Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi, nếu một mai kia, sau khi học sinh tốt nghiệp, chúng đã quên hết những kiến thức mà bạn dạy, điều gì sẽ giúp chúng trở thành những người hạnh phúc và thành công?

Chắc hẳn, đó không phải là những phép toán hay những bài văn, càng không phải là những bài học về đạo đức khô khan và giáo điều. Đó phải là những năng lực chuyển đổi cần thiết trong cuộc sống.

Theo thuật ngữ của ngành nhân sự, các kỹ năng chuyển đổi là tất cả những khả năng sẽ giúp bạn duy trì được việc làm đồng thời giúp bạn tạo dựng cuộc sống của mình một cách hiệu quả. Đó là những kỹ năng có liên quan đến xã hội, nghề nghiệp của bạn được hình thành ở trường phổ thông hoặc trường đại học.

Ngày nay, khi chúng ta chuyển đổi sang mô hình dạy học phát triển năng lực, thì việc lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy phải hưởng đến giúp người học hình thành các năng lực cơ bản sau:

  1. Kĩ năng trình bày nói và viết

Đây là kĩ năng quan trọng đứng đầu danh sách các kỹ năng “phải có” của mọi học sinh. Với tư cách là một nhân viên hay một lãnh đạo trong tương lai, học sinh đều cần phải biết cách để trình bày suy nghĩ và ý tưởng của mình theo cách tốt nhất thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và bằng văn bản.

Điều này đòi hỏi, việc dạy nói và viết ở nhà trường cần hướng nhiều hơn đến việc giúp học sinh có kĩ năng trình bày và sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống thực tế của cuộc sống hơn là các kì thi.

  1. Kĩ năng quản lý khủng hoảng

Cuộc sống hiện đại thay đổi quá nhanh chóng, đẩy con người vào các cuộc khủng hoảng liên tiếp trong cuộc sống. Điều này được minh chứng khá rõ nét trong thời kì dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Điều này đặt ra đòi hỏi đối với giáo dục nói chung, đối với việc dạy và học trong trường phổ thông nói riêng phải giúp người học chuẩn bị và có các biện pháp để đối mặt, chung sống và giải quyết cũng như quản lý các khủng hoảng trong cuộc sống.

Kĩ năng quản lý khủng hoảng sẽ giúp giải quyết sự xáo trộn mà không làm mất đi sự bình tĩnh và bảo vệ lợi ích của tổ chức bạn.

  1. Chú ý đến chi tiết

Chúng ta đang sống trong thời hiện đại và liên tục bị tấn công bởi thông tin đến từ các khu vực khác nhau. Chúng ta cần học cách xác định những thông tin quan trọng đối với mình.

Trong khi loại bỏ những thông tin không cần thiết, chúng ta cũng cần phải biết tìm kiếm và bổ sung các thông tin cần thiết cho cuộc sống và công việc.

Chú ý đến chi tiết là kỹ năng tập trung vào độ chính xác của tất cả các yếu tố cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ.

  1. Khả năng làm việc nhóm

Đây là một kĩ năng quan trọng trong môi trường công việc. Điều đó đăt ra yêu cầu đối với mỗi cá nhân phải hiểu được vị trí vai trò của bản thân trong nhóm, đồng thời biết cách hợp tác, giao tiếp và làm việc hiệu quả với những người khác.

Kĩ năng này, đòi hỏi một loạt các yếu tố khác kèm theo, từ khả năng lắng nghe, giao tiếp hiệu quả, lập kế hoạch, đặt mục tiêu, quản lý hiệu quả, nhận xét và đưa phản hồi,…

Đó cũng là lý do vì sao, việc dạy học trong các nhà trường lại đòi hỏi giáo viên phải tổ chức thành các nhóm, giao các nhiệm vụ, dự án học tập để học sinh có sự giao tiếp và hợp tác.

  1. Kĩ năng quản lý thời gian

Mỗi người đều có 8 giờ làm việc như nhau. Trong khi một số người đến và rời văn phòng đúng giờ, có những người khác phải vô cùng vất vả để theo kịp thời gian. Bí quyết ở đây là tất cả về kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

Để có được năng lực quản lý thời gian, các trường học và mỗi giáo viên cần dạy và cho học sinh có cơ hội để thực hành nó.

  1. Đa nhiệm

Các công ty hay tổ chức luôn muốn nhân viên phải biết cách giải quyết nhiều nhiệm vụ cùng một lúc mà không phàn nàn về khối lượng công việc.

Những người đa nhiệm có thể thể hoàn thành rất nhiều công việc, luôn dẫn đầu và chủ động trong cuộc sống.

