Tư duy thiết kế là một cách tập trung vào người sử dụng sản phẩm, dịch vụ để giải quyết các vấn đề. Nó được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành kinh tế. Hãy đọc bài viết để tìm hiểu làm thế nào để ứng dụng tư duy thiết kế trong lớp học của bạn, cũng như các cơ sở để bạn có thể bắt đầu ứng dụng nó.
Tư duy thiết kế
Khái niệm tư duy thiết kế nghe có vẻ phức tạp, nhưng cốt lõi, nó chỉ đơn giản là một cách để giải quyết vấn đề. Điểm chính của tư duy thiết kế khiến nó khác biệt với bất kỳ phương pháp giải quyết vấn đề nào khác là nó tập trung vào người sử dụng hoặc người gặp vấn đề. Nhà thiết kế giải quyết vấn đề bằng cách đồng cảm với người dùng để đặt mình vào vị trí của họ.
Phương pháp tư duy này có thể được áp dụng cho nhiều tình huống. Khái niệm này bắt nguồn từ thuật ngữ “thiết kế”, nhiều doanh nghiệp cũng đang ứng dụng tư duy thiết kế vào công việc của họ. Với tư cách là giáo viên, bạn cũng có thể kết hợp nó vào lớp học của mình, bất kể môn học hay độ tuổi mà bạn dạy. Hãy đọc bài viết để tìm hiểu các nguyên tắc của tư duy thiết kế, ví dụ về các dự án và tài nguyên cho việc ứng dụng tư duy thiết kế ở mức độ cao hơn trong quá trình giảng dạy.
Làm thế nào để kết hợp tư duy thiết kế trong lớp học
Vấn đề
Bước đầu tiên của tư duy thiết kế là xác định vấn đề. Nó có thể là một vấn đề nhỏ chỉ xuất hiện trong các bài học của sinh viên, hoặc một vấn đề quy mô lớn như di cư hoặc môi trường. Học sinh có thể tham gia vào việc xác định vấn đề chúng sẽ giải quyết. Ví dụ, các vấn đề liên quan đến trường học. Hỏi học sinh những vấn đề học sinh nhìn thấy và viết tất cả lên bảng. Học sinh có thể lưu ý những ý tưởng rất nhỏ như thay thế việc vứt bỏ lon nước ngọt bằng việc sử dụng thùng tái chế, hoặc sửa lại một trong những chiếc xích đu bị hỏng trên sân chơi. Học sinh có thể bỏ phiếu về vấn đề mà tất cả sẽ làm việc để giải quyết. Hãy chắc chắn rằng học sinh hiểu rõ về các đối tượng sử dụng.
Là giáo viên, bạn cần thiết lập thời lượng cho dự án này: nó có thể là một dự án kéo dài hai giờ hoặc có thể kéo dài toàn bộ học kỳ. Cũng xác định xem học sinh sẽ làm việc một mình, theo cặp, theo nhóm hoặc tự do.
Động não
Bây giờ “vấn đề” đã được thiết lập, việc động não có thể bắt đầu. Hãy lấy ví dụ về việc tái chế ở trên. Người sử dụng các thùng tái chế sẽ là các học sinh. Học sinh có thể bắt đầu quá trình động não bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn các học sinh khác.
Dựa trên các câu trả lời phỏng vấn, học sinh có thể bắt đầu các giải pháp động não. Nếu các cuộc phỏng vấn cho biết rằng, trường không có đủ thùng rác tái chế, các học sinh sẽ động não tìm cách giải quyết vấn đề này. Tư duy thiết kế cũng là tư duy tích cực, và không có câu trả lời sai trong quá trình động não. Bạn hoặc học sinh nên viết ra tất cả các ý tưởng; một số giáo viên thích sử dụng ghi chú dán và để ý tưởng tự do trôi chảy.
Thiết kế
Bây giờ học sinh đã có những giải pháp động não, để có thể bắt đầu thiết kế. Cách mà học sinh thiết kế có thể được điều chỉnh để phù hợp với độ tuổi. Học sinh nhỏ có thể vẽ, trong khi những học sinh ở lớp lớn hơn có thể tạo ra một bản trình bày trực quan hoặc thiết kế một vật thể 3 chiều hay các bản vẽ kĩ thuật.
