Một nguyên lý cốt lõi của nhân loại là khả năng tư duy với trí tưởng tượng và sự sáng tạo phong phú. Đó có ý nghĩa là khả năng của chúng ta và sự quyết định hành động một cách nhất quán theo các cách khác nhau xác định chúng ta là một loài đặc biệt trên hành tinh này.

1. Tư duy tổng hợp (Convergent Thinking)

– Dựa trên logic.

– Tên gọi khác: Tư duy phản biện, tư duy theo chiều dọc, tư duy phân tích, tư duy tuyến tính.

Tổng quan“Tư duy tổng hợp là một thuật ngữ được đặt ra bởi Joy Paul Guilford ‘(người cũng đặt ra thuật ngữ cho cách suy nghĩ ‘ngược lại ‘,’Tư duy phân tích’).
‘Nó thường có nghĩa là khả năng đưa ra được câu trả lời “đúng” cho các câu hỏi tiêu chuẩn không đòi hỏi nhiều sự sáng tạo, ví dụ trong hầu hết các nhiệm vụ trong trường học và các bài kiểm tra trắc nghiệm được chuẩn hóa về trí thông minh.
Tư duy tổng hợp thường được sử dụng kết hợp với tư duy phân tích.
Tư duy tổng hợp là suy nghĩ tập trung vào việc tìm và đưa ra một câu trả lời duy nhất, được thiết lập tốt cho một vấn đề nào đó.
+ Tư duy tổng hợp được sử dụng như một công cụ trong giải quyết vấn đề sáng tạo. Khi một cá nhân đang sử dụng tư duy phê phán để giải quyết vấn đề, họ có ý thức sử dụng các tiêu chuẩn hoặc xác suất để đưa ra các phán đoán.
+ Điều này trái ngược với suy nghĩ phân tích khi phán đoán được trì hoãn trong khi tìm kiếm và chấp nhận nhiều giải pháp khả thi.’

2. Tư duy phân tích (Divergent Thinking)

– Dựa trên sự tưởng tượng.

– Tên gọi khác: Tư duy sáng tạo, tư duy theo chiều ngang

– Tổng quan: ‘Tư duy phân tích là một quá trình hay phương pháp tư duy được sử dụng để tạo ra những ý tưởng sáng tạo bằng cách khám phá nhiều giải pháp khả thi. Nếu kiểu nhận thức họ hàng của nó, tư duy tổng hợp gồm một tập hợp các bước hợp lý cụ thể để đi đến một giải pháp, trong một số trường hợp là một giải pháp ‘đúng’.

Ngược lại, tư duy phân tích thường được diễn ra trong một cách tự do, cách tự phát, ‘phi tuyến tính’, như vậy nhiều ý tưởng được tạo ra theo kiểu vấn đề xuất hiện. Nhiều giải pháp có thể được khám phá trong một khoảng thời gian ngắn và các kết nối bất ngờ được rút ra. Sau khi quá trình suy nghĩ phân tích được hoàn thành, ý tưởng và thông tin được tổ chức và cấu trúc bằng cách sử dụng tư duy tổng hợp.’

3. Tư duy đột phá (Lateral Thinking)

– Dựa trên cả hai kiểu tư duy tổng hợp và phân tích.

– Tên gọi khác: ‘Thinking Outside the Box’.

– Tổng quan: “Tư duy đột phá là giải quyết các vấn đề thông qua một cách tiếp cận gián tiếp và sáng tạo, sử dụng lập luận không rõ ràng và liên quan đến những ý tưởng ngay lập tức. Những lập luận không có được bằng cách chỉ sử dụng từng bước lập luận logic truyền thống. Để hiểu tư duy đột phá, cần phải so sánh nó với tư duy phê phán. Tư duy phê phán chủ yếu là quan tâm đến việc đánh giá giá trị của các thông tin và tìm kiếm các lỗi. Tư duy đột phá là quan tâm hơn đến “giá trị tác động” của các nhận định và ý tưởng. Một người sử dụng tư duy đột phá để chuyển từ một ý tưởng đã biết để tạo ra những ý tưởng mới.’

TeachThought Staff

Lê Hải Thanh – TGD dịch