Khi nghĩ đến cụm từ “đánh giá” hẳn trong đầu chúng ta đều nghĩ đến một cây bút đỏ, một chồng bài kiểm tra và những điểm số. Tuy nhiên, việc đánh giá không phải lúc nào cũng như vậy. Nó có thể được tiến hành bằng những hình thức đa dạng và phong phú. Nó cũng được tiến hành một cách thường xuyên chính ngay trong quá trình học tập của học sinh. Tại sao, chúng ta không thử thay đổi các hình thức và phương thức đánh giá để làm cho hoạt động này trở nên thú vị và hấp dẫn cho học sinh?

Nhiều giáo viên né tránh các hoạt động đánh giá trong quá trình dạy học. Lý do là họ sẽ mất thêm thời gian để lên ý tưởng, chuẩn bị, tính điểm và phản hồi. Tuy nhiên, điều đó sẽ không còn là trở ngại quá lớn đối với giáo viên khi tham khảo 40 ý tưởng dưới đây.

Đánh giá liên quan đến các hoạt động đọc

1.   Bookmark – Tạo một bookmark kết nối giữa chủ đề bài học với cuốn sách mà học sinh đang đọc.

2.   Chiếc hộp kiến thức – Chia học sinh làm việc theo nhóm, mỗi học sinh sẽ liệt kê 5 điều đã học được qua mỗi bài học. Sau mỗi tuần, học sinh sẽ cùng xem lại về những điều đã học.

3.   Cỗ máy thời gian – Cho học sinh tưởng tượng nhân vật có cỗ máy thời gian để đi về quá khứ hoặc đến tương lai. Hãy mô tả sự thay đổi trong ngoại hình, tính cách của nhân vật ở mỗi thời điểm.

4.   Danh thiếp – Hãy thiết kế danh thiếp cho nhân vật bao gồm các thông tin mà học sinh thu thập được từ bài đọc.

5.   Đọc truyện đêm khuya – Hãy tạo ra một chương trình đọc truyện mô phỏng theo chương trình đọc truyện đêm khuya trên radio.

6.   Công thức nấu ăn – Tạo ra một một công thức (hoặc hướng dẫn sử dụng) cho một hành động hoặc một vật dụng mà nhân vật trong câu chuyện sử dụng.

7.   Búp bê bằng giấy – Hoạt động này phù hợp hơn với đối tượng học sinh tiểu học, học sinh sẽ tạo ra những con búp bê bằng giấy và thay đổi trang phục cho các nhân vật trong câu chuyện.

8.   Poster truy nã – Hãy thiết kế một poster truy nã cho nhân vật nào đó trong cuốn sách.

Đánh giá trong hoạt động viết

9.   Điếu văn – Viết một bài điếu văn, vĩnh biệt những lỗi sai thường xuyên mắc phải trong các bài viết của học sinh.

10.  Viết các bài báo – Học sinh sẽ viết về một vấn đề và gửi cho các tờ báo khác nhau (hoa học trò, tuổi trẻ, nhân dân,…) để nhận ra sự khác biệt về phong cách viết.

11. Poster – Thiết kế một poster thể hiện những đặc trưng của mỗi thể loại văn bản

12. PowerPoint – Học sinh làm việc theo cặp đôi, cùng nhau thực hiện hoạt động viết qua việc chia sẻ ppt trên google drive.

13.  Chương trình phát thanh – Học sinh có thể thành lập các nhóm để tạo một chương trình phát thanh, đưa tin về những điều cần lưu ý khi viết (cấu trúc câu, lựa chọn từ ngữ, dấu câu, v.v.)

14.  Truyện tranh – Vẽ một đoạn truyện tranh cho thấy tác dụng của hình ảnh trong việc biểu đạt các ý tưởng và cách sử dụng ngôn ngữ tượng hình.

15.   Brochure – Tạo tài liệu giới thiệu giải thích các bước tiến hành hoạt động viết cho các đối tượng khác nhau.

16.  Khảo sát – Tạo một cuộc khảo sát về những hoạt động học sinh yêu thích hoặc những điều học sinh muốn làm,…. Lập biểu đồ, sau đó viết phần giải thích kết quả khảo sát.

