Các bài trắc nghiệm, kiểm tra học kì, các dự án… Học sinh đã quá quen thuộc với những phương pháp cổ điển để đánh giá kết quả học tập vào cuối kì học, nhưng việc đánh giá vào cuối các buổi học?

Thời điểm nào là tốt nhất để có thể tiến hành? Khi nào học sinh và giáo viên nên tiếp tục nghiên cứu chủ đề cũ? Giáo viên có thể hỏi học sinh rằng: “liệu điều này có ý nghĩa ko?” rất ít học sinh dám nói “không”, đa phần còn lại sẽ im lặng và điều đó làm giáo viên cảm thấy chán nản muốn bỏ qua. Nhưng làm sao để biết được chính xác bao nhiêu học sinh đã hiểu còn bao nhiêu bạn thì không? Dưới đây là một vài phương pháp kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về nội dung bài học:

Hãy thử 10 phương pháp sang tạo để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh dưới đây:

  1. Giữ một bản ghi chép học tập

Trong suốt cả năm, học sinh có một cuốn nhật kí học tập để ghi chép những kiến thức học sinh đã lĩnh hội. Vào cuối một tiết học hoặc ở phần cuối của một ngày học, hãy cho học sinh thời gian để viết ra những điều nắm được của các em về tiết học trong ngày. Theo định kì, giáo viên thu lại các cuốn nhật kí học tập và xem xét mức độ học sinh hiểu bài trước khi quyết định những nội dung giảng dạy vào ngày hôm sau. Hoạt động này có thể được sử dụng thường xuyên. Đây cũng là cách để các em quay lại và xem lại những gì các em đã học trong suốt học kỳ. Học sinh cũng có thể trao đổi các bản ghi chép với nhau theo thời gian và đưa ra phản hồi cho nhau.

  1. Phiếu phản hồi

Một cách đơn giản hơn của kiểm tra đánh giá là phiếu phản hồi. Trước khi cho học sinh ra về, hãy yêu cầu các em ghi lại một vài điều các em đã học trong tiết học hoặc tóm tắt điều quan trọng của tiết học ngày hôm đó. Đồng thời khuyến khích các em đặt ra những câu hỏi về những nội dung còn khó khăn. Sau đó giáo viên có thể kiểm tra những phiếu đó để quyết định liệu nên ôn tập lại hay tiếp tục dạy bài mới

  1. Khởi động hàng ngày – Rung chuông vàng

Đây là một phương pháp để giúp học sinh có thể hoạt động tích cực thông qua việc trả lời các câu hỏi của bài cũ hoặc ôn tập lại kiến thức,…. Giáo viên cần chuẩn bị sẵn sàng ngay khi học sinh vừa bước vào. Học sinh có thể phải điền 1 cụm từ ngắn vào chỗ trống, hay rung chuông để trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm,… Giáo viên dành thời gian cho học sinh thảo luận về những gì mà các em đã học ngày hôm qua và chuẩn bị cho tiết học của ngày hôm nay. Hoạt động này không những là cầu nối với tiết học trước mà còn có thể nhanh chóng chuyển vào tiết học mới của bạn mà không cần phải cố gắng ổn định lớp hay tập trung học sinh.

  1. Bắt cặp và dạy cho bạn mình

Dạy cho người khác một kiến thức mới là một cách tuyệt vời để ôn tập và củng cố những gì mà bạn đã học. Vào cuối buổi học hoặc bắt đầu của ngày tiếp theo, mỗi cặp học sinh cùng nhau và một học sinh trong vai “giáo viên”. Các học sinh luân phiên dạy cho bạn của mình, về các nội dung của bài học.

  1. Nói với tôi về cảm nhận của bạn

Đưa cho học sinh 5 chiếc thẻ với tên học sinh ở phía sau mỗi thẻ được kẹp vào vở ghi chép. Mỗi thẻ nên có xếp hạng tương ứng từ 1 – 5 hoặc các biểu cảm gương mặt (buồn, vui, giận…), điều đó cho thấy mức độ tiếp thu/thành thạo kiến thức, ví dụ thang tỷ lệ từ 1 = hoàn toàn khó khăn, đến 5 = dễ dàng; Sẵn sàng để tiếp tục). Sau mỗi tiết học, yêu cầu học sinh chọn 1 thẻ mà mô tả lại điều mà học sinh cảm nhận sau tiết học và đặt úp xuống bàn rồi ra khỏi phòng. Sẽ không có ai biết được các em đã chọn tấm thẻ nào vì thế học sinh sẽ cảm thấy thoải mái và trung thực về mức độ hiểu bài. Ngày hôm sau bạn có thể trả lại các tấm thẻ và sử dụng lại chúng khi cần.

  1. Câu hỏi có hướng dẫn

Cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất đó là hỏi ngẫu nhiên học sinh những câu hỏi tổng hợp, hoặc ôn tập vào cuối buổi học. Sử dụng que kem có gắn tên học sinh để đảm bảo tính ngẫu nhiên và chắc chắn bạn đã gọi tất cả học sinh. Yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ và chắc chắn rằng các em có thể giải thích được cách làm bài đó.

