Dạy học phân hóa là gì?

Dạy học phân hóa là gì? “Chiến lược Dạy học phân hóa chỉ đơn giản là người giáo viên dạy tập trung vào một học sinh duy nhất hoặc một nhóm học sinh với số lượng ít thay vì dạy cả một lớp học lớn, kể cả khi mỗi cá nhân trong lớp học đó có năng lực tương đương nhau”, cô Carol Ann Tomlinson (2000) đại học Virginia trả lời. Ngày nay, các đầu sách của giáo viên rất đa dạng và mang tính chuyên biệt cao. Mặc dù việc phổ cập chiến lược dạy học này đã được thực hiện rất nhiều trong việc khuyến khích giáo viên Dạy học phân hóa giáo án của mình nhưng vẫn rất ít giáo viên có thể thực hiện điều đó trong quá trình giảng dạy. Hầu như tất cả các thầy cô đều hiểu được chiến lược Dạy học phân hóa là gì nhưng đều rất lúng túng khi thực hành. Cuốn sách này sẽ giúp bạn nắm bắt việc đó rõ ràng hơn. Cuốn sách này cũng sẽ giúp giáo viên có thể Dạy học phân hóa được nội dung bài học nhờ các chiến lược học tập khác, áp dụng được những kĩ năng làm việc nhóm, điều chỉnh các phương pháp học tập sao cho phù hợp với những lớp học chuyên biệt.

Dạy học phân hóa – con đường để nâng cao kết quả học tập của mỗi học sinh

Trong một vài năm qua, các lớp học đã trở nên vô cùng đa dạng. Học sinh chuyên, người học tiếng Anh, học sinh thuộc giáo dục đặc biệt, học sinh xuất sắc, học sinh kém và học sinh trung bình đều học cùng một giáo viên, người mà luôn sẵn sàng giải đáp các nhu cầu đa dạng ở cùng 1 lớp học. Điều này khiến chúng ta nhớ lại trường học một phòng trong những năm tháng đầu lịch sử ở Hoa Kỳ. Thời gian đó các bài học đều được thiết kế sao cho bất cứ ai đều có thể dễ dàng tiếp cận được. Mọi người đều nghĩ rằng mọi người trong cùng một lớp học đều học cùng một cách giống nhau. Ngày nay chúng ta đã nhận ra rằng suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm. Mỗi học sinh lại có những cách học khác nhau, đến từ những nền văn hóa khác nhau, có những cảm xúc và niềm hứng thú khác nhau. Trong từng môn học, mỗi học sinh lại có một xuất phát điểm khác nhau. Giáo viên nhiều lúc sẽ bị những thử thách ấy làm khó. Sự đa dạng của học sinh sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc tạo môi trường học tập thích hợp.

Sự Dạy học phân hóa sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề dựa vào học sinh và giáo viên liên quan, đầu ra của học sinh và các điều kiện của một môi trường học lí tưởng( Pettig 2000). Nói một cách khác, sự Dạy học phân hóa bao gồm những gì sẽ được dạy, cách dạy, và những sản phẩm học sinh tạo ra nhờ những gì các em đã được học. Khi chuyên biệt hóa giáo án, giáo viên đã trở thành một người tổ chức, sắp xếp các cơ hội học tập trong môi trường một lớp học.

  • Nội dung: Khi Dạy học phân hóa nội dung, chúng ta cần đi sâu vào giáo án hơn thông qua việc tổ chức, sắp xếp các khái niệm về giáo án và cấu trúc của kiến thức. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta cần có những tài liệu tương tự nhau có thể phù hợp với mọi trình độ.
  • Quá trình: Việc Dạy học phân hóa quá trình đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều kĩ thuật giảng dạy và nhiều tài liệu để thúc đẩy được việc học của học sinh.
  • Kết quả: Khi kết quả được Dạy học phân hóa, sự tiến bộ có nhận thức và khả năng thể hiện suy nghĩ và ý kiến của học sinh sẽ tiến bộ hơn.