Nếu kết quả cuộc phỏng vấn cho biết là không có đủ thùng tái chế, giải pháp động não có thể là tăng số lượng thùng hoặc tăng khả năng khai thác của các thùng hiện có. Trong giai đoạn thiết kế, một số học sinh có thể sử dụng các thùng có sẵn của trường và đánh dấu nơi các thùng mới sẽ được đặt thêm vào. Các học sinh khác có thể ủng hộ việc thay đổi hình dạng của các thùng hoặc thay đổi màu sắc của thùng để gây sự chú ý hơn.
Tiến thêm một bước, làm thế nào những ý tưởng này sẽ được thực hiện? Nếu cần nhiều thùng hơn, ai sẽ trả tiền? Nếu không có câu trả lời, có lẽ học sinh cũng nên xem xét các ý tưởng gây quỹ hoặc tài trợ như là một phần của giai đoạn thiết kế.
Trình bày
Sau khi ý tưởng thiết kế được hình thành, học sinh nên trình bày các thiết kế của mình, cho các bạn, các nhóm khác, lớp học hoặc người dùng, người được phỏng vấn. Phần trình bày còn đóng một vai trò rất quan trọng vì nó dẫn đến phản hồi, để có thể cải thiện hơn nữa các ý tưởng.
Thiết kế lại
Dựa trên phản hồi, một số phần của bản thiết kế có thể phải thay đổi. Tư duy thiết kế là theo chu kỳ, luôn kết hợp phản hồi của người dùng để tiếp tục cải thiện và đưa giải pháp. Thiết kế tốt không tự nhiên sinh ra và thường có nhiều hơn một câu trả lời – đó là lý do tại sao ngày nay chúng ta vẫn không lái xe ô tô Model A hoặc sử dụng TV đen trắng. Như Kaan Turnali viết trong một bài báo của Forbes về tư duy thiết kế, hãy xem xét câu nói của Edison về sự thất bại và phát minh ra bóng đèn: ”Tôi đã không thất bại, không chỉ một lần. Tôi đã khám phá ra mười ngàn cách mà không hiệu quả ”
Với ví dụ tái chế, có thể người sử dụng không thích vị trí của các thùng mới vì một lý do nhất định hoặc nghĩ rằng hình dạng thùng mới sẽ khiến chúng trông giống như thùng rác. Nếu thời gian cho phép, học sinh sẽ nhận phản hồi này và quay lại giai đoạn động não để lên những ý tưởng mới.
Ví dụ về các dự án
Trong khi ví dụ đưa ra ở đây còn rất chung chung, tư duy thiết kế có thể được áp dụng theo nhiều cách khác. Một giáo viên tên là Tricia Whenham đã yêu cầu học sinh giúp thiết kế lớp học của riêng họ. Tracy Evans đã cùng với các học sinh tiểu học của mình, thiết kế các ý tưởng tạo nên một blog trên Edutopia.
Đối với các giáo viên dạy một môn học cụ thể, việc ứng dụng tư duy thiết kế dường có nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, một trong những giáo viên tại Design Tech High School ở Redwood City, Galen McAndrew, đã ứng dụng tư duy thiết kế trong việc viết một bài luận trong lớp học tiếng Anh. Học sinh sẽ xác định ‘người dùng’ là khán giả và ‘vấn đề’ là thông điệp và cố gắng gửi thông điệp bằng cách viết một bài bài luận.
Đối với một giáo viên lịch sử, thay vì để học sinh trung học viết một bài báo về cuộc cách mạng công nghiệp, thay vào đó có thể cho học sinh sáng tạo ra một cuốn truyện tranh…
Michelle Garrigan-Durant
https://thuviengiangday.com dịch
? Bộ công cụ Back to school dành cho năm học mới: https://bit.ly/2GVjRgf
? Các tài liệu Back to school khác: https://bit.ly/2Z2UROc