Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian để thư giãn, ngắm nhìn mặt trời mọc… và cũng cần chuẩn bị cho năm học tới. Việc dành một vài giờ mỗi tuần để cải thiện kỹ năng công nghệ của bạn sẽ khiến chính bạn cũng như học sinh cảm thấy thật tuyệt vời.

Dưới đây là gợi ý về 4 kỹ năng công nghệ mà bạn có thể học ngay trong hè này:

  1. Làm sao để xây dựng những bài giảng hấp dẫn

Với quá nhiều công cụ số trong tầm tay bạn thì việc một bài giảng tồi là không gì có thể biện hộ được. Đối với những bài giảng hiện nay các giáo viên chủ yếu sử dụng phần mềm powerpoint, tuy nhiên ngày này qua tháng khác thật khó tránh khỏi tình trạng nhàm chán. Với mục đích giúp bạn phần nào thay đổi phong cách hiện tại của mình, dưới đây xin được giới thiệu 8 công cụ thiết kế bài giảng mới:

Haiku Deck: Là phần mềm rất đơn giản và có giao diện tương đối giống powerpoint. Tuy nhiên một trong những điều tuyệt vời của Haiku Deck chính là bạn không cần phải đi tìm kiếm những hình ảnh để tải về và sau đó chèn vào bài giảng của các bạn.

Emaze: Là một phần mềm khác để thể hiện bài giảng một cách dễ dàng. Điều khiến phần mềm này nổi bật hơn những phần mềm khác chính là nó có những mẫu 3D (template)

Bunk: Đây là phần mềm cho phép người dùng thể hiện và trình chiếu bất kỳ nội dung online nào một cách dễ dàng và đẹp đẽ.

Powtoon: Đây là phần mềm có thể tạo ra những bài giảng đầy sức sống. Phần mềm này có thể giúp bạn tạo ra những bài giảng ngắn gọn, hấp dẫn với nền chữ và nền nhạc.

Moovly: Đây là phần khá giống với POWTOON, có tới 8 mẫu miễn phí với hàng tấn ký tự khác nhau.

Participoll And Poll Everywhere: Cả 2 công cụ này đều giống nhau, bạn có thể tải những tiện ích mở rộng của chúng chèn vào powerpoint để có thể thêm những câu hỏi vào trong bản chiếu. Và đặc biệt là khi trình chiếu những câu hỏi đó học sinh có thể sử dụng điện thoại, máy tính bảng hay máy tính để đưa ra câu trả lời.

Spiral: Là một công cụ số khác giúp bạn có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. Phần mềm này sử dụng công nghệ đam mây cho phép bạn tạo ra các lớp khác nhau và cập nhật tên của từng học sinh. Khi xây dựng bài giảng có thể sử dụng ngay những dữ liệu này để xây dựng các câu hỏi tương tác ngay trên bài giảng.

Có thể tham khảo thêm về các phần mềm này tại http://freedigitaltools4teachers.com/

  1. Làm sao để tạo và sửa âm thanh

Ghi âm là một cách thú vị để học sinh của bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc. Hãy học cách làm sao để ghi âm và sửa file âm thanh, sau đó bạn có thể dạy lại học sinh của mình cũng làm tương tự.

Một số phần mềm ghi âm có thể sử dụng:

– Kazena: Đây là phần mềm tuyệt vời cho phép bạn thêm những bình luận âm thanh vào nội dung trong google ducuments của bạn. Đây có thể là cách thú vị để đưa phản hồi đến những học sinh của bạn.

– Audioboo: Là công cụ tuyệt diệu trong việc ghi âm và chia sẻ các clip âm thanh. Nó có thể hoạt động cả trên hệ điều hành Android và iOS cũng như trên web.
– Soundcloud: Đây là phần mềm yêu thích của tôi. Nó rất dễ sử dụng và chỉ cần 1 cái kích là bạn đã có thể ghi âm. Nó cũng cho phép bạn thêm những bình luận vào file âm thanh và chia sẻ nó với bạn bè, học sinh của bạn.

– Vocaroo: Là một công cụ web cơ bản cho phép người dùng tạo tác file ghi âm và chia sẻ chúng với những người khác. Những file ghi âm này có thể tải về hoặc tạo mã code nhúng vào các website.

Tham khảo thêm thông tin về các phần mềm này tại: www.educatorstechnology.com

  1. Làm Vlog như thế nào

Bạn có thể sử dụng các vlog như là một cách để thu hút học sinh của bạn hoặc ghi âm các bài tập của bạn dành cho phần kiểm tra đánh giá. Đây là một kỹ năng tuyệt vời cần phải có trong hộp công cụ giảng dạy của bạn.

Bạn không cần thiết phải có một chiếc camera xịn mới có thể làm được vlog, bởi vì hầu hết các điện thoại thông minh hiện nay đều có camera khá ổn.

5 gợi ý cho việc sử dụng vlog:

– Ghi âm bài tập

– Tài liệu cho kế hoạch bài giảng

– Gửi video thông báo cho học sinh và phụ huynh học sinh

– Tạo một tài nguyên lớp học trên mạng xã hội kín (chỉ thành viên trong lớp có thể xem)

– Vlog cho một chuyến tham quan thực tế

  1. Làm sao để xây dựng một blog lớp học

Học sinh có thể chia sẻ bài tập của chúng, bạn có thể cải thiện kênh giao tiếp với phụ huynh và nhiều hơn nữa.

Nếu bạn đang dạy học trong môi trường truyền thống thì việc có một blog lớp học sẽ cải thiện sự hứng thú của học sinh đồng thời cũng tăng kênh giao tiếp. Tuy nhiên nhiều người nghĩ rằng họ sẽ không có thời gian để xây dựng một blog lớp học. Trên thực tế là bạn có thể xây dựng một blog lớp học chỉ trong một buổi chiều.

Sau đây là gợi ý cho bạn cách nhanh và dễ nhất để có thể xây dựng một blog lớp học chỉ trong một buổi chiều (chính xác là 2.5 giờ)

– 15 phút: để nghiên cứu và tìm ra một nền móng cho blog. Các bạn có thể sử dụng WordPress hoặc Edublogs, tuy nhiên tôi gợi ý nên dùng WordPress vì nó có giao diện thân thiện và dễ sử dụng cho một blogger mới.

– 1 giờ: Trang trí và thiết kế. Sau khi lựa chọn được nền móng thì bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

+ Chọn tên cho blog

+ Chọn thiết kế của bạn (sử dụng mẫu của WordPress)

+ Thêm các phần mở rộng

+ Thêm các trang

– 1 giờ: Để viết bài đầu tiên cho blog

– 10 phút: Để chia sẻ lên các mạng xã hội

Trên đây là một số kĩ năng công nghệ mà bạn có thể tìm hiểu trong mùa hè này, nếu bạn có thêm nhiều ý tưởng khác, hãy chia sẻ cùng chúng tôi trong phần bình luận bên dưới!

Whooo’s Reading Blog Team

https://thuviengiangday.com dịch