Dạy học phân hóa là gì?

Tomlinson (2005) nói rằng Dạy học phân hóa là một chiến thuật mang tính chất tiên phong, chú trọng tới chất lượng hơn là số lượng, bao gồm các cách tiếp cận nội dung, quá trình, kết quả vô cùng đa dạng, lấy học sinh làm trung tâm, là một sự kết hợp giữa các nhóm kĩ thuật, một cơ hội để mọi người có thể học tập một cách đúng nghĩa nhất, và “hữu cơ”, nghĩa là một chiến thuật rất có tiềm năng. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều về chiến thuật này. Tomlinson khẳng định ý kiến của mình rằng chiến thuật này không yêu cầu các học sinh bắt buộc phải có trình độ học khác nhau. Những học sinh được nhóm thành một nhóm riêng là những người có nhu cầu giống nhau. Mọi người còn có một quan niệm vô cùng sai lầm khác về lớp học mang tính khác biệt này là những lớp học dạng này sẽ vô cùng hỗn loạn và vô tổ chức. Mặc dù giáo viên phải làm rất nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một thời gian nhưng lớp học vẫn có những quy định rõ ràng về cung cách ứng xử, nhiệm vụ của lớp trưởng và việc học.

Diane Heacox (2005) nói rằng chiến thuật Dạy học phân hóa là “thay đổi tiến độ, trình độ, phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu, phong cách hoặc/và sự hứng thú của học sinh. Giáo viên nên chuyên biệt hóa nội dung, quá trình, kết quả dựa trên đặc điểm của từng học sinh. Các đặc điểm bao gồm trình độ, phong cách học và sự hứng thú của học sinh:

  • Các mức trình độ: Nếu phương pháp học phù hợp với các kĩ năng và mức độ hiểu của học sinh thì việc học sẽ dễ tiến bộ hơn.
  • Phong cách học: Giáo viên nên tạo một bảng phân công công việc để học sinh có thể hoàn thành công việc theo đúng sở trường của các em.
  • Sự hứng thú: Nếu chủ đề của bài học khiến học sinh cảm thấy hứng thú, các em sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức.

 Tại sao chúng ta nên sử dụng chiến thuật này?

Khi chúng ta càng hiểu rõ việc học của học sinh diễn ra như thế nào, thì việc Dạy học phân hóa giáo án càng trở nên cần thiết. Theo điều tra của Hội đồng Quốc gia (1990), việc học sinh hiểu rõ được các bài học trên lớp đều dựa vào những kiến thức các em đã biết trước, cách học, thái độ và đức tin của mình. Việc Dạy học phân hóa giáo án sẽ giúp học sinh thực hiện những việc đó một cách chuẩn xác hơn. Theo một điều tra khác của Csikszentmihalyi (1990), học sinh cần được hướng tới một mức độ khó hơn một chút so với trình độ bản thân. Khi đó, việc học mới thật sự trở nên đúng nghĩa. Một giáo án được Dạy học phân hóa sẽ chỉ rõ cách các bài học sẽ thử thách học sinh như thế nào, nhưng mức độ sẽ không quá cao, vẫn duy trì phù hợp với khả năng của học sinh. Quá trình học sẽ được đẩy mạnh bằng cả cảm xúc và hoạt động. Khi học sinh tìm thấy sự hứng thú trong những gì các em được học, việc học sẽ trở nên hứng thú hơn rất nhiều (Piaget 1978). Trong môi trường lớp học được Dạy học phân hóa, sự hứng thú của học sinh sẽ được tối đa hóa. Cuối cùng, chúng ta biết được một điều rằng mỗi học sinh đều có một cách học riếng, không ai giống của ai ( theo Strong, Silver, and Perini 2001). Rất nhiều phương pháp và kĩ thuật có thể áp dụng được khi giáo án được Dạy học phân hóa. Điều đó sẽ giúp các học sinh không cần quan tâm tới những kiến thức nền của mình.

Tác giả: Wendy Coklin

– Nguyễn Hữu Long dịch –