Tất cả chúng ta đều nghĩ về những trải nghiệm mới – chuyến cắm trại trên đường về nhà, những sai lầm khi tham gia một trò chơi hoặc cảm xúc khi hoàn thành một dự án kéo dài mấy tháng trời.
Dưới đây tôi xin chia sẻ 15 chiến thuật để học sinh suy ngẫm về việc học của mình. Mỗi chiến thuật sẽ còn đồng hành với bạn trong suốt chặng đường phía trước – và học sinh học được nhiều hơn trong quá trình đó.
15 chiến thuật tự suy ngẫm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức vừa được học
- Bắt cặp-Chia sẻ
Bắt cặp-Chia sẻ là một chiến thuật học tập cổ điển, trong đó học sinh được bắt cặp và “chia sẻ” bằng lời một điều gì đó liên quan đến nội dung mới, nâng cao kiến thức hoặc kiểm chứng những gì họ đã biết. Nó cũng có thể được sử dụng như một công cụ đánh giá nhanh chóng và dễ dàng.
- Phản hồi theo mẫu
Đây là một chiến thuật tuyệt vời bởi vì chúng giống như đào tạo xoay vòng hoặc kết hợp một phép ẩn dụ, các công cụ để rèn cho học sinh tư duy và phát biểu theo một số mẫu nhất định. Chẳng hạn, nếu bạn yêu cầu học sinh “phản biện” mà họ lại không biết mẫu câu phản biện nào (ví dụ: ‘Điều này quan trọng vì …’), việc phản biện nằm ngoài tầm với của họ.
Bạn cũng có thể xem thêm các mẫu câu phản biện ở đây (miễn phí).
- Văn bản nhiều lớp
Văn bản nhiều lớp là thứ tôi định viết nhiều năm nay mà mãi chưa viết. Một văn bản nhiều lớp là một thư mục số được làm đầy bởi các đường dẫn liên kết về bất cứ điều gì: Câu hỏi của học sinh, câu hỏi nâng cao, tài liệu tham khảo và các ẩn dụ phản ánh khả năng tiếp thu của học sinh,…? (Rap Genius có thiết kế một phiên bản này.)
Bằng cách thêm ‘lớp’ ý nghĩa cho văn bản thông qua các đường dẫn liên kết, học sinh có thể tiếp tục suy ngẫm bất cứ điều gì, từ một bài báo trước khi đánh giá cho thấy sự thiếu hụt kiến thức của họ cho đến một loại ‘đánh dấu’ những gì họ đã học khi nào và từ đâu.
- Tweet
140 ký tự buộc học sinh suy ngẫm nhanh và trọng tâm các vấn đề thu nhận được hoặc về các tác giả những người trăn trở để cho ra đời các bài viết hay tiểu luận có ý nghĩa.
Thực tế, bạn có thể kết hợp mục này với mục số 6 bên dưới.
- 3-2-1
3-2-1 là phương thức thử-và-đúng để thống kê ý kiến của hai bạn cùng nhóm hoặc các mục trong một tạp chí (chẳng hạn, yêu cầu học sinh viết 3 điều mà họ biết, 2 điều họ không biết và 1 điều họ chắc chắn về một chủ đề), sử dụng để đánh giá trước đến đánh giá sau (ví dụ, liệt kê ra 3 cách cho thấy em đã làm chủ được 3 kỹ năng trong bài viết của mình, 2 cách cho 2 kỹ năng Y mà em cần tiếp tục luyện tập và 1 cách em có thể làm cho bài tranh biện của em sắc bén hơn trong vòng 5 phút) sử dụng để suy ngẫm sau đánh giá.
- Phiếu miễn nhiệm/ vé qua cửa
Bạn có thể gọi là phiếu miễn nhiệm, vé qua cửa.. hay bằng cái tên nào khác cũng được, miễn là trong phiếu yêu cầu học sinh ghi lại những điều mà chúng học được về một nội dung, một định nghĩa, một câu hỏi. Đây là một chiến thuật dạy học hiệu quả. Thực tế, “phiếu miễn nhiệm” hiểu theo nghĩa đen là cách tôi kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh trong lớp học. Việc yêu cầu học sinh bỏ một chút thời gian để ghi lại vài dòng suy nghĩ về việc học trong tiết học trước khi chuông hết giờ vang lên giúp chúng lưu giữ và ghi nhớ những kiến thức của bài học
Một số ví dụ?
Hôm nay em đã gặp những khó khăn gì? Em ngạc nhiên nhất về _____? Ngày hôm nay, hiểu biết của em về _______ đã thay đổi như thế nào? Điều gì về _____ mà em còn băn khoăn hoặc tò mò?
- Viết chuyền tay
Tôi thích những cách viết chuyền tay đơn giản để học sinh viết không giống nhau và cộng tác. Các cấu trúc mà học sinh sử dụng không phải theo khuôn mẫu – vốn từ vựng và mẫu câu nhất định có thể giúp học sinh phản ánh những điều quan trọng nhất của hoạt động này là học sinh học hỏi từ bạn bè và mỗi em biết tiếp thu ý kiến của người khác trước khi viết.
