Trong khi các nhà giáo dục có những quan điểm rất khác nhau về phương pháp học tập tốt nhất cho học sinh thì theo quan điểm của cá nhân tôi “Học sinh hoàn toàn có thể cải thiện kết quả học tập tốt hơn trong quá trình chúng thực hiện nhiệm vụ học tập”. Ở đây không phải là vấn đề lí thuyết cao siêu mà là vấn đề thực tiễn. Làm thế nào chúng ta có thể hiện thực hóa điều này trong lớp học? Dưới đây là những bài học vô cùng hữu ích đã giúp tôi rất nhiều trên chặng hành trình giảng dạy.
Bài học số 1: Sản phẩm dễ thành hình khi “đất sét còn ướt”
Khi đưa ra phải hồi về việc học của học sinh, một nguyên tắc luôn đúng: làm từ sớm và thường xuyên. Việc này không những sẽ mang lại hiệu quả mà còn tạo được động lực cho học sinh và khuyến khích tư duy phát triển. Không gì có thể giết chết động lực của học sinh bằng việc cảm giác khi học sinh đã kì công tạo ra một sản phẩm và nhận được phản hồi của giáo viên rằng sản phẩm đó không đạt yêu cầu và phải làm lại hoặc thay đổi quá nhiều thứ.
Một vài năm về trước, tôi đã giao cho học sinh nhiệm vụ viết một bài luận để trình bày ý kiến hay giải pháp cho các vấn đề hiện tại. Tôi thông báo với học sinh rằng chúng có một khoảng thời gian thích hợp để phác thảo bản nháp và một thời gian để hoàn thiện bản chính. Học sinh đã rất hào hứng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng tôi đã giết điều đó khi tôi đưa ra ý kiến phản hồi quá muộn – vào ngày thứ ba và ngày cuối cùng của bài tập đó. Tôi nhớ có một học sinh đã từ chối việc sửa lại bài luận của mình. Mặc dù rất bực mình, tôi đã hỏi cậu học sinh tại sao. Cậu bé nhìn xuống bài viết của mình, chỗ có nét bút đỏ khoanh tròn, cậu học sinh nói “em đã đi quá xa để bắt đầu lại. Vì vậy thầy cứ cho em một điểm F”. Điểm mấu chốt nằm ở đây, bản nháp của bài luận là một phần của quá trình học tập mà tôi đã không nhận ra lúc đó. Hãy đưa ra phản hồi sớm và thường xuyên cùng với sự động viên học sinh từ sớm. Cũng giống như khi chế tác đồ gốm, khi mà đất sét vẫn ướt, thì sản phẩm được hình thành dễ dàng hơn là phá vỡ đi và bắt đầu lại.
Bài học số 2: Nhận xét đồng đẳng
Tôi thích sử dụng nhận xét đồng đẳng (đánh giá chéo) vì nhiều lý do. Điều đó có thể xây dựng văn hóa học tập hiệu quả cao trong lớp học, hơn nữa nó khiến trái tim tôi cảm thấy ấm áp khi quan sát học sinh học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Khi sự giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau trở thành văn hóa lớp học, học sinh sẽ được yêu cầu và trao quyền để giúp đỡ các bạn học một cách thành công. Sự trao quyền đi kèm với trách nhiệm. Nếu thời gian học quý báu được dành cho việc học hỏi và giúp đỡ, thì chính các phản hồi có chất lượng sẽ khiến cho học sinh muốn sửa “tác phẩm” của mình để làm cho nó tốt hơn.
Tôi phải thừa nhận rằng, lần đầu nỗ lực để áp dụng nhận xét đồng đẳng rất tốn thời gian. Tôi đã thử rất nhiều chiến thuật nhận xét, tôi cho rằng những cơ hội phản hồi giữa các học sinh đó sẽ cải thiện công việc và giúp công việc giảng dạy của tôi trở nên hiệu quả hơn. Nhưng tôi đã… Sai lầm! Những phản hồi nhìn chung có tác dụng rất ít trong việc thúc đẩy công việc tiến triển. Sau một vài lần thất vọng và chỉ khi nhìn thấy cụm từ “ồ rất tốt” và “ tôi nghĩ điều này rất hay”, lúc đó tôi quyết định bỏ ngay suy nghĩ đưa ra nhận xét nửa vời và sẵn sàng hợp tác.
Những sự hỗ trợ này đã bắt đầu bằng việc học sinh xem xét và đánh giá những mẫu phản hồi của các bạn ở mức độ thấp, trung bình và cao. Sau đó, tôi giao cho mỗi lớp tự tạo biểu đồ neo (anchor chart) có tên “Nhận xét nên và không nên” để đưa ra phản hồi về bài của bạn. Mỗi nhóm học sinh nhận nhiệm vụ hăng hái và làm hoàn thành còn hơn cả yêu cầu ban đầu bằng việc tạo thêm phần trò chơi chữ “Mad libs”, phần mà bao gồm điền từ còn thiếu vào chỗ trống (ví dụ: Nếu Bạn đã thử______ để cải thiện_______ về vấn đề______?). Sự đầu tư về thời gian này sẽ làm thay đổi hiểu biết của học sinh về phương pháp đưa ra những nhận xét có ý nghĩa và vô cùng giá trị. Vì khi học sinh đưa ra nhận xét cụ thể và khách quan về những gì chúng nói và viết nhận xét.
Và còn một điều nữa….
Hãy sẵn sàng để học sinh lên tiếng yêu cầu giáo viên giải thích về những nhận xét mà chúng chưa rõ. Khi tôi nhận xét “tuyệt vời” trên bài làm của học sinh, thì cũng cần chuẩn bị những bằng chứng thuyết phục. Cho dù nhận xét tuyệt vời hay không tốt thì giáo viên cũng cần có sự giải thích rõ ràng.
Bài học thứ 3: Đừng đánh giá cuốn sách chỉ ở bìa ngoài
Với sự nhiệt tình dẫn dắt, tôi luôn kì vọng có thể đưa học sinh đến với những phương pháp học tập chất lượng, tôi trở nên bị ám ảnh với việc làm thế nào để sản phẩm cuối cùng trở nên hoàn thiện. Tôi muốn biến hành lang lớp học trở thành một viện bảo tàng để trưng bày những sản phẩm đẹp nhất. Vấn đề về thẩm mỹ và sự khéo léo cũng như tầm nhìn hạn hẹp của tôi đã khiến cho rất nhiều học sinh của tôi mất động lực học tập. Tôi đã trở nên quá tập trung vào sản phẩm “đẹp đẽ”, và điều đó đã ngăn cản sự nhìn nhận tổng quan về việc học thật sự.
Để tôn vinh cho sự cố gắng và tiến bộ của tất cả học sinh, tôi đã chuyển hướng sự tập trung từ sản phẩm sang quá trình. Các học sinh đã bắt đầu lưu các bản nháp của chúng trong máy tính. Những thứ mà trước đó, bị ném đi. Còn bây giờ chúng đã có một nền tảng để suy ngẫm quá trình học tập và sự tiến bộ. Thật tuyệt vời khi nhìn lại quá trình thực hiện dự án và thấy học sinh đã tiến bộ từng ngày qua những bản nháp được hoàn thiện dần. Nó đem đến một câu chuyện hấp dẫn về khó khăn và thành công mà điều đó chỉ có thể xảy ra khi bạn sẵn sàng chấp nhận và sử dụng bản nháp còn sơ sài, đầy thiếu sót.
Xem thêm:
20 nguyên tắc tâm lí giúp học sinh học tập hiệu quả
Lê Hải Thanh dịch