Chương trình Mindful Schools dựa trên Oakland, trong đó tôi là người đồng sáng lập và cũng là giám đốc đã dạy cho trẻ em ở các trường tiểu học, trung học cơ sở biết làm thế nào để kiểm soát những suy nghĩ và hành động của bản thân. Vào mùa thu năm 2009, các trường học đã đưa việc huấn luyện chánh niệm kéo dài 5 tuần cho hơn 7.000 trẻ em trong 26 trường học, trong đó 22 trường dành cho trẻ em có thu nhập thấp. Chương trình này mang tính thực hành cao và vô cùng hiệu quả, nó sử dụng những bài tập tương tác ngắn, phù hợp với trẻ em. Những phản hồi từ giáo viên, hiệu trưởng và học sinh đã chỉ ra rằng chương trình này cải thiện đáng kể không khi lớp học và môi trường học tập chung.

Dưới đây là một số gợi ý hướng dẫn để các trường học có thể đưa việc thực hành chánh niệm vào chương trình học, hoặc cho các giáo viên muốn dạy chánh niệm cho trẻ:

Mục đích. Bởi vì đây là một công cụ mà học sinh có thể sử dụng trong suốt cuộc đời của họ. Chánh niệm, khi được áp dụng phù hợp, bao gồm những phẩm chất của nhận thức (chú ý đến kinh nghiệm của một người thông qua giác quan và tâm trí); không phán xét (không phán xét rằng điều đó là “tốt” hay “xấu” mà đúng hơn là quan sát với một thái độ trung lập); và sự tĩnh lặng trong trái tim và tâm trí (trong khi cơ thể có thể di chuyển). Mặc dù có thể thu hút sử dụng chánh niệm như một công cụ quản lí lớp học, tuy nhiên không nên dùng chánh niệm để đòi hỏi học sinh phải có những hành vi nhất định. Bởi chính chánh niệm là sự tự nhận thức và tự nguyện.

Việc thực hành chánh niệm sẽ làm cho công việc giảng dạy hiệu quả hơn. Dưới đây là những kinh nghiệm thực hành mà chúng tôi đã áp dụng:

– Chọn một khoảng thời gian để chánh niệm. Chúng ta là sinh vật có thói quen! Cố gắng luôn luôn thực hành chánh niệm theo một thời khóa biểu cố định. Nhiều giáo viên dùng việc thực hành chánh niệm giúp lớp học của họ ổn định sau giờ ra chơi hoặc sau bữa ăn trưa. Tất nhiên, bạn có thể làm điều đó nhiều hơn một lần một ngày.

– Tạo môi trường. Hãy chuẩn bị không gian cho việc thực hành chánh niệm, hãy cho trẻ biết rằng đó là một thời điểm đặc biệt: hãy dọn dẹp bàn làm việc, có thể di chuyển lên thảm, hoặc có tất cả các ghế ngồi. Yêu cầu học sinh không được đi vệ sinh, xin ra ngoài và tránh nói chuyện, di chuyển trong một thời gian ngắn.

Học sinh hạnh phúc – trường học thanh bình

– Lôi cuốn học sinh tham gia. Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn có được sự giúp đỡ, phối hợp của học sinh là lôi cuốn chính học sinh tổ chức. Hãy tạo ra một lịch thời khóa biểu, bảng phân công “ai là người sẽ đánh tiếng chuông chánh niệm” Nếu bạn thực hành chánh niệm vào cùng một thời điểm nhất định, học sinh sẽ là người nhắc nhở bạn!

– Giáo viên chia sẻ. Học sinh sẽ tiếp thu rất nhanh khi giáo viên chuyển tiếp kinh nghiệm của chính mình, bạn có thể chia sẻ với các học sinh về thời điểm và cách sử dụng chánh niệm trong cuộc sống của mình. Hãy chia sẻ một câu chuyện gần đây khi bạn đã vượt qua cảm xúc hoặc sử dụng chánh niệm để kiểm soát cảm xúc, học sinh có thể rất hứng thú muốn nghe nó được áp dụng như thế nào.

– Học sinh chia sẻ. Nhiều học sinh muốn chia sẻ những gì họ đã nhận thấy hoặc kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hành chánh niệm, hoặc có thể là những thử thách khiến họ bị sao lãng. Chia sẻ cũng cho phép người khác nhận thức được những điều cần chú ý trong khi thực hành chánh niệm mà họ có thể chưa nhận ra.

– Thực hành mỗi ngày! Bạn càng sớm bắt đầu tích hợp các bài tập chánh niệm vào thói quen hàng ngày của bản thân và lớp học thì nhanh chóng nó sẽ trở thành một phần của văn hoá lớp học.

Hạnh phúc chính là giây phút này trong từng hơi thở

Sử dụng các hướng dẫn dưới đây cho một bài học về chánh niệm hàng ngày; nó có thể được thực hiện chỉ trong một hoặc hai phút. Nếu bạn thích, bạn có thể sáng tạo và thêm hoặc thực hành trong thời gian dài hơn. Một bài học đơn giản để lặp lại hàng ngày là một phút lắng nghe có chánh niệm và một phút thở có chánh niệm.

  1. “Hãy vào trong để “thân” và “tâm” hòa làm một – vẫn yên tĩnh, ngồi thẳng, nhắm mắt.”
  2. “Bây giờ chú ý đến âm thanh mà bạn sắp nghe. Nghe cho đến khi âm thanh hoàn toàn biến mất. “
  3. Đánh “chuông chánh niệm”, hoặc có một học sinh đánh chuông. Sử dụng một chiếc chuông với âm thanh ngân, vang để khuyến khích học sinh lắng nghe.
  4. “Hãy giơ tay lên khi bạn không còn nghe thấy âm thanh nữa.”
  5. Khi hầu hết hay tất cả đều giơ tay lên, bạn có thể nói, “Bây giờ hãy từ từ, thận trọng, di chuyển bàn tay của bạn đến dạ dày hoặc ngực của bạn, và chỉ cảm thấy hơi thở của bạn.”
  6. Bạn có thể giúp học sinh tập trung trong khi thở với lời nhắc nhở như “Chỉ cần hít thở … chỉ cần hít vào, thở ra …”
  7. Đánh chuông để kết thúc.

Nguyễn Hữu Long dịch

( Nguồn: https://greatergood.berkeley.edu/article/item/tips_for_teaching_mindfulness_to_kids)