Bài viết này dựa trên Hướng dẫn chiến thuật tư duy tích cực của Quản lí trí não – một bảng hỏi đảo ngược với các câu hỏi và ý tưởng thiết kế bài học nhằm hỗ trợ việc dạy trẻ tư duy tích cực và sáng tạo.

Làm thế nào để học sinh đào sâu kiến thức và trả lời câu hỏi ở mức độ tư duy cao hơn? Đây có thể là một thách thức. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của chúng tôi nhằm hỗ trợ việc dạy trẻ cách giải quyết vấn đề.

  1. Giảm tốc độ

Một thói quen đơn giản mà giáo viên hay làm, đó là gọi học sinh giơ tay đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ cần chờ thêm 3-5 giây sau khi đặt câu hỏi, bạn sẽ thấy số học sinh sẵn sàng đưa ra đáp án tăng lên đáng kể. Hơn nữa, điều này giúp những học sinh tư duy nhanh nhận ra rằng câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng chưa hẳn là câu trả lời tốt nhất. Có lúc bạn còn muốn đợi một phút hoặc lâu hơn nếu câu hỏi đặc biệt khó hoặc mất thời gian. Để tránh thời gian chết, bạn có thể để bọn trẻ biết “Các con còn 10 giây suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời” hoặc “Cô (thầy) muốn có 10 cánh tay giơ lên trước khi nghe câu trả lời”.

  1. Đặt ra Câu hỏi của ngày

Để việc đặt câu hỏi trở nên mới mẻ, bạn có thể dùng hình thức Câu hỏi của ngày. Sử dụng một mẫu câu (ví dụ như, “Ra một câu đố trong đó có phép nhân” hoặc “Viết một bức thư cho bạn học giới thiệu về cuốn sách mà con đang đọc”), viết lên bảng. Học sinh có thể viết câu trả lời vào sổ tay của mình rồi đem ra thảo luận vào cuối ngày.

  1. Hòm thư phản hồi

Viết ngẫu nhiên một câu hỏi có khả năng phát triển tư duy phản biện lên bảng (ví dụ như, “Có cách nào tốt hơn để giải quyết vấn đề này không? Giải thích cách làm của con.”). Cho học sinh một khoảng thời gian nhất định để viết phản hồi và gửi về Hòm thư. Phân loại các bài viết và đọc to cho cả lớp nghe. Còn một hình thức khác: Bạn có thể treo giải thưởng – không giao bài tập về nhà hoặc thêm thời gian nghỉ – cho học sinh có phản hồi đầu tiên và chất lượng nhất hoặc cho tất cả học sinh có bài viết đạt yêu cầu.

  1. Chọn một quan điểm/ điểm nhìn

Đầu tiên bạn đưa ra một vấn đề có hai quan điểm đối lập (ví dụ như, “Bạn đồng ý hay không đồng ý với tác giả? Vì sao?”). Yêu cầu những đứa trẻ đồng ý đứng về một phía của phòng học và những đứa không đồng ý đứng về phía kia. Sau đó, bạn cho lũ trẻ nói về sự lựa chọn của chúng. Chúng có thể đổi bên trong quá trình tranh luận.

  1. Hỏi “Tại sao?” 5 lần

Khi phải giải quyết một vấn đề trong lớp học, bạn có thể giúp cả lớp tìm ra giải pháp bằng chiến thuật 5 lần câu hỏi Tại sao?. Hỏi “Tại sao?” lần thứ nhất (ví dụ: “Tại sao lớp mình làm bài kiểm tra đánh vần chưa được tốt?”), sau đó, bạn nhận được một phản hồi. Hỏi thêm 4 lần nữa (ví dụ: “Sao các con không ôn bài để chuẩn bị cho kiểm tra?”, “Sao các con không có thời gian ôn bài?”,…). Ý tưởng ở đây là sau câu hỏi thứ 5, vấn đề được giải quyết.

  1. Nhập vai

Xây dựng một kịch bản tưởng tượng và cho bọn trẻ làm việc thông qua các bước để giải quyết vấn đề như một lớp học. Đầu tiên, xác định vấn đề, viết nó ra dưới dạng một câu hỏi (ví dụ: “Vì sao thí nghiệm khoa học không thành công như dự định?”). Sau đó ghi nhanh các ý tưởng để xử lí vấn đề, chọn một giải pháp tốt nhất để viết thành mệnh đề. Cuối cùng, xây dựng một kế hoạch để thực thi giải pháp đó.

  1. Phát triển các ý tưởng

Luyện tập tư duy sáng tạo bằng cách tương tác trên bảng. Viết một vấn đề lên một tấm thẻ và đính nó lên đầu bảng tin. Sau đó đính các tấm thẻ chứa các tiêu đề khác bên dưới tấm thẻ chính. Cho lũ trẻ ghi nhanh các ý tưởng cho các chủ đề trên thẻ, sau đó để chúng đính lên bảng. Khuyến khích trẻ phát triển tư duy dựa trên ý tưởng của các bạn trong cùng lớp.

  1. Xoay chuyển tình thế

Một cách tuyệt vời để hướng sự chú ý đến những điểm tích cực trong một tình huống không-mấy-tích-cực, đó là chiến thuật tư duy “Xoay chuyển tình thế”. Nếu một học sinh quên mang bài tập về nhà, bạn có thể hỏi là “Con thấy chuyện này có lợi ích gì?” Học sinh có thể trả lời kiểu như “Con sẽ thay đổi thói quen trước khi đi ngủ”…

  1. Bảng/ biểu đồ bỏ túi

Chọn sáu câu hỏi đã được hoàn thành từ bảng các cấp độ nhận thức của Bloom và xếp chúng vào biểu đồ bỏ túi. Quy định một số câu hỏi là bắt buộc và để cho trẻ chọn hai câu từ các cấp cao hơn để trả lời to hoặc gửi cho một tạp chí.

  1. Mô hình “Hỏi – Trả lời”

Một cách giúp bạn có thể xác định được lũ trẻ đang nắm bắt những kỹ năng tư duy phê phán như thế nào, đó là mô hình Hỏi – Trả lời. Hỏi tuần tự nhiều câu đa dạng hoặc chia thành từng nhóm câu hỏi và ghi chép về mức độ suy nghĩ mà từng học sinh thường xuyên nói hoặc né tránh. Bạn có thể xem lại những ghi chép để xây dựng bộ câu hỏi tư duy chặt chẽ và ở mức độ cao hơn trong các tiết học của mình.

Đặng Thanh Hiền dịch

Nguồn:https://www.weareteachers.com/10-tips-for-teaching-kids-to-be-awesome-critical-thinkers/