Đánh giá trong môn toán

17.   Sáng tác thơ – Sử dụng các kiến thức đã học trong bài học, sáng tác thành một bài thơ.

18. Tài liệu trên mạng Internet – Học sinh tìm và lập một danh sách các trang web (cả tiếng Việt và tiếng Anh) có liên quan đến nội dung bài học và những ứng dụng của nó.

19. Hội thảo khoa học – Tổ chức một hội thảo khoa học để trao đổi, thảo luận, tranh luận về những vấn đề đang học

20. Trò chơi ô chữ – Thiết kế trò chơi ô chữ liên quan đến các khái niệm đã học trong môn toán.

21.  Thiết kế sổ tay – Mỗi học sinh sẽ tóm tắt và trình bày những điều mà mình đã học được dưới dạng một cuốn sổ tay hoặc một cuốn sách nhỏ.

22.  Tô màu theo các con số – Giáo viên có thể tạo một bức tranh, trên đó có các con số, mỗi con số sẽ tương ứng với một màu sắc. Học sinh sẽ giải bài toán để tìm ra màu sắc tương ứng để tô lên bức tranh.

23.    Bài toán thực tế – Chọn một vấn đề hoặc tình huống thực tế và yêu cầu học sinh phải sử dụng các công thức tính toán để giải bài toán đó.

24.   Cắt dán – Sử dụng các cuốn tạp chí, học sinh có thể cắt và dán tạo nên các ví dụ toán học.

Đánh giá trong môn khoa học

25.   Poster  – Thiết kế poster giới thiệu về một nội dung đã học trong môn khoa học.

26.  Sáng tác bài hát – Học sinh sáng tác các bài hát về các nội dung liên quan đến bài học.

27.    Làm lịch – Hãy thiết kế một cuốn lịch, trên mỗi ngày có viết các nội dung đã học hoặc các câu danh ngôn/thông tin về các nhà khoa học.

28.    Nhật ký – Hãy đóng vai một nhà khoa học nổi tiếng và viết lại nhật ký về nội dung bài học.

29.   Lời khuyên – Giáo viên tạo một bảng trống trên lớp, học sinh sẽ tự viết và gắn lên đó những điều còn thắc mắc. Trong giờ ra chơi, bất kỳ học sinh nào cũng được đưa ra câu trả lời cho vấn đề của bạn mình.

30.   Gameshow – Học sinh tự thiết kế các câu hỏi, lựa chọn một hình thức của gameshow và tổ chức chơi trên lớp.

31.    T-shirt – Hãy lấy một chiếc áo phông có màu trắng, và cho học sinh được trang trí, thiết kế chiếc áo theo chủ đề đã học.

32.   Trải nghiệm – Điều này không cần phải giải thích gì thêm, hãy biến những nội dung đã học thành các hoạt động trên thực tế để học sinh được tham gia!

Hoạt động đánh giá trong môn Lịch sử – Địa lý

33.  Sáng tác bài hát – Sáng tác một bài hát liên quan đến nội dung bài học (có thể dùng cách nhép lời).

34.    Thiết kế thời trang – Thiết kế bộ trang phục cho các nhân vật trong giai đoạn lịch sử đang học.

35.    Đồ chơi – Thiết kế đồ chơi hoặc mô hình đồ chơi mà trẻ em ở trong giai đoạn lịch sử đó thường hay chơi.

36.    Phim tài liệu – Làm một bộ phim tài liệu về chủ đề lịch sử đang học.

37.  Sơ đồ phả hệ – Nghiên cứu thông tin về nhân vật lịch sử và lập sơ đồ phả hệ cho nhân vật

38.    Timeline – Học sinh tạo một timeline trên tường lớp học. Mỗi bài học, học sinh sẽ dán các sự kiện/thông tin lên timline.

39.  Bài diễn văn – Sáng tác bài diễn văn sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu của nhân vật đã học

40.    Bảo tàng trưng bày – Mỗi học sinh sẽ sưu tầm hoặc tự tạo ra một “hiện vật” trong bảo tàng và sử dụng không gian lớp học như một bảo tàng trung bày. Học sinh sẽ đứng cạnh hiện vật của mình để giải thích và trả lời các câu hỏi từ khách tham quan. Hãy mời các học sinh ở lớp khác hoặc phụ huynh đến tham quan bảo tàng.

THAM KHẢO CÁC Ý TƯỞNG KHÁC TRONG BỘ TÀI LIỆU – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ý TƯỞNG VÀ CÔNG CỤ

https://thuviengiangday.com