Giúp học sinh có động lực học tập bằng cách đáp ứng nhu cầu cơ bản của chúng trong lớp học. Học sinh khi học tập một cách có động lực sẽ là người học suốt đời. Những chiến lược dưới đây sẽ cải thiện động lực của học sinh trong lớp học và mang đến một môi trường học tập tốt hơn.
Khi nói đến việc tạo động lực trong lớp học chúng ta thường nghĩ về các chiến lược để động viên, khuyến khích học sinh làm điều gì đó hoặc thực hiện nhiệm vụ học tập với nỗ lực cao hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu một cách sâu hơn, chúng ta nhận ra rằng, động lực học tập không đơn thuần đến từ lời khen hay phần thưởng. Nó là sự thỏa mãn bên trong giống như sự thỏa mãn những nhu cầu cá nhân.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng có thể phân loại các chiến lược tạo động lực thành những chiến lược bên ngoài và những chiến lược tạo động lực từ bên trong.
Các hình thức tạo động lực bên ngoài đến từ một tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như phần thưởng từ giáo viên (Alberto & Troutman, 2003). Ngược lại, các hình thức động lực nội tại khai thác vào các yếu tố từ chính bên trong. Những hình thức động lực này có thể đến sự thỏa mãn bên trong, chẳng hạn như sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Để học sinh có động lực nội tại, điều quan trọng là các nhu cầu cơ bản của chúng được đáp ứng. Điều này có nghĩa là, giáo viên phải cung cấp một môi trường lớp học và trạng thái cảm xúc của học sinh mà việc học tập cá nhân có thể phát triển.
Nhu cầu cơ bản
Nhu cầu cơ bản của con người về tình yêu và sự thuộc về, quyền lực, năng lực, tự do và niềm vui dường như là những điều vốn có và mang tính phổ quát. Những nhu cầu cơ bản này tồn tại liên tục cả trong và ngoài lớp học. Bằng chứng cho thấy một học sinh đến từ một gia đình trong đó nhu cầu cơ bản được đáp ứng, nhiều khả năng học sinh đó sẽ hành động tự tin hơn, tập trung và tin tưởng hơn.
Là giáo viên, chúng ta phải nhận ra học sinh có những nhu cầu cơ bản và những nhu cầu đó sẽ tự thể hiện, bằng cách này hay cách khác ở trường. Khi chúng ta nhìn nhận các vấn đề về hành vi và không khí cảm xúc trong lớp học thông qua lăng kính của các nhu cầu cơ bản, các vấn đề sẽ được chiếu sáng và các giải pháp trở nên rõ ràng hơn
- Yêu và tin
Cảm giác yêu thương và thuộc về được cho là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Khi một học sinh cảm thấy không được yêu thương, xa lánh hoặc cô lập, các phản ứng bên trong thông thường là cảm giác tội lỗi, vô dụng, cô đơn và lòng tự trọng bị hạ thấp, trong khi các phản ứng bên ngoài thông thường bao gồm những hành động quá khích. Giáo viên có thể cho học sinh cảm giác yêu thương và thân thuộc hơn bằng cách nhận ra những phẩm chất và tài năng độc đáo, tạo ra một môi trường lớp học an toàn về mặt cảm xúc, và thể hiện sự quan tâm và tôn trọng thực sự.
- Sức mạnh
Ý thức về quyền lực có liên quan cơ bản đến sự phát triển của nhu cầu kiểm soát bản thân. Khi một học sinh cảm thấy chúng không có bất kỳ sức mạnh nào, các phản ứng bên trong phổ biến bao gồm rút lui và thụ động, trong khi các phản ứng bên ngoài phổ biến bao gồm nổi loạn và thù địch. Giáo viên có thể cung cấp cho sinh viên cảm giác có quyền lực bằng cách cho họ lựa chọn, trao trách nhiệm và cơ hội cho lãnh đạo và trao quyền sở hữu cho việc phát triển các nội quy, quy trình của lớp.
- Năng lực
Phần lớn bản sắc của chúng ta được kết nối với những gì chúng ta có thể làm và khả năng thực hiện tốt như thế nào. Khi một học sinh cảm thấy vô dụng, không được đánh giá cao, không đủ năng lực hoặc không được coi trọng, các phản ứng thông thường bao gồm mất động lực và / hoặc cảm giác không thỏa đáng, trong khi các phản ứng bên ngoài thông thường là khoe khoang, hành động quá thẩm quyền, gây chú ý và kiếm cớ gây sự. Giáo viên có thể cho học sinh ý thức cao hơn về năng lực bằng cách tập trung vào sự tiến bộ chứ không phải kết quả, xóa bỏ sự so sánh giữa các học sinh với nhau, nhận ra sự tiến bộ của học sinh, bày tỏ kỳ vọng cao và giúp học sinh đạt được mục tiêu mà chúng đã đặt ra.
- Sự tự do
Mỗi chúng ta đều cần cảm giác rằng chúng ta tự chủ và có quyền tự do lựa chọn. Chúng ta phải cảm thấy được tự do để có thể thể hiện cá tính của mình. Khi học sinh cảm thấy quá bị hạn chế hoặc bị cầm tù, các phản ứng bên trong thông thường sẽ bị rút lại hoặc bực bội. Trong khi các phản ứng bên ngoài phổ biến bao gồm chống trả, chống cự tích cực và / hoặc tìm kiếm con đường xung quanh sự kiểm soát. Giáo viên có thể giúp học sinh trải nghiệm sự tự do thông qua việc hỗ trợ học sinh tự chủ và sáng tạo, tránh sự khen ngợi và thất vọng cá nhân, xác nhận các quan điểm khác nhau trong lớp. Cho học sinh thấy rằng giáo viên không phải lúc nào cũng biết tất cả và mọi người đều có quyền mắc sai lầm.
- Sự vui vẻ
Mỗi chúng ta đều cần được vui chơi, trải nghiệm sự ngạc nhiên và niềm vui. Khi một học sinh bị đặt trong một môi trường kìm nén hoặc tẻ nhạt, các phản ứng bên trong phổ biến bao gồm buồn chán, thất vọng và mơ mộng, trong khi các phản ứng bên ngoài phổ biến bao gồm tạo ra một trò vui của riêng mình, lôi kéo giáo viên vào các trò chơi (ngoài nhiệm vụ) và thù địch. Giáo viên có thể thúc đẩy học sinh cảm giác vui vẻ bằng cách sử dụng sự hài hước, tạo cơ hội cho chơi sáng tạo, làm cho việc học trở nên hấp dẫn và thú vị và sử dụng chu đáo cạnh tranh lành mạnh.
Một khi năm nhu cầu này được đáp ứng trong lớp học, học sinh sẽ có được khát khao, mong muốn học tập từ bên trong. Chúng được sống trong một không gian nơi chúng có thể tập trung vào việc học có mong muốn tự học.
Theo: www.k12teacherstaffdevelopment.com
https://thuviengiangday.com dịch