Tất cả các lớp học của chúng ta đều tồn tại đa dạng nhiều đối tượng học sinh với sự khác biệt về sở thích, cá tính, năng lực và trình độ. Một vấn đề mà các giáo viên đều quan tâm là làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các đối tượng học sinh. Hãy đọc bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm trong quá trình dạy học phân hóa.
- Đánh giá nhu cầu của người học
Hãy bắt đầu với việc tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của người học. Là giáo viên, nếu bạn muốn giảng dạy hiệu quả, không còn cách nào khác, bạn phải tìm hiểu những gì học sinh muốn học và quan tâm. Nếu hầu hết học sinh trong một lớp học có nhu cầu học để thi đại học, các giáo viên cần tập trung vào kiến thức và dạy các dạng bài thi. Nhưng nếu lớp học ở các mô hình hiện đại hơn, đòi hỏi giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để thu hút sự tham gia của học sinh, phát triển các kĩ năng và năng lực cần thiết cho các em.
- Đánh giá năng lực và trình độ của học sinh
Ngoài ra, thực hiện đánh giá “năng lực và trình độ” của học sinh vào ngày đầu tiên cũng là điều mà bạn nên làm. Hoạt động này có thể được tiến hành bằng một bài kiểm tra đầu vào hay một cuộc phỏng vấn không chính thức, hỏi học sinh những điểm mạnh và điểm yếu của chúng trong môn học,… Sau khi ghi nhận năng lực và trình độ của học sinh, giáo viên có thể tạo nên các nhóm theo trình độ nhận thức hoặc các nhóm với đa dạng về trình độ. Tùy theo mục đích và hình thức của từng hoạt động, các nhóm này sẽ có sự tương tác và hỗ trợ nhau khá hiệu quả để đạt được mục tiêu mà bạn đặt ra.
- Chọn nội dung và chủ đề dạy học
Mỗi học sinh có sự hứng thú và quan tâm đến những chủ đề khác nhau. Vậy tại sao bạn không xây dựng đa dạng các chủ đề trong lớp học – gắn với những trải nghiệm của học sinh để thu hút sự tham gia của chúng cũng như phát huy được những thế mạnh sẵn có. Ví dụ, cùng học về chủ đề môi trường, nhưng có những học sinh quan tâm đến việc xử lý rác thải, có những học sinh lại quan tâm đến các dự án cộng đồng, nhiều học sinh khác lại thích được thực hiện các hoạt động phỏng vấn, điều tra,…
- Lập kế hoạch phân hóa
Điều này đòi hỏi, ngay trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy, giáo viên đã phải đề cập đến việc phân hóa cho phù hợp với các đối tượng học sinh. Điều này được thể hiện ở việc, bạn không chỉ có một hoạt động duy nhất mà luôn có các phiên bản nâng cao và đơn giản hóa để các nhóm học sinh có năng lực cao hơn và thấp hơn so với mặt bằng chung có thể tham gia vào hoạt động. Điều này cũng bao hàm việc chuẩn bị sẵn các công cụ hỗ trợ, tài liệu học tập bổ sung, để học sinh có thể dựa vào đó để theo kịp với các bạn trong lớp mà giáo viên không cần quá nhiều sự hỗ trợ.
- Chia nhóm phù hợp
Một thực tế mà bạn phải thừa nhận, đó là chúng ta không thể soạn mỗi học sinh một bài học và một giáo án trong cùng tiết dạy. Điều đó có nghĩa là, bạn buộc phải nhóm học sinh thành các nhóm. Tuy nhiên, việc tạo nhóm như thế nào lại là điều cần lưu ý. Giáo viên có thể tạo nhóm có cùng năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú với mục đích tạo nên sự phân tầng trong các hoạt động dạy học. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tạo các nhóm hỗn hợp với mục đích thúc đẩy sự hỗ trợ của các học sinh trong cùng một nhóm.
- Kĩ thuật giảng dạy đa dạng
Bạn hãy sử dụng nhiều phương thức và chiến lược giảng dạy khác nhau: sử dụng hình ảnh, câu chuyện và phim ảnh,…. Đây là những công cụ tuyệt vời trong một lớp học với nhiều trình độ. đa cấp vì nhiều học sinh ở các cấp độ khác nhau sẽ liên quan đến và đạt được điều gì đó từ họ. Hiển thị một bộ phim, ví dụ, cung cấp cơ hội cho một loạt các hoạt động. Nếu bộ phim có thể được chiếu với chú thích đóng, bằng tiếng Anh, điều này giúp học sinh kỹ năng đọc sách. Học sinh cấp cao hơn có thể viết phê bình và tham gia thảo luận sau khi về các bộ phim; học sinh cấp thấp hơn có thể tập trung nhiều hơn vào các bản tóm tắt bằng miệng và bằng văn bản ngắn.