  1. Để học sinh viết ghi chú trên bảng

Vào cuối mỗi buổi học hoặc vào đầu buổi học tiếp theo, đưa cho mỗi học sinh một cây bút viết bảng và cho các em viết về những điều đã học được lên bảng. Nó có thể là một sự kiện, quy tắc hoặc một ví dụ. Ví dụ như khi chúng ta vừa học xong về mệnh đề tính từ, học sinh X có thể viết “A clause = Subject + Verb;” học sinh Y có thể viết “You use ‘who’ for people and ‘which’ for things;” và học sinh Z có thể viết “I know the student who wrote this sentence.”…

Sau hoạt động này, giáo viên sẽ có một tấm bảng với đầy đủ những thông tin kiến thức mà học sinh đã học. Điều này cũng khiến học sinh cảm thấy chính chúng đã tạo dựng nên điều đó. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để học sinh hợp tác, giúp nhau trong việc viết những thông tin lên bảng, và bạn có thể quan sát được điều gì khiến học sinh phải cố gắng. Sau khi tất cả thông tin đã được viết, giáo viên có thể kiểm tra lại và sửa những lỗi sai.

Biến thể: Để tiếp cận nhanh hơn, sắp xếp học sinh ngồi thành một vòng tròn và  ném 1 quả bóng hoặc 1 vật mềm quanh lớp học. Khi mà quả bóng hoặc vật đó chạm vào học sinh nào thì bạn đó sẽ chia sẻ thông tin đã viết.

  1. Bản đồ khái niệm

Học sinh học tốt nhất khi kết hợp tài liệu mới với những thứ đã học. Yêu cầu học sinh suy ngẫm về chủ đề mới và yêu cầu lập nhóm hoặc liên kết nó với một chủ đề đã được học trước đây hoặc một điều gì khác mà họ biết. Ví dụ, nếu họ đã học các mệnh đề quan hệ, họ có thể nói các mệnh đề quan hệ tương tự như thế nào đối với WH câu hỏi bởi vì cả hai đều sử dụng who/where/when/which/whose. Cho học sinh sử dụng sơ đồ Venn hoặc bản đồ khái niệm để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.

  1. Suy ngẫm ở nhà

Thường thì học sinh hiểu bài khi đang ở trong lớp với sự hiện diện của giáo viên, nhưng khi về nhà chúng lại cảm thấy không hiểu mọi thứ và gặp khó khăn khi làm bài tập về nhà. Yêu cầu học sinh suy ngẫm ở nhà để nắm chắc hơn những gì đã hiểu. Học sinh có thể làm một bản ghi chép học tập hoặc ứng dụng công nghệ như tạo các cuộc khảo sát ẩn danh (sử dụng các trang web như surveymonkey.com hoặc trang quản lý lớp học Edmodo) và hỏi học sinh mức độ nắm kiến thức

  1. Sửa lỗi / Giải quyết vấn đề

Đặt một vấn đề hoặc chỉnh sửa lỗi sai trên bảng hoặc cho bài tập về nhà. Hướng dẫn các học sinh trả lời, cần phân tích từng bước những gì học sinh nghĩ khi chúng chọn câu trả lời đúng, tương tự như chỉ ra các bước làm khi giải quyết một bài toán. Ví dụ, tôi đã cho học sinh của tôi điền vào câu hỏi trống về các mệnh đề tính từ: I like Mr. Smith _______________ works down the street. Nhiệm vụ của chúng là chọn đúng đại từ và dấu câu liên quan để điền vào chỗ trống. Tôi muốn học sinh có thể giải thích cho câu trả lời theo cách: “Mr. Smith là một người => who or that. Ông Smith là một tên riêng => câu mệnh đề không xác định. câu mệnh đề không xác định = who (NO that) và dấu phẩy bởi vì nó là thông tin bổ sung nên cần thêm dấu chấm câu. Câu trả lời cuối cùng = Who. ”

Điều này rất có hiệu quả khi học sinh phải giải thích thông qua các trang web như Voice Thread và điện thoại di động, iPad hoặc quay video trên máy tính hoặc nói chuyện trực tiếp với học sinh. Tuy nhiên, nếu học sinh không có các thiết bị công nghệ hãy khuyến khích các em viết nó ra.

Ngay cả những bài học được chuẩn bị tốt nhất vẫn có thể không hiệu quả nếu học sinh không hiểu tài liệu của bài học.

Biết được điều mà mỗi học sinh của bạn đang gặp khó khăn là chìa khóa để giúp học sinh thành công, ngay cả khi bạn đang dạy một lớp học với số lượng học sinh lớn. Hãy thử một vài cách trên trong bài học tiếp theo của bạn để xem những điều bạn dạy trên lớp có hiệu quả không?

P.S. Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ nó đến với các đồng nghiệp bằng cách nhấp vào một trong các nút chia sẻ bên dưới. Và nếu bạn quan tâm nhiều hơn, bạn nên theo dõi trang Facebook: Giáo viên hiệu quả của chúng tôi, nơi chúng tôi chia sẻ nhiều hơn về các kinh nghiệm dạy học.

ABEPIUSC

Nguyễn Hữu Long dịch