Là giáo viên, chúng ta hãy bắt đầu suy nghĩ về cách làm thế nào để dạy học sinh năng lực này, làm sao để người học có khả năng cùng làm nhiều việc một lúc và làm thành công các nhiệm vụ? Điều này hẳn sẽ quan trọng hơn là chỉ tập trung vào ôn thi và đạt điểm cao phải không?

  1. Hợp tác

Là một người thành công trong công việc, bạn phải thể hiện rất nhiều kỹ năng hợp tác. Bạn không chỉ phải hiểu vai trò của mình trong toàn bộ dự án mà còn phải có ý tưởng rõ ràng về những gì mọi thành viên khác trong nhóm được chỉ định để thực hiện. Đây cũng là một trong 4 kĩ năng quan trọng của thế kỉ XXI.

Việc hợp tác còn vượt ra khỏi khuôn khổ của một công ty hay quốc gia mà vươn ra trên quy mô toàn cầu với sự khác biệt về bản sắc và văn hóa.

Làm thế nào để bạn có thể hình thành được kĩ năng này cho học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường? Làm sao để học sinh của bạn có thể vượt ra khỏi những giới hạn để có thể hợp tác thành công với người khác?

  1. Kĩ năng huấn luyện và đào tạo

Một kỹ năng cốt lõi khác sẽ giúp bạn có lợi thế hơn đó là khả năng huấn luyện và đào tạo đồng nghiệp của mình.

Nếu bạn có một sáng kiến, một ý tưởng giúp công việc hiệu quả hơn. Tại sao không chia sẻ ý tưởng với cả nhóm, hướng dẫn các thành viên cách họ có thể hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian ngắn hơn?

Để làm được điều đó, kĩ năng huấn luyện và đào tạo trở nên vô cùng cần thiết.

  1. Tạo động lực

Nếu bạn muốn tác động đến người khác và mở rộng tầm ảnh hưởng của bản thân, bạn cần sở hữu các kỹ năng tạo động lực.

Với tư cách là người thúc đẩy, bạn sẽ phải đưa ra các chiến lược và hành động nhất định sẽ ảnh hưởng đến nhóm của bạn để mang lại kết quả mong muốn.

Chỉ khi bạn tự tạo được động lực cho bản thân trong công việc, bạn mới có thể thúc đẩy các thành viên trong nhóm của mình.

Do đó, động lực là một kỹ năng sống mà mỗi người cần có trong tương lai để thành công.

  1. Đối phó với các vấn đề đạo đức liên quan đến công việc

Các công ty và tổ chức luôn phải đối mặt với các vấn đề đạo đức trong hoạt động và kinh doanh. Làm thế nào để có thể cân bằng được lợi ích của bản thân và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích trước mắt và hậu quả lâu dài, giữa mình và mọi người?

Hẳn là trong chương trình giảng dạy, điều này đã được đề cập trong bộ môn giáo dục đạo đức, giáo dục công dân nhưng đó sẽ là chưa đủ nếu nó chưa đưa người học chạm đến các tình huống khó xử trong cuộc sống buộc phải giải quyết.

  1. Tiếp nhận các phản hồi tiêu cực

Bất kể bạn nắm giữ vị trí nào, bạn là một nhân viên mới hay một lãnh đạo, cho dù bạn là một người bình thường hay một nguyên thủ quốc gia, bạn sẽ đều phải đối mặt với các bình luận, phản hồi tiêu cực, những nhận xét không tốt về bản thân mình.

Bạn có khả năng lắng nghe thực sự, tiếp nhận các phản hồi và phản ứng một cách hiệu quả? Đó là năng lực cần thiết để có được thành công.

  1. Kỹ năng Lập kế hoạch và lập chiến lược

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu bạn muốn tạo dấu ấn cho bản thân trong cuộc sống và công việc, đó là kỹ năng lập kế hoạch và chiến lược.

Trong khi việc lập kế hoạch liên quan đến việc có tầm nhìn trong vài năm tới, thì chiến lược lại là một sứ mệnh dài hạn liên quan đến công việc của bạn.

Trước những biến đổi không ngừng của cuộc sống, đặt ra cho mọi cá nhân và tổ chức trước những áp lực phải thay đổi và thích ứng, giáo dục cũng không nằm ngoài yêu cầu đó.

Làm sao để có thể tạo dựng được một thế hệ mới chủ động, vững vàng và có thể thích ứng trước mọi thay đổi của cuộc sống? Làm thế nào để giúp học sinh có được thành công trong tương lai? Đó là những gì mà chúng ta, những người làm giáo dục cần phải tìm kiếm câu trả lời và phải nỗ lực hành động để có được câu trả lời.

Việc hiểu rõ 12 kĩ năng, năng lực cần thiết cho công việc tương lai giống như đề bài trong một bài toán để mỗi giáo viên, mỗi người làm giáo dục cần phải đi tìm cách giải để có thể ra được một đáp số đúng.

https://thuviengiangday.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *