Sẽ ra sao nếu tiềm năng học tập thực sự của bạn hoàn toàn không được nhận ra, thậm chí không thể nhận ra?

Sẽ ra sao nếu không biết trước mình có thể vượt qua được những năm tháng theo đuổi đam mê, lao động vất vả và quá trình rèn luyện?

Theo Carol Dweck, nhà tâm lí học tại đại học Stanford, có một thứ không mang tính lý thuyết, trái lại, phụ thuộc vào bất kì nhân tố nào từ gien cho đến môi trường.

Đó là tư duy, thứ mà bạn có thể trau dồi suốt đời.

Tư duy phát triển vs Tư duy cố định

Khái niệm “tư duy tích cực”, như Dweck nói, đã diễn tả vô cùng chính xác cái được gọi là: một khuynh hướng mà bạn có thể phát triển theo. Trong cuốn sách “Tư duy: Lí thuyết tâm lí học mới về sự thành công”, bà diễn giải rằng trong khi “tư duy cố định” thừa nhận tính cách, trí thông minh, khả năng sáng tạo là bất biến, chúng ta không thể thay đổi bằng bất cứ cách nào, tư duy phát triển tích cực sinh sôi mạnh mẽ trong thách thức và nhìn nhận thất bại “không phải bằng chứng cho sự không hiểu biết mà là bước đệm cổ vũ cho sự phát triển lâu dài các năng lực.”

Kết quả của niềm tin rằng trí thông minh và nhân cách có thể phát triển thay vì là những đặc điểm thâm căn cố đế và bất biến, điều mà Dweck tìm ra trong hai mươi năm nghiên cứu, là điều đáng chú ý. Bà viết:

“Việc tin rằng phẩm chất của mình trong hiện tại chỉ là tạm thời đã tạo nên động lực không ngừng cải thiện bản thân. Nếu bạn chỉ có trí thông minh nhất định, năng lực nhất định và phẩm chất đạo đức nhất định, vậy thì tốt hơn hết nên chứng minh rằng những yếu tố đó đang rất ổn. Không nên nhìn nhận hay cảm thấy thiếu thốn những nhân tố cơ bản này.” Dweck nói: “Tư duy cố định có thể tác động tiêu cực đến mọi mặt của cuộc sống.” “Tôi từng thấy rất nhiều người bị tư duy cố định (fixed mindset) chi phối khả năng đặt mục tiêu trong quá trình học tập, trong sự nghiệp và các mối quan hệ. Những trường hợp đó đều đòi hỏi một sự thừa nhận trí thông minh, phẩm chất hay cá tính của họ. Mọi trường hợp đều bị đánh giá: Tôi sẽ thành công hay thất bại? Trông tôi sẽ thật thông minh hay ngu ngốc? Liệu tôi có được chấp nhận hay bị từ chối? Tôi sẽ cảm thấy mình như người thắng hay kẻ thua?”

Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu nhìn mọi thứ một cách khả biến, tình huống sẽ sáng tỏ hơn.

“Tư duy phát triển tích cực dựa trên niềm tin rằng những phẩm chất cơ bản là thứ bạn có thể trau dồi thông qua nỗ lực. Mặc dù mọi người có thể khác nhau trong cách thể hiện tài năng ban đầu và năng khiếu, sở thích hoặc khí chất, họ có thể thay đổi và trưởng thành thông qua ứng dụng và trải nghiệm.”

Điều này rất quan trọng vì nó có thể thực sự thay đổi mục tiêu phấn đấu của bạn và định nghĩa thành công trong bạn. Bằng cách thay đổi định nghĩa, biểu hiện và ảnh hưởng của thất bại, bạn có thể thay đổi ý nghĩa sâu xa nhất của sự nỗ lực. Trong dạng thức tư duy này, điều mà bạn phải giải quyết chỉ là xuất phát điểm cho sự phát triển.

Vậy thì làm thế nào để áp dụng tư tưởng này vào việc học? Chúng ta có thể làm gì để giúp học sinh hiểu được nó?

Tư duy phát triển tích cực giúp bạn trong học tập như thế nào?

Trong một nghiên cứu khảo sát trên hàng trăm học sinh, hầu hết là thanh thiếu niên, Dweck và các cộng sự đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên: các học sinh với tư duy cố định sẽ từ chối việc học nếu biết việc đó sẽ thất bại.

Các học sinh cùng nhận được những thử thách từ một bài test IQ phi ngôn ngữ, sau đó được khen ngợi cho phần trình bày của chúng. Một số học sinh được khen: “Em trả lời đúng (nhiều) lắm. Điểm số rất tốt. Chắc là em rất giỏi phần này”, trong khi những học sinh khác thì được khen: “Em trả lời đúng (nhiều) lắm. Điểm số rất tốt. Hẳn là em đã rất chăm chỉ.” Nói cách khác, có những em được khen vì năng lực, những em khác được khen vì sự nỗ lực.

Dweck viết: “Những lời khen ngợi dựa trên điểm số sẽ đưa học sinh thẳng đến tư duy cố định, và chúng cũng cho thấy cả những dấu hiệu của kiểu tư duy này: Khi chúng tôi cho học sinh một lựa chọn, chúng từ chối nhiệm vụ mới mang tính thách thức mà lẽ ra chúng nên chọn vì chúng có thể học được rất nhiều từ đó. Chúng không muốn làm bất cứ điều gì có thể bộc lộ những thiếu sót và gây hoài nghi về tài năng của chúng.”

