Ở bài trước, tôi đã đề cập đến 3 bài học chính mà mà tôi thu nhận được trên hành trình đi tìm giải pháp học tập hiệu quả cao cho học sinh của mình. Hãy cùng tiếp tục thảo luận với 3 bài học dưới đây và biết đâu bạn sẽ tìm thấy được bài học hữu ích nhất cho công việc giảng dạy của mình.
Bài học số 4: Thiết lập ranh giới
Nếu chúng ta kỳ vọng vào việc học tập tốt ở người học, chúng ta cần phải có phương pháp để chắc chắn rằng học sinh không vì học chỉ để làm thế nào đạt kết quả cao nhất có thể. Tôi muốn nhắc đến phương pháp “Thiết lập ranh giới”. Để bước sang giai đoạn mới trong một dự án học tập, học sinh phải chứng tỏ được mình đã sẵn sàng. Bằng chứng này bao gồm các bản nháp của dự án mà học sinh đã làm cũng như những trao đổi và thảo luận cùng với giáo viên. Để kết quả công việc luôn có chất lượng tốt thì tôi cần phải thiết lập ranh giới. Trong đó không cho phép trì hoãn hay ngắt quãng. Tuy nhiên, nếu một học sinh không thể vượt qua trong lần đầu thì điều đó không có nghĩa là học sinh đó thất bại. Đơn giản là em đó chưa sẵn sàng. “Chưa” có nghĩa động lực học tập ở em học sinh đó cần tiếp tục được duy trì . “Chưa” có nghĩa đây là cơ hội để học sinh đó tự nhìn lại và cải thiện mà không quá sợ hãi về vấn đề điểm số. “ Chưa” cũng có nghĩa tôi cần phải định hình, phân biệt, và cá nhân hóa sự hỗ trợ của tôi để phù hợp với từng học sinh.
Tôi đã có đầu lần hướng dẫn học sinh thực hiện dự án mà không có “thiết lập ranh giới” và đó thật là một thảm họa. Tôi đã giao nhiệm vụ học sinh sáng tạo một ấn phẩm về nền văn minh cổ đại. Đó không phải là một dự án được chuẩn bị tốt. Thực tế, nó là một tranh luận thì đúng hơn. Tôi cho học sinh một tuần về nhà để hoàn thành công việc. Không những thế tôi đã làm cho độ thử thách học sinh tăng lên đồng nghĩa với sự gia tăng mạo hiểm. Tôi thông báo với học sinh sản phẩm cuối cùng sẽ tương ứng với điểm số của hai bài kiểm tra và mời cả hiệu phó để tham gia buổi thuyết trình sản phẩm. Khi ngày đó đến thì lại hoàn toàn phản tác dụng. Khi chuông báo bắt đầu tiết thứ nhất, cũng là lúc một chuỗi sản phẩm của bất cẩn, cẩu thả và bắt chước lẫn nhau lần lượt “bước” vào lớp học. Lúc đó là lúc tôi biết đó sẽ là một ngày đau khổ của tôi và dĩ nhiên điều đó cũng được cấp trên của tôi chứng kiến chi tiết. Tôi tức giận và xấu hổ khi rời khỏi trường. Tôi thậm chí đã vứt hết các ấn phẩm đó vào thùng rác. Tôi đã cho rằng tôi cần phải loại bỏ hết bằng “chứng phạm tội” của tôi trước khi những đồng nghiệp khác biết. Thật may mắn, tôi đã có một người lãnh đạo vô cùng sâu sắc, người đã giúp tôi nhận ra giá trị của đánh giá quá trình và kiểm soát chất lượng học tập của học sinh. Tôi không bao giờ hướng dẫn một dự án mà không có “ranh giới” rõ ràng.
Điều tôi học được đó là thực hiện thói quen kiểm tra tiến độ thường xuyên và giảm sự soi xét. Cách này sẽ giúp bạn giúp học sinh loại bỏ những sản phẩm chết yểu, cái mà đã sớm làm tôi ám ảnh trong sự nghiệp dạy học của mình.
Bài học số 5: Để ý đến hiệu quả nhiều hơn
Nhớ rằng bạn để nhận xét hay phản hồi thì bạn không phải tự mình làm tất cả những việc nặng nhọc đó. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng là một cách vô cùng hiệu quả để tận dụng được chất xám trong lớp học. Như các đồng nghiệp vẫn thường hay nói chuyện với nhau “người thông minh nhất trong lớp là phòng học”.
