1. Bước đầu tiên của thuật thôi miên
Kĩ thuật đầu tiên của một nhà thôi miên thường là khiến các đối tượng tập trung vào một điều gì đó mà họ chuẩn bị tiến hành. “Cảm thấy đôi mắt của bạn đang trở bên mệt mỏi” là một sự mở màn tốt, bởi vì đôi mắt của mọi người đều thể cảm giác mệt mỏi rất nhiều lần, nhưng thường chúng ta không chú ý cho đến khí ai đó chỉ ra nó.
Giáo viên, giống như một nhà thôi miên, có thể thu hút sự chú ý bằng cách hỏi học sinh những việc chúng vừa làm xong, sau đó đợi chúng trả lời, và cuối cùng phát hành các chỉ thị khác. Thực sự sẽ tốt hơn nếu giáo viên nói rằng “Hãy tập trung lên đây” “Hãy nhìn tập trung vào đây” và đợi cho mọi thứ như mong muốn, thay vì nói “Đừng nói chuyện, quay lại, chuyển sang trang 237, lấy bút chì ra, theo dõi trang đầu phần Địa chất”.

2. Hãy giữ những hình phạt nhỏ nhất có thể
Khi nội quy lớp học bị phá vỡ, hãy đưa ra một hình phạt nhỏ nhất có thể và quan sát đợi đến khi học sinh hoàn thành công việc. Đừng vội vã đưa ra những hình phạt nặng nề và ngay lập tức. Bạn nên nhớ rằng: Trẻ con cần thời gian để khôn lớn..

3. Sự phù hợp giữa chương trình và chiến thuật quản lí lớp học
Ví dụ, việc đuổi một học sinh ra bên ngoài có hiệu quả giáo dục thấp hơn so với việc phải cho học sinh đó giải thích trước các bạn của chúng với một điệu bộ ngớ ngẩn (vì không hoàn thành nhiệm vụ) . Hãy đưa ra các nhiệm vụ với độ khó khác nhau một cách phù hợp (dạy học phân hóa) sẽ hạn chế được các nguy cơ liên quan đến các vấn đề về hành vi.

4. Luyện tập chuyển tiếp
Hầu hết sự xáo trộn/ mất trật tự diễn ra trước khi có tiếng chuông kết thúc giờ học và giữa các hoạt động trong giờ học. “Im lặng 30 giây” là tín hiệu của tôi cho tất cả học sinh để dọn sạch bàn học của chúng và ngồi lặng lẽ trong vòng nửa phút. Sẽ có phần thưởng khi sau 30 giây mọi thứ được hoàn thành gọn gàng. Học sinh của tôi thích được nhìn thấy cảnh một ai đó đến dự giờ và há hốc mồm trong sự ngạc nghiên về những hành vi của chúng.

Quản lí lớp học thành công là phẩm chất của người giáo viên hiệu quả

5. Dự đoán các vấn đề và sáng tạo
Vào đầu năm học, học sinh trung học của tôi mang vào lớp học rất nhiều đồ chơi. Thay vì tập trung vào bài giảng chúng hay nghịch các đồ chơi đó. Để giải quyết vấn đề, tôi yêu cầu học sinh của mình xếp hàng ở ngoài cửa lớp học một cách ngay ngắn (cái này chỉ áp dụng với các trường theo mô hình trường học của nước ngoài). Để vào lớp, mỗi học sinh phải trả lời câu hỏi, hoặc là liên quan đến nội dung bài học, hoặc một câu hỏi ngẫu nhiên như: “ai là người phát triển phần mềm cho game liên minh huyền thoại?” Các câu hỏi đó sẽ giữ lại những trò giải trí. (Các câu hỏi ngẫu nhiên thường khó và buộc học sinh phải lựa chọn câu hỏi liên quan đến nội dụng bài học). Sau khi trả lời, chúng được sắp xếp ngồi ở một vị trí, giữ yên lặng và làm theo những hướng dẫn của giáo viên. Học sinh nói chuyện hoặc vi phạm những quy định sẽ được đưa quay trở lại hàng bên ngoài lớp học.

6. Thực hiện các cuộc gọi tích cực về nhà và gửi thư
Tôi đã từng gửi các thông báo về kết quả học tập tích cực, hay những lời khen đến cha mẹ của học sinh. Những thông báo đó, thậm chí còn bao gồm cả một cục nam châm để có thể dính được vào tủ lạnh trong bếp ăn. Tôi cũng để thư thoại của mình trong tình trạng sẵn sàng. Đó là cách mà cha mẹ và học sinh luôn nhìn nhận tôi như một đồng minh tin cậy.

MỘT VÀI MẸO NHỎ CAN THIỆP VÀO VIỆC QUẢN LÍ LỚP HỌC

1. Cho học sinh thấy điều chúng nhận được sau cố gắng
Sau cuối mỗi tiết học thường ngày, tôi đưa ra 2 chiếc thẻ – một cho nỗ lực học tập và một cho hành vi tốt. Sau khi viết tên chúng trên những chiếc thẻ, học sinh sẽ bỏ chúng vào một chiếc hộp. Đến thứ 7 trong giờ sinh hoạt lớp, tôi chọn ngẫu nhiên hai tên học sinh – cả hai đều nhận được phần thưởng là hai thanh kẹo.