Trái lại, khi học sinh được khen vì sự nỗ lực, 90% chúng muốn nhiệm vụ thách thức mới mà chúng có thể học được từ đó.

Đáng báo động hơn nữa, khi Dweck và các cộng sự đưa ra cho học sinh một chuỗi những vấn đề nan giải hơn tiếp theo mà học sinh thường không giải quyết được, những đứa trẻ được khen bởi năng lực nghĩ chúng không thông minh hoặc không có năng khiếu cho lắm.

“Nếu thành công nghĩa là chúng thông minh, vậy thì nếu chúng không làm tốt nghĩa là chúng kém cỏi.”

Với những đứa trẻ được khen bởi sự nỗ lực, trở ngại chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy chúng cần nỗ lực hơn, không phải dấu hiệu của thất bại hay phản ánh sự thiếu hiểu biết.

Phát hiện đáng lo ngại nhất xuất hiện sau khi bài test IQ đã xong, khi các nhà nghiên cứu yêu cầu lũ trẻ viết những bức thư riêng tư cho bạn bè để kể lại trải nghiệm. Các học sinh cũng phải công khai điểm số của chúng. Một số học sinh là sản phẩm của tư duy cố định trở nên không trung thực: 40% học sinh được khen vì năng lực đã nói dối điểm của chúng, thổi phồng cho mình có vẻ thành công hơn.

“Trong tư duy cố định, sự không hoàn hảo là đáng xấu hổ, đặc biệt nếu bạn có tài, nên họ nói dối. Điều đáng báo động là chúng ta biến những đứa trẻ bình thường thành kẻ nói dối, đơn giản chỉ bằng cách khen chúng thông minh.”

Những nghiên cứu nổi tiếng của Dweck đã khám phá ra cách hình thành tư duy và chỉ rõ tư duy xuất hiện trong cuộc đời sớm như thế nào. Trong một nghiên cứu chuyên đề, Dweck và các cộng sự cho những đứa trẻ bốn tuổi một lựa chọn: Chúng có thể hoặc là làm lại một bức xếp hình đơn giản hoặc là thử một bức khó hơn. Những đứa trẻ có trí tuệ cố định ở lại vùng an toàn, chọn bức xếp hình dễ hơn, cái mà xác nhận năng lực hiện tại của chúng. Những đứa trẻ có trí tuệ phát triển tích cực nghĩ rằng việc xếp lại bức hình đó là một việc làm thừa. Chúng không hiểu tại sao mọi người muốn làm đi làm lại cùng một trò xếp hình vì chẳng học được thêm gì từ đó. Nói cách khác, những đứa trẻ tư duy cố định muốn chắc chắn rằng chúng làm được để qua đó thấy mình thông minh. Trong khi đó những đứa trẻ tư duy phát triển tích cực muốn thúc đẩy bản thân vươn lên, vì định nghĩa của chúng về thành công là trở nên thông minh hơn.

Mọi thứ trở nên thú vị hơn khi Dweck đưa mọi người đến phòng thí nghiệm sóng não ở đại học Columbia để nghiên cứu não người phản ứng thế nào khi con người trả lời những câu hỏi khó và nhận thông tin phản hồi. Bà đã phát hiện ra đó là những người có tư duy cố định chỉ hứng thú nghe những phản hồi phản ánh trực tiếp năng lực hiện tại của họ, nhưng bỏ qua thông tin có thể giúp họ học hỏi và cải thiện.

Họ cũng không hứng thú nghe câu trả lời đúng khi họ trả lời sai, vì họ đã xếp nó vào danh mục thất bại. Trái lại, những người có tư duy phát triển tích cực lại rất chú ý đến thông tin có thể mở mang hiểu biết hiện tại, kĩ năng, dù cho họ trả lời sai hay đúng. Nói cách khác, ưu tiên của họ là học hỏi, không phải là cái bẫy kẹp của thành công và thất bại.

Những phát hiện này đặc biệt quan trọng đối với nền giáo dục và chương trình chính qui, làm sáng tỏ cách chúng ta hiểu về năng lực học tập, như là một văn hóa.

“Khi bạn tư duy, bạn bước vào một thế giới mới. Trong một thế giới, sự nỗ lực là điều tồi tệ. Tương tự như thất bại, nó có nghĩa là bạn sẽ không thể thông minh hơn. Nếu bạn như thế, bạn không cần nỗ lực. Tuy nhiên, ở một thế giới khác, sự nỗ lực là thứ làm cho bạn trở nên thông minh hoặc tài năng.”

Điều đáng quý của thế giới thứ hai đó là nó nhấn mạnh niềm đam mê học hỏi hơn là ham muốn sự chấp thuận. Người có tư duy phát triển tích cực sẽ có lòng ham học hỏi mãnh liệt, thường xuyên tìm kiếm các nguồn mà họ có thể chuyển hóa vào việc học và làm việc hiệu quả. Đây là thông tin cực kì hữu ích cho học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học.

“Những người có tư duy này không những không nản chí bởi thất bại mà còn không thực sự nhìn nhận bản thân thất bại – họ thấy mình đang học hỏi.”

Liệu quan điểm đó có thể tác động mạnh mẽ và truyền cảm hứng?

– Saga Briggs

(Đặng Thanh Hiền dịch)

Nguồn: http://www.teachthought.com/learning/25-simple-ways-develop-growth-mindset/