- Hoạt động học tập đa dạng gắn các dạng trí thông minh
Phải thừa nhận một điều rằng, có bao nhiêu học sinh trong lớp học thì có bấy nhiêu sở thích, các tính, phong cách học tập. Cùng với đó là sự tồn tại đa dạng nhiều loại hình trí thông minh. Vậy nên, để tất cả các học sinh đều có cơ hội được tham gia, tại sao chúng ta không thiết kế các hoạt động đa dạng phù hợp với các đối tượng học sinh. Giả sử, chủ đề học tập về Hàm số bậc 1, giáo viên có thể giao cho học sinh các nhiệm vụ học tập như sau:
Tóm tắt những nội dung quan trọng nhất về hàm số bậc 1. | Hãy vẽ một timeline trong đó thể hiệ các giai đoạn của một hàm số bậc 1 | Tạo ra những mô hình, công thức để nhớ về hàm số bậc 1. |
Suy ngẫm về những ứng dụng của hàm số bậc 1 trong cuộc sống của bạn. | FREE CHOICE!!!
Sự lựa chọn của bạn đã được chấp nhận. |
Hãy sáng tác một câu truyện tranh có ít nhất 6 ô nói về cuộc hành trình của một hàm số bậc 1. |
Dựa vào các đặc trưng của hàm số hãy tạo nên một tờ quảng cáo, banner hay slogan về hàm số bậc 1 | Đóng vai trong một vở kịch ngắn nói về cuộc đời của một hàm số bậc 1. | Viết một bài thơ trong đó thể hiện những ý chính về hàm số bậc 1. |
- Giao dự án học tập
Các dự án là một cách hiệu quả để tất cả học sinh đều có thể tham gia ở mức độ thoải mái nhưng cũng đủ sự thử thách. Ví dụ, trong dự án thiết lập trang web của lớp, học sinh có khả năng viết và kỹ năng công nghệ có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo. Các học sinh khác có thể tham gia phụ trách các công việc tập hợp tư liệu, hồ sơ của từng thành viên, đăng tải lên website hoặc chỉnh sửa các vấn đề về hình ảnh/ lỗi chính tả. Những học sinh có kĩ năng diễn đạt nói tốt có thể đảm nhận các công việc về thuyết trình, giới thiệu, quảng bá sản phẩm chung của cả lớp,…
- Hỗ trợ riêng
Một lớp học với sự đa dạng về trình độ, việc hỗ trợ riêng sẽ là một phương pháp hiệu quả. Thay vì dạy cả lớp theo một kiểu và một cách duy nhất, hãy chia lớp học thành 3 nhóm chính (hoặc có thể nhiều hơn). Đối với nhóm có khả năng làm việc độc lập, giáo viên sẽ sử dụng hệ thống phiếu học tập và các tài liệu để học sinh tự nghiên cứu. Đối với các nhóm học sinh có trình độ cao hơn, giáo viên có thể đặt ra những thử thách để học sinh có thể phát huy được tối đa khả năng. Đối với nhóm có trình độ thấp hơn, giáo viên phải dành thời gian để dạy kèm. Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý xác định các nhóm đối tượng này một cách hết sức rõ ràng, từ cách thức dạy kèm, phần kiến thức/kĩ năng cần dạy kèm cho đến các công cụ hỗ trợ để việc dạy kèm không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả lớp.
Hi vọng là những chiến thuật trên sẽ giúp giáo viên có thêm những ý tưởng áp dụng trong quá trình dạy học phân hóa – để mỗi học sinh đều có cơ hội tham gia và thành công trong lớp học. Bởi lẽ “Sai lầm lớn nhất mà chúng ta đã tạo ra trong những thế kỉ qua là đã đối xử với người học như thể họ là những cá thể giống hệt nhau và vì vậy chúng ta cảm thấy có lí do chính đáng để dạy chúng theo những phương pháp giống nhau cho những môn học giống nhau” (Howard Gardner)
https://thuviengiangday.com