- Phác thảo
Dù là phác thảo hay vẽ nguệch ngoạc, hãy cho học sinh vẽ những gì họ biết, niềm tin học tập của họ đã thay đổi ra sao hoặc một số cách thức ẩn dụ để đào sâu kiến thức đều là những chiến thuật học tập tuyệt vời dành cho học sinh. Những chiến thuật hướng đến mở rộng sáng tạo và là một cách “an toàn” cho những học sinh học lực trung bình hoặc yếu cảm thấy thoải mái khi viết ra bất kể suy nghĩ nào của chúng vào phiếu học tập để bạn có dữ liệu để đánh giá cũng như lên kế hoạch giảng dạy tiếp theo.
- Ghi âm
Học sinh sẽ ghi âm phản hồi của họ về việc học. Quyết định lưu hành nội bộ (không xuất bản) hay đăng tải công khai phụ thuộc vào việc học tập, học sinh, các vấn đề riêng tư…
Bạn cũng có thể đăng tải trong nhóm kín của giáo viên hoặc phụ huynh.
- Động não
Động não có thể là một chiến thuật tự suy ngẫm hiệu quả bởi vì nó giải quyết các vấn đề mà các cách tiếp cận khác vấp phải. Đối với các tác giả do dự, hoạt động viết báo có thể không hiệu quả vì quá trình viết có thể rất tốn thời gian. Hoạt động ghi âm có thể không phù hợp đối với học sinh nhút nhát. Chiến thuật bắt cặp-chia sẻ thì còn tùy vào độ tính cực của học sinh…
Động não đơn giản hơn nhiều. Học sinh có thể dành một khoảng thời gian nhất định để viết ra mọi thứ họ nhớ về một chủ đề hoặc suy ngẫm về câu hỏi mà họ vẫn chưa giải đáp được (những điều họ đang băn khoăn hoặc tò mò). Họ thậm chí có thể liên hệ kiến thức đã và đang học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy.
- Ghép hình
Ghép hình là một chiến thuật nhóm, trong đó một bài tập, khái niệm, hoặc một cái gì đó phức tạp hơn được tách ra thành các miếng ghép nhỏ. Các học sinh trong nhóm phân tích chúng rồi chia sẻ với nhau để tạo nên một mảnh ghép lớn. Phương thức phản ánh này tương ứng với kiểu tư duy không liền mạch: Ở những phương thức khác, bạn có thể gợi ý các học sinh trong nhóm hợp tác và chia sẻ các câu hỏi (bạn có thể chia nhóm theo mức độ sẵn sàng/ năng lực chẳng hạn) trong nhóm rồi chọn một câu hỏi mà cả nhóm không trả lời được (ẩn danh – không ai biết người đặt hỏi đó).
- Prezi
Nếu bạn đang nghĩ đến một công cụ kết hợp phác thảo, cắt dán và trình chiếu, đó chính là prezi. Hãy thử dùng – mặc dù sẽ cần tập trung và tốn công sức nếu sự phản ánh mà bạn cần không quá phức tạp – vì công cụ cho phép học sinh thiết kế sản phẩm học tập.
- Vlog
Chiến lược phản ánh này gần với ‘Ghi âm’ và còn có điểm chung với Bắt cặp – Chia sẻ. Bằng cách này, học sinh chỉ cần nói về việc học của mình với máy quay hay bất kỳ thiết bị ghi hình nào.
Cách tiếp cận này sẽ hiệu quả đối với những học sinh thích nói trước ống kính nhưng không phù hợp lắm với một số học sinh khác (những em thích ghi âm và lưu hành nội bộ).
- Cắt ghép
Bạn có thể sử dụng Amultimedia – một bản phác thảo có lồng tiếng được lưu dưới dạng video trên YouTube để chia sẻ và trình chiếu ngắn gọn trước lớp (hoặc cho những học sinh vắng mặt cũng xem được).
- Viết báo
Đại học Missouri-St Louis cung cấp 3 loại tạp chí thể hiện năng lực ghi chép và viết lách của học sinh.
a) Tạp chí cá nhân – Học sinh tự do viết về kinh nghiệm của mình. Việc này thường được thực hiện hàng tuần. Những tạp chí cá nhân này có thể được gửi định kỳ cho giáo viên hoặc lưu lại như là tư liệu tham khảo cho bài luận cuối khóa. (Hatcher 1996)
b) Tạp chí đối thoại – Hai tuần một lần (hoặc một khoảng thời gian thích hợp khác), học sinh gửi các trang rời lấy từ một tạp chí đối thoại để giáo viên đọc và bình luận. Khi đó, giáo viên có thể cung cấp phản hồi liên tục cho học sinh và gợi ý các câu hỏi mới cho học sinh suy nghĩ trong suốt học kỳ. (Goldsmith, 1995)
c) “Đánh dấu” bài viết – Trước khi học sinh gửi những suy ngẫm về các bài viết, họ đọc lại các bài viết cá nhân và sử dụng bút đánh dấu các phần của bài viết liên quan trực tiếp đến các khái niệm được thảo luận trong văn bản hoặc trên lớp. Điều này giúp giáo viên dễ dàng xác định nội dung mà học sinh suy ngẫm và về trải nghiệm của chúng trong bài học. (Gary Hesser, Đại học Augsberg)
Terry Heick
Đặng Thanh Hiền- TGD dịch