Khi chuẩn bị hoặc tiến hành một tiết học, tất cả chúng ta đều cố gắng hạn chế những “trục trặc” để làm cho tiết học trở nên hiệu quả nhất có thể. Từ quan sát những giáo viên thất bại, tôi thấy rằng họ đều có những điểm tương đồng như nhau. Vì thế tôi đã tổng hợp lại một số điểm cơ bản, với hi vọng nó sẽ là chìa khóa cho các giáo viên khác – những người đang ở vị trí giống như tôi. Mục đích là để cải thiện và nâng cao hiệu quả của công việc giảng dạy trên lớp.

Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng của một tiết học thành công:

– Tạo nên sự hứng thú từ các hoạt động khởi động – các hoạt động khởi động phải luôn sẵn sàng trên bảng/bàn khi học sinh đến – học sinh bắt tay vào việc ngay khi chúng đến lớp.
– Sử dụng cách nêu mục tiêu bài học: Với những màu khác nhau để học sinh nhận ra sự tiết bộ từ màu xanh đến màu vàng, màu đỏ biểu hiện sự tăng dần của mức độ khó của kiến thức.
– Tôi thường đưa ra các mục tiêu bài học:
Định nghĩa/kể lại/miêu tả/ tóm tắt… Màu xanh
Giải thích/so sánh/thảo luận/soạn lại… Màu vàng
Phân tích/đánh giá/nghiên cứu… Màu đỏ

– Thường xuyên nhắc lại mục tiêu bài học – không chỉ giới hạn lại ở đầu và cuối bài học.
– Sử dụng các câu hỏi gọi mở, câu hỏi để kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh trước khi chuyển sang nội dung tiếp theo là nêu mục tiêu bài học.
– Có một tấm bảng phụ nhỏ và có kế hoạch sử dụng nó.
– Chắc chắn là các tài liệu học tập mang tính sáng tạo và có mục tiêu bài học trên phiếu bài tập để học sinh có thể hiểu chúng đang học đến nội dung nào.
– Tránh để học sinh copy định nghĩa/ từ chìa khóa – hãy để học sinh tự mình thực hiện điều đó – Điều này sẽ phát triển kĩ năng người học hơn là làm tăng lượng kiến thức.
– Tiến dần từng bước đến kiến thức chuyên môn trong lớp học để học sinh thể hiện năng lực bản thân và khả năng học tập độc lập sử dụng các từ sau đây: chọn một cái khác/chọn định nghĩa đúng/Đây là câu trả lời – đưa ra các câu hỏi.
– Sử dụng đa dạng hóa các loại hình hoạt động từ bài học này đến bài học khác – nhằm mục đích duy trì sự hứng thú trong mỗi tiết học để học sinh không thể đoán trước được nội dung mà giáo viên sẽ giảng dạy.
– Làm mẫu lại nhiệm vụ nhằm giúp các học sinh có biện – bạn có thể hỗ trợ cá nhân từng học sinh mà không cần phải có 8 mẫu phiếu bài tập khác nhau.
– Chắc chắn rằng ít nhất bạn nói chuyện với học sinh trong lớp 1 lần trong mỗi bài học (nói xin chào/hỏi học sinh/ khen học sinh/ nhận xét về bài tập…).
– Khi cùng lúc có nhiều học sinh không tham gia vào giờ học của bạn, đừng vì lo lắng rằng chúng sẽ làm sai lệch kế hoạch giảng dạy, làm cháy giáo án. Thay vì điều đó hãy làm mẫu và hướng dẫn lại mục tiêu bài học và giảng giải lại cho chúng.
– Hãy dùng các câu hỏi thăm dò, câu hỏi mở, hỏi những học sinh mà không giơ tay, thậm chí áp dụng quy tắc “gọi không giơ tay” trong các giờ học.
– Luôn kiên định với các nội quy, quy tắc ứng xử, hành vi phù hợp với mọi học sinh trong giờ học.
– Luôn đảm bảo rằng bạn biết học sinh đang ở mức độ nhận thức như thế nào bằng cách sử dụng các mẹo “đánh giá nhận thức người học” như: dùng bảng nhỏ/viết điều đã học được/đặt câu hỏi…
– Luôn có nhiệm vụ bổ sung “nhiệm vụ đặc biệt” dành cho học sinh xuất sắc khi chúng đã hoàn thành xong công việc. Học sinh không được phép chạy ra khỏi vị trí khi hoàn thành nhiệm vụ trước các bạn khác.
– Đảm bảo rằng phần kiểm tra hoạt động nhận thức cuối giờ giúp bạn biết được những học sinh nào đạt được mục tiêu bài học – Điều quan trọng nhất là bạn sẽ sử dụng nó cho buổi học tiếp theo.

https://thuviengiangday.com