2. Không bao giờ trừng phạt toàn bộ lớp học
Ngay cả khi bạn cảm thấy cả lớp đang quậy phá, luôn có một vài học sinh điều khiển phía sau. Phạt cả lớp chỉ làm kích thích sự quậy phá nhiều hơn.

3. Xây dựng việc dự đoán nội dung liên quan
Khi bắt đầu buổi học, hãy nói “Sau buổi hôm nay, tôi sẽ nói cho bạn…”
– Tại sao người Việt lại không thích người Trung Quốc.
– Làm thể nào để chữa bệnh truyền nhiễm.
– Điều mà hầu hết các thiên tài có điểm chung.
– Làm thế nào mà các máy bay chiến đấu X-Xing trong Wars Star vi phạm định luật Newton…
Mục đích là giúp học sinh hứng thú với bài giảng của giáo viên thay vì quậy phá.

4. Thay đổi giọng điệu
Để làm gián đoạn những lời kêu ca, phàn nàn trong một lớp học gồm nhiều học sinh hiếu chiến, tôi luôn chuẩn bị một vài bài hát sôi động mà hầu hết học sinh đều biết. Ví dụ như: không phải dạng vừa đâu, Bạn muốn mua tủ lạnh…. Khi học sinh phiền phức đầu tiên bắt đầu phàn nàn, tôi đưa lòng bàn tay của mình lên trên và sau đó bắt đầu “Let’s go, Let’s go…” tất cả học sinh trong lớp đều cười, một học sinh khác bắt đầu kêu ca và tôi lại bắt đầu “Let’s go, Let’s go…”. Học sinh lại cười to hơn, sau đó tất cả những lời phàn này gần như hiếm khi xuất hiện.

5. Tìm ra những điều để khen ngợi
Thay vì bắt đầu lớp học với sự chuẩn bị tinh thần cho cuộc xung đột, hãy tự mình tìm kiếm những điều thú vị như: Hãy thảo luận về những thứ như: quảng cáo Điện máy xanh, PPAP…

6. Gia tăng sự nhiệt tình của bạn
Không có trở ngại nào ngăn cản bạn đặt nhiều hơn 20% sự nhiệt tình vào mỗi tiết học trên lớp.

7. Sử dụng lời nói của bạn
Học sinh đôi khi nhớ rất rõ ràng về những gì mà giáo viên đã nói với chúng, ví dụ như: “Lớp các con khiến cô cảm thấy rất vui khi dạy” “Thầy cảm thấy rất tự hào về lớp các con”.

8. Đừng nối giáo cho giặc
Chúng ta cần sự tung hô và ngưỡng mộ? Chúng ta thích những từ kiểu như “Thầy ấy thật tuyệt” ‘Cô ấy là số 1”… Chúng ta cần cảm xúc đó, vì vậy chúng ta cho phép học sinh phá vỡ các nội quy của lớp học, chúng ta dễ dãi với người học chỉ để đáp ứng những như cầu cảm xúc của bản thân. Có một nghịch lí của cuộc sống là những người không bao giờ theo đuổi được ngưỡng mộ thường là những người nhận được sự ngưỡng mộ nhiều nhất.

9. Hãy tha thứ
Đây là điều mà tôi học được từ một giáo viên nước ngoài tên là Katie, khi học sinh bị đuổi khỏi lớp, cô ấy luôn luôn nói với chúng rằng mọi chuyện sẽ được tha thứ và rằng ngày hôm sau sẽ là một khởi đầu hoàn toàn mới. Khi một học sinh phạm lỗi nghiêm trọng, học sinh đó sẽ phải xuống phòng gặp giáo viên kỉ luật. Đó là tất cả những gì mà học sinh cần được biết.

10. Cho học sinh sự lựa chọn
Học sinh thích được đưa ra lựa chọn cũng như có tiếng nói của mình. Vì vậy hãy tăng cơ hội cho học sinh có thể lựa chọn nhiệm vụ học tập. Để làm được điều đó, giáo viên sẽ có hai kế hoạch để cho học sinh lựa chọn (Cả hai nhiệm vụ đó đều đã được giáo viên tính trước) sau đó giao cho học sinh: “Các em muốn bài tập này làm ở lớp hay ở nhà?” “Dự án này nên được làm theo nhóm hay cá nhân?”…

11. Công bố các mục tiêu quản lí lớp học
Hãy nói với học sinh rằng: “Ngày hôm qua, cô phải dừng lại “8 lần” trong giờ học để nhắc mất trật tự. Cô muốn ngày hôm nay cô sẽ phải chỉ nhắc lớp tối đa “5 lần”.

12. Thiết lập thói quen
Nếu bạn có một lớp học lộn xộn, hãy luôn dự đoán những tình huống có thể xảy ra. Đồng thời lên lịch trình rõ ràng những việc mà bạn sẽ làm trong ngày.

13. Nêu lên sự thật khi mọi thứ đi sai đường
Nếu học sinh của bạn đang mất tập trung và làm ồn. Và khi bạn buộc phải cho một học sinh ra ngoài lớp, hãy nói rằng “Những gì con làm khiến cho thầy/cô vô cùng buồn và thất vọng” nhưng ngay lúc đó bạn hãy để tâm trí của mình tập trung quay trở lại với những gì đang diễn ra trong lớp học.

Nguyễn Văn Vương dịch –
(Nguồn: https://www.edutopia.org/…/big-and-small-classroom-manageme…)