Một trong những thử thách ban đầu của tôi khi điều phối các chương trình STEM của trường đã giúp tôi được xác định chính xác ý nghĩa của STEM trong trường học. Có lẽ có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này cũng như có nhiều nhà giáo dục đã bàn luận đến nó, nhưng tôi vẫn quyết định sẽ tập trung vào những gì đang diễn ra trong lớp học. Không chỉ trong một lớp học khoa học hay toán học, mà trong tất cả các lớp học. Một số hoạt động truyền thống trong nhà trường đã được thực hiện tốt bởi các môn học STEM, từ đó có thể được áp dụng cho tất cả các môn học.

Tôi đã thu hẹp những điều này thành một danh sách với 10 dấu hiệu của lớp học Thế kỷ 21. Tôi cũng dần giới thiệu các khái niệm này cho các giáo viên trong trường thông qua các cuộc thảo luận không chính thức và đào tạo về chuyên môn đầu năm học

Dưới đây là một vài điểm cần:

  • Tôi chắc chắn rằng có nhiều danh sách những đặc điểm của lớp học thế kỉ XXI tương tự đang tồn tại. Tài liệu này được dựa trên một tài liệu tham khảo mà tôi tìm thấy trong bài viết “Giảng dạy tích hợp chương trình giáo dục STEM”.
  • Tôi không sử dụng từ “STEM” trong bài viết này trong các giới hạn liên quan đến các lĩnh vực khoa học và toán học mà có thể áp dụng trong tất cả các môn học.
  • Mỗi điều sau đây có thể cần cả một cuốn sách để giải thích cho đầy đủ, nhưng trong khuôn khổ một tôi chỉ cung cấp một vài dòng giải thích để làm rõ.

Và, có thể nó không theo thứ tự cụ thể:

  1. Tích hợp công nghệ

Một trong những dấu hiệu đầu tiên đó là việc tích hợp công nghệ. Nó không đơn giản là mang một vài thiết bị điện tử hay ứng dụng một vài phần mềm vào việc dạy và học. Công nghệ được học sinh sử dụng để đạt được mục tiêu theo một cách hoàn toàn khác so với trước đây. Đó có thể là công nghệ thế giới ảo, lớp học toàn cầu, dùng công nghệ để tạo nên những tương tác trực tiếp.

  1. Môi trường hợp tác

Nhiều học sinh thích làm việc một mình. Tuy nhiên, đây không phải là kĩ năng được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Ngoài việc thúc đẩy sự hợp tác, nó còn đưa học sinh đến những quan điểm đối nghịch, tạo nên tư duy phản biện.

  1. Cơ hội để thể hiện sáng tạo

Đây là nơi nhiều trường học sẽ thêm một chữ “A” – môn Art-nghệ thuật để tạo thành STEAM. Sự sáng tạo không chỉ mang lại sự hiểu biết, mà còn xây dựng sự tự tin của học sinh.

  1. Phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu

Có nhiều quan điểm về sự khác biệt giữa yêu cầu có hướng dẫn và nhu cầu mang tính mở. Ý tưởng cốt lõi vẫn là khi học sinh tiếp cận một chủ đề mới, chúng sẽ đi tìm thông tin để trả lời cho một câu hỏi mà chúng có nhu cầu. Đó là nền tảng của các mô hình giảng dạy hiện đại.

  1. Biện minh cho câu trả lời

Vấn đề lớn nhất mà các học sinh gặp phải là sự thiếu vắng kĩ năng này. Nó thúc đẩy sự kỳ vọng của giáo viên về câu trả lời, khuyến khích học sinh tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ và khám phá những gì quan điểm mới của người học.

  1. Viết suy ngẫm

Viết nhật ký thường được coi là một nghệ thuật sắp bị khai tử khi con người bước vào thời đại công nghệ. Nhưng sự thật thì không phải như vậy, kĩ năng viết và suy ngẫm đóng vai trò rất quan trọng. Nó củng cố nhận thức trong quá trình học tập và lưu giữ nó một cách tốt hơn. Nếu học sinh sử dụng blog để suy ngẫm, chúng thậm chí có thể ngạc nhiên khi biết rằng những người khác quan tâm đến suy nghĩ của chúng như thế nào.

  1. Sử dụng một phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề vượt xa các lớp học kỹ thuật. Có một phương pháp tiếp cận vấn đề mới có thể hỗ trợ học sinh thông qua việc viết một câu chuyện ngắn hoặc giải quyết một vẫn đề trong lĩnh vực kinh tế.

  1. Học thực hành

Từ lâu, các khóa học khoa học, phòng thí nghiệm mang đến những cơ hội cho học sinh cơ hội học tập dựa trên việc thực hành. Nhưng nó không dừng lại ở đó. Việc kết nối với thế giới bên ngoài mới là cơ hội để nâng cao kết quả học tập của học sinh.

  1. Giáo viên là người hướng dẫn

Giáo dục thế kỉ 21, sẽ thay đổi hình ảnh của người giáo viên. Họ không còn là một nhân vật độc đoán đứng trước lớp học, trên bục giảng cao, vẽ nguệch ngoạc trên bảng phấn. Họ thực sự trở thành các nhà giáo dục, vai trò của giáo viên được định hình lại để làm việc với học sinh trong tư cách là những người hướng dẫn và khuyến khích học sinh.

  1. Đánh giá minh bạch

Học sinh sẽ học tập tốt hơn và hình thành các kết nối mạnh mẽ hơn với tài liệu học tập nếu chúng có thể hiểu được các tiêu chí đánh giá ngay từ khi bắt đầu việc học. Các mục tiêu bài học, phiếu tự đánh giá và đánh giá quá trình có thể giúp thực hiện điều này.

Tôi muốn nghe ý kiến ​​của các nhà giáo dục khác về mô hình lớp học thế kỉ XXI. Về những trải nghiệm đang diễn ra trong chính lớp học của các thầy cô trong các môn học khác nhau.

Patrick Goertz

https://thuviengiangday.com dịch