% dân số Hoa Kỳ). Đối với nhiều người lo lắng bắt đầu từ thời thơ ấu. Có nhiều khả năng hàng ngày con của bạn đang gặp khó khăn trong lớp học. Sự lo lắng có thể không chỉ đơn giản là “lo lắng”. Sự lo lắng, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả học tập một cách sâu sắc. Một bộ não đang lo âu và căng thẳng không thể tiếp nhận thông tin mới hoặc thậm chí lấy lại những thông tin đã học trước đó.
Không phải những đứa trẻ thích sự lo lắng hay căng thẳng mà do hệ thống thần kinh của trẻ hoạt động tự động. Đó là lý do tại sao việc chúng ta đưa ra các lời khuyên, những lời động viên như “hãy thư giãn” hay “bình tĩnh” đều không hữu ích. Nhưng có một số hoạt động thực hành sẽ giúp trẻ học cách để làm kiểm soát sự lo lắng, chăng thẳng. Dưới đây là bảy cách để giúp trẻ em bình tĩnh, giảm sự căng thẳng, lo âu trong lớp học.
- Hướng dẫn trẻ thở sâu
Khi hướng dẫn học sinh thở chậm, kiểm soát hơi thở sẽ làm trẻ bình tĩnh trở lại và không còn căng thẳng lo lắng. Khi tôi nhận những đứa trẻ trong lớp học đang phải vật lộn với lo lắng, căng thẳng, tôi thường hướng dẫn cả lớp một bài tập thở. Nó giúp đứa trẻ bị không còn cảm giác vội vàng, sợ sệt, bất an. Đôi khi, tôi sẽ làm điều đó chỉ vì muôn toàn bộ lớp học tập trung cho việc học một nội dung nào đó. Hơi thở sâu, sâu là chìa khoá. Các thầy cô có thể tham giảo các video hoặc các bài viết về cách hướng dẫn thiền định và kiểm soát hơi thở trên mạng internet – nó vô cùng dễ tìm.
- Đi ra ngoài/ thay đổi trạng thái
Việc thay đổi trạng thái hoạt động hoặc cho trẻ đi ra ngoài một cách tự nhiên cũng có thể làm bộ não trẻ bớt đi những lo lắng. Đôi khi chỉ cần thay đổi không gian cũng có thể tạo nên sự khác biệt. Hít thở không khí mát mẻ, hoặc dành thời gian để nhận thấy những chú chim đang hót, nhắm mắt, thở sâu cũng có thể làm học sinh bình tĩnh lại. Hướng dẫn học sinh quan sát cẩn thận, tỉ mỉ về tất cả mọi thứ trong môi trường xung quanh có thể giúp học sinh tập trung khỏi sự lo lắng. Ví dụ “Con thấy bao nhiêu loại cây khác nhau?” “Có bao nhiêu tiếng hót của các loài chim khác nhau mà con nghe thấy?” “Có bao nhiêu màu xanh lá cây khác nhau trong cỏ?”
- Giúp trẻ di chuyển: đi bộ và nói chuyện
Tập thể dục rất có tác dụng với bất cứ ai cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Tất cả các endorphin đi kèm với tập thể dục đều làm dịu đi bộ não lo lắng. Tôi thường sử dụng chiến thuật này trên sân chơi. Trẻ em cảm thấy lo lắng có thể “nóng giận” khá nhanh. Một trong những học sinh của tôi gặp khó trong việc kiểm soát cảm xúc và tức giận. Tôi đã sử dụng phương pháp “đi bộ và nói chuyện” để giúp con bình tĩnh lại. Tôi đã đưa học sinh đó đi bộ cùng với tôi, vừa đi vừa nói chuyện cùng con, học sinh đó đã cùng với giám sát các học sinh khác trong giờ ra chơi. Sau khi đi lại một vài vòng xung quanh sân chơi, mọi thứ dường như tốt hơn rất nhiều.
Việc đi bộ nhằm phục vụ ba mục đích. 1. Tách học sinh ra khỏi cơn tức giận 2. Nó cho học sinh cơ hội để giải thích vấn đề với giáo viên 3. Khi di chuyển, tuần hoàn máu của học sinh tốt hơn, từ đó loại bỏ sự lo lắng, tiêu thụ năng lượng và mang lại cảm xúc tích cực. Đôi khi thấy học sinh trong lớp quá mệt mỏi và căng thẳng, tôi vẫn cho học sinh di chuyển ra sân thể dụng đơn giản chỉ để thay đổi tâm trạng trong lớp học.
- Hãy suy nghĩ tích cực: hãy nói nhiều đến lòng tốt và sự biết ơn
Bộ não dường như sẽ không còn những suy nghĩ lo lắng hay tức giận trong khi nó đang tạo ra những suy nghĩ tích cực bắt nguồn từ lòng tốt và sự biết ơn. Nếu bạn có thể tạo ra một cuộc hành trình tích cực của tư tưởng, nó sẽ giúp học sinh tránh xa được những căng thẳng, lo lắng. Một giáo viên trong trường của tôi đã yêu cầu các em giữ các sổ ghi nhớ về lòng biết ơn. Học sinh có trách nhiệm ghi lại ít nhất một điều họ cảm ơn mỗi ngày. Khi các học sinh bị căng thẳng, lo lắng, tức giận,… giáo viên đó đã khuyến khích học sinh chia sẻ lại những điều tốt đẹp mà học sinh đã ghi lại.
- Giúp trẻ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh
Hầu hết giáo viên không thực sự kiểm soát được về chế độ ăn và ngủ của học sinh nhưng những điều này lại là vấn đề quan trọng trong việc quản lý những căng thẳng, lo lắng. Một chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc có thể giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn trong lớp học. Đó là một trong những lý do mà bữa ăn nhẹ và thời gian nghỉ ngơi được xem là một phần thiết yếu trong ngày đối với học sinh mầm non. (Có thể đúng với cả những học sinh lớp lớn, ngay cả khi học sinh không thừa nhận nó!)
Thậm chí nếu giáo viên không thể kiểm soát chế độ ăn ngủ của học sinh thì chúng ta vẫn có thể giáo dục chúng. Nếu giáo viên ăn cùng với học sinh trong các bữa ăn ở trường, hãy dành thời gian để nói về những lựa chọn ăn uống lành mạnh, hoặc kết hợp vào chương trình học nếu có thể.
- Chia sẻ một câu chuyện
Thông thường, khi một trong những học sinh của tôi gặp khó khăn, cố vấn tâm lí của trường sẽ đến và chia sẻ một quyển sách về quản lý cảm xúc và sự lo lắng với cả lớp. Một số học sinh có thể không chấp nhận sự can thiệp trực tiếp, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu học sinh biết cả lớp đang nhận được cùng một thông tin.
Theo Karen Nelson
Nguyễn Hữu Long dịch