* Molly Heckenberg là cô giáo lớp 5 dạy ở trường tiểu học Westchester, Kirkwood, Missouri

Từ vài năm trước đây, lúc tôi bắt đầu dạy khối lớp 5, một phần bài tập về nhà bắt buộc mà các giáo viên sẽ giao cho các em học sinh là hoàn thành những gói từ vựng. Gói từ vựng đó bao gồm những trang sách bài tập mà trong đó học sinh sẽ phải nối 15 từ mới với đúng ý nghĩa tương ứng, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, đặt các từ mới đó thành câu,… Những từ đó thường được kết hợp một cách ngẫu nhiên và chẳng có tí liên quan gì mấy tới bài học cả. Việc học sinh hoàn thành xuất sắc những bài tập dạng đó, thậm chí còn đạt điểm rất cao trong những bài kiểm tra tuần thay vì được học những từ mang tính học thuật, bám sát với bài học làm tôi tức điên. Học sinh có thể dễ dàng hoàn thành những bài tập dạng đó nhưng điều đó thực sự không giúp gì cho việc phát triển vốn từ của các em.

Hai năm trước, chúng tôi bắt đầu có những cuộc nói chuyện chuyên sâu hơn về vấn đề học từ vựng của các em. Chúng tôi được học những chiến thuật học tập đã được nghiên cứu và đánh giá cao. Sau đó, dần dần chúng tôi áp dụng điều đó vào các giờ học. Nhờ việc này, tôi đã nhận ra rằng việc tôi bắt học sinh hoàn thành những gói từ vựng trong suốt thời gian vừa qua là vô nghĩa. Điều đó cũng lí giải tại sao tôi không ghi nhận được kết quả tốt trong quá trình học của học sinh. Tôi ngay lập tức dừng việc bắt các em học từ trong sách bài tập. Thay vào đó, tôi cùng với các đồng nghiệp cùng ngồi lại và sáng tạo những cách định nghĩa cho từ mới trong mỗi môn học theo cách thú vị và dễ hiểu nhất.

Tôi bắt đầu hướng dẫn trực tiếp các em trong việc học từ mới. Nhờ điều này, việc học từ vựng đã trở nên hiệu quả và được chú tâm nhiều hơn. Bài tập về nhà sẽ yêu cầu học sinh tự sáng tạo cách trình bày các thuật ngữ mà không cần sử dụng từ ngữ và sử dụng các phép suy ra hoặc phép ẩn dụ. Thay vì kiểm tra bài tập và chuyển sang bài học tiếp theo, các học sinh sẽ tự trao đổi với nhau bài tập của mình để ôn tập và củng cố lại kiến thức. Học sinh cũng nên thường xuyên chơi các trò chơi ứng dụng nhiều từ vựng, sử dụng các thẻ từ với bố mẹ hoặc anh chị em mình. Những thay đổi tích cực trong việc giao bài tập cho học sinh đã giúp tôi thấy được sự tiến bộ rất nhanh trong việc nhớ bài và sự chuyên tập trong học tập của học sinh.

* Jim Drier là một giáo viên dạy bộ môn nghệ thuật giao tiếp tại trường cấp 3 Mundelein, Chicago

Trong một vài năm trở lại đây, tôi đang dần dần giảm số lượng bài tập về nhà xuống. Nếu tôi muốn học sinh làm bài đọc ngoài giờ học trên lớp, tôi sẽ gọi đó là “Bài đọc tối nay” hoặc nếu tối muốn học sinh làm bài viết ngoài giờ trên lớp, tôi sẽ gọi đó là “Bài viết tối nay”. Tôi rất hiếm khi yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà ngoài giờ học, mà chỉ gồm các hoạt động như phỏng vấn bố mẹ, xem một đoạn video ngắn trên youtube, tìm thông tin hoặc thực hiện một hoạt động nào khác. Một điều thú vị là khi tôi dừng việc giao bài tập về nhà cho học sinh, không hề có một dấu hiệu dù nhỏ nào là việc học tập của các em bị sút giảm. Chỉ có một điều khác đó chính là thái độ và phong thái học tập của học sinh đã được cải thiện một cách đáng kể. Trước kia, trong mỗi bài, tôi thường giao một lượng bài tập đọc, viết, điều tra về nhà khá lớn cho học sinh. Bây giờ hoạt động về nhà duy nhất tôi yêu cầu các em làm là thảo luận và đối chiếu vấn đề các em đang học với bố mẹ. Việc duy trì được sự tò mò trong suốt quá trình thực hiện dự án của học sinh là vô cùng quan trọng, không chỉ thế sức sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh cũng được củng cố và hoàn thiện hơn.

Trong một bài học khác, Of Mice and Men, tôi cho học sinh đọc tác phẩm ngay trên lớp thay vì cho đọc trước ở nhà. Một cách bất ngờ, thời gian lớp tôi học xong tác phẩm cũng bằng với thời gian các lớp khác yêu cầu học sinh phải đọc ở nhà hoàn thành bài học này. Vì khi học sinh đã đọc tác phẩm trên lớp và có một sự chuẩn bị tốt cho việc thảo luận thì việc đưa cho học sinh các câu hỏi để trả lời không còn cần thiết. Thay vào đó, tôi sắp xếp cho các em làm một số hoạt động khác như nhập vai và diễn thử nhân vật Geogre hoặc tranh luận về suy nghĩ của Geogre.

  1. Một bài tập về nhà đúng nghĩa là…

– Có một mục đích rõ ràng (không rắc rối)

– Phải có tính chất linh hoạt để có thể củng cố được cho thế mạnh riêng của từng người (mang tính cá nhân)

– Mang tính chất cạnh tranh (có thể làm được)

– Cần đạt yêu cầu về mặt thẩm mỹ (cấu trúc tốt, dễ hiểu, sinh động)

“Chẳng bao giờ có chuyện một đứa trẻ con không hoàn thành công việc của nó cả. Nó chỉ không hoàn thành công việc của chúng ta thôi.”

“Nếu học sinh không thể hoàn thành bài tập nếu không có sự trợ giúp thì đó chắc chắn không phải là một bài tập hay.”

  1. Quy luật 10 phút

Tối đa 10 phút mỗi tối cho mỗi khối lớp khác nhau (lớp 6 = 60 phút)

Đây là khoảng thời gian vàng cho việc làm bài tập mỗi tối. Đây là khoảng thời gian để làm tất cả bài tập của các môn.

  1. Cách để phân biệt bài tập về nhà

* Độ khó/ số lượng công việc

– Bài đọc dễ hơn hoặc một số nhiệm vụ mang tính cụ thể hơn.

– Những bài tập phù hợp hơn (liên quan tới bài học)

– Những câu hỏi thử thách được lựa chọn

– Thời gian (làm tất cả những gì bạn có thể làm được trong 20 phút, kẻ 1 dòng kẻ, làm việc đến bao nhiêu tùy thích)

* Số lượng cấu trúc/ Dàn bài

– Vẽ và hoàn thành một đồ thị.

– Lượng bài viết yêu cầu/ chỗ để viết bài/ chỗ để viết các câu trả lời.

* Cách học/ Sự thích thú

– Tự sáng tạo ra cách học của riêng mình – lập dàn bài, dùng thẻ, tranh ảnh.

– Phương pháp để truyền tải được kiến thức của mình – viết, đánh máy, bằng miệng, bằng tranh ảnh.

Tác giả: Tiến sĩ Cathy Vatterott – Phó giáo sư, Đại học Missouri – St Louis

(Trích: Hội thảo giáo viên Greater Edmonton)