Vì đặt học sinh làm trung tâm, hãy cân nhắc đến việc thu hút những người trong cộng đồng có thể giúp học sinh tiến bộ. Thiết lập các bên liên quan trong việc giúp đỡ học sinh tiến bộ không phải là ý mới, nhưng tôi thường không tận dụng những kiến thức chuyên môn của họ theo cách tốt nhất. Tôi mời họ đến lớp học và nói chuyện với học sinh về các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của họ hoặc đơn giản chỉ đến để tham dự lớp học. Điều này làm tôi đánh mất cơ hội mà tôi không biết, nhưng thật may một đồng nghiệp giàu kinh nghiệm đã giúp tôi tìm ra một cách tốt hơn. Học sinh lớp hình học của cô ấy đang có một bài tập về thiết kế, yêu cầu bài tập đưa ra là tạo ra một bản thiết kế kiến trúc. Cô ấy đã mời các kiến trúc sư địa phương đến lớp để họ đưa ra các lời nhận xét cho các bản thiết kế nháp của học sinh. Những lời nhận xét chân thực này đã đem lại hiệu quả cộng hưởng theo cách khác biệt hoàn toàn với cách mà tôi đã mời các chuyên gia.
Bài học số 6: Để học sinh tự thiết kế rubric
Một trong những điều khó chịu lớn nhất của tôi đã xảy ra khi tôi xem xét các bản đánh giá rubric với học sinh. Sau hàng giờ vật vã để thầy và trò hiểu “ngôn ngữ” của nhau, chúng tôi cùng đọc toàn bộ bản đánh giá, từng dòng một. Khi chuông giải tán lớp học, thì sự thất vọng và chán nản ngự trị cảm xúc của tôi. Học sinh rời khỏi lớp, để mặc những phiếu đánh giá ở trên bàn hay bay xuống sàn lớp học. Tôi đứng đó, một mình trong lớp cùng với cảnh tượng những “kiệt tác”của tôi rải rác khắp mọi nơi. Làm sao mà học sinh có thể làm việc tốt khi chúng không quan tâm đến tiêu chí đánh giá? Sau khi chứng kiến đủ thảm cảnh như vậy, tôi cố gắng đưa trở lại phiếu đánh giá rubric lên bàn làm việc và với học sinh.
Chiến lược đầu tiên của tôi là thay đổi từ học sinh chỉ đọc phiếu đánh giá đến học sinh áp dụng rubric. Tôi để học sinh sử dụng rubric mà tôi đã tạo để đánh giá về một phần bài tập của một học sinh giấu tên trước khi bắt đầu đánh giá bài của chúng. Các mẫu phiếu đánh giá mức độ thấp, trung bình và cao giúp học sinh tự điều chỉnh sự hiểu về rubric, vì vậy tôi không chọn những phiếu hoàn hảo để để làm mẫu. Tôi cũng gặp tình huống là không thể tìm được một bài để làm mẫu thích hợp, vì vậy tôi đã tự nghĩ ra một phiếu. Học sinh đã rất vui khi chỉ ra mọi lỗi của tôi, và tôi cũng vui khi “mắc lỗi”. Tốt nhất, chúng phải hiểu chắc chắn về các tiêu chuẩn để đạt điểm tốt.
Một chiến thuật khác tôi dùng đó là tăng quyền sở hữu phiếu đánh giá tức là để học sinh tham gia vào xây dựng phiếu. Một phiếu đánh giá mà thầy và trò xây dựng sẽ cho học sinh đóng góp tiếng nói hướng đến mục tiêu học tập và đánh giá, đó là những lĩnh vực mà đôi khi thiếu sự tham gia của học sinh.
Một điều cuối cùng: Ngăn việc ném bài tập vào thùng rác
Bài học quan trọng nhất mà tôi đã học được trên chặng hành trình nâng cao chất lượng học tập cho học sinh của mình: Nếu tôi muốn học sinh đầu tư thời gian vào bài tập hoặc nhiệm vụ học tập để đạt kết quả tốt, tôi phải cho chúng nhiệm vụ hoặc bài tập đáng để chúng làm. Đó là những nhiệm vụ cần phải có tính thử thách và dành được sự quan tâm của học sinh. Nhiệm vụ còn cần thực tế và sống động không bị bó hẹp trong không gian lớp học. Mặt khác, bài tập hay nhiệm vụ đó cần phải được vượt qua được “bài kiểm tra của thùng rác”. Tôi đã tiến hành một khảo sát với học sinh ở trường cũ của tôi với một câu hỏi đơn giản “Điều gì sẽ xảy ra với bài tập của em khi bài tập đó đã được chấm điểm xong?” không có học sinh nào không nói nó sẽ nằm trong thùng giấy lộn. Đó là câu trả lời chân thực và thẳng thắn đã khiến rất nhiều giáo viên trong chúng ta phải xem xét lại nhiệm vụ sẽ giao cho học sinh. Học tập hiệu quả không xảy ra ngẫu nhiên; mà cần có sự đầu tư nghiêm túc. Sự đầu tư đó bắt đầu ở chất lượng bài tập hay nhiệm vụ mà chúng ta giao cho học sinh ngay từ đầu.
Những kinh nghiệm của bạn trên hành trình tìm kiếm giải pháp cho học sinh học tập hiệu quả là gì? Hãy bình luận bên dưới đây và cho phép chúng tôi được học hỏi những kinh nghiệm quý báu của bạn.
Bài trước: 6 bài học trên hành trình đi tìm giải pháp học tập hiệu quả cho học sinh (phần 1)
Lê Hải Thanh dịch