Hãy suy ngẫm về yếu tố này trong quá trình dạy học phân hóa đối với những học sinh xuất sắc. Những chiến lược hướng dẫn này sẽ hỗ trợ các thầy cô giáo trong việc tạo ra một chương trình giảng dạy thú vị và đầy mang tính thử thách cho tất cả học sinh.
Dạy học phân hóa đôi khi có thể gây khó khăn cho giáo viên, nhưng hầu hết chúng ta đều thừa nhận tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của cá nhân của mỗi học sinh. Dạy học phân hóa không chỉ dành cho học sinh với các phong cách học tập khác nhau, mà còn được sử dụng đối với những học sinh giỏi nổi trội hơn trong lớp. Điều này đảm bảo cho học sinh có thể phát huy được tối đa tiềm năng để thành công.
Một số chiến lược có thể được kết hợp vào quá trình giảng dạy hàng ngày để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của những học sinh giỏi. Sự sự phân hóa đối với các học sinh giỏi không đồng nghĩa với việc cho thêm nhiều hơn các nhiệm vụ học tập. Chính xác hơn là nâng cao mức độ thử thách của công việc. Sau đây là một số lời khuyên giúp giáo viên thành công khi phân hóa chương trình giảng dạy và làm việc với những học sinh giỏi hơn so với trình độ chung của lớp:
– Loại bỏ tài liệu mà học sinh đã thành thạo ra khỏi chương trình giảng dạy hiện có.
– Những học sinh đã thể hiện sự thông thạo các khái niệm, giáo viên không cần thiết phải đánh giá lại một lần nữa. Thông qua việc sử dụng các đánh giá trước đó, giáo viên có thể xác định các khái niệm học sinh đã nắm vững.
– Thêm nội dung mới, quy trình hoặc yêu cầu về sản phẩm vào chương trình giảng dạy.
– Dựa trên đánh giá trước và biết được phong cách học tập của học sinh. Các nội dung giảng dạy nên được phát triển để mang tính thử thách và kích thích đối với những học sinh giỏi.
Mở rộng chương trình giảng dạy hiện tại để tạo nên sự đa dạng về nội dung và phương pháp trong quá trình dạy học phân hóa. Dưới đây là 4 khía cạnh giáo viên có thể xem xét khi áp dụng dạy học phân hóa đối với những học sinh giỏi:
- Sản phẩm
Điều chỉnh về sản phẩm trong quá trình học tập theo hướng dành riêng cho từng các nhân người học nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu giáo dục. Điều này cho phép học sinh giỏi, linh hoạt trong việc thể hiện sự hiểu biết của chúng về một khái niệm. Ví dụ, trong khi nghiên cứu hệ sinh thái, một học sinh có thể chọn cách viết từ quan điểm của một loài động vật đang bị đe dọa. Một học sinh khác có thể chọn để điều tra những tác động của CO2 đến đời sống của các loài thực vật bản địa. Một học sinh thứ ba có thể chọn làm một bài thuyết trình nêu bật vai trò của một hệ sinh thái cụ thể đối với địa phương. Trong cả ba trường hợp, sản phẩm học tập được phân hóa bằng cách cho phép học sinh chọn cách tốt nhất để thể hiện mức độ năm kiến thức và làm chủ các mục tiêu học tập. Khi đó sản phẩm cuối cùng vẫn là việc học sinh nắm vững một khái niệm.
- Nội dung
Việc tuân thủ một cách cứng nhắc theo khung chương trình với những nội dung được quy định có thể không khiến những học sinh giỏi cảm thấy bị lôi cuốn và thử thách. Những đánh giá đầu vào sẽ cho phép giáo viên biết được mức độ làm chủ kiến thức của từng nhóm đối tượng học sinh. Từ đó, nội dung giảng dạy có thể được thay đổi hoặc đưa lên cấp độ tiếp theo.
- Quy trình
Một số học sinh sẽ học tập tốt nhất thông qua các ứng dụng thực tế, trong khi những học sinh khác phát triển mạnh khả năng nhận thức trong môi trường phân tích. Giả sử chương trình giảng dạy Vẽ sơ đồ bộ gen cho đối tượng học sinh lớp 7. Một số học sinh có thể được dạy thông qua mô hình bài giảng truyền thống. Trong khi đó, những học sinh khác có thể cần phải tương tác với thông tin thông qua các mô hình mô phỏng. Quá trình cung cấp thông tin được xác định bằng việc hiểu rõ năng lực và phong cách học tập của học sinh.
- Đánh giá
Giống như việc phân hóa dựa trên sản phẩm, nội dung và quy trình của chương trình giảng dạy, học sinh giỏi cũng cần có một cách đánh giá mang tính cá nhân hơn. Hãy cân nhắc cho học sinh tự thiết kế các phiếu tự đánh giá của riêng chúng và cho học sinh tự đặt mục tiêu học tập của cá nhân chúng. Cho phép học sinh xác định mức độ sẵn sàng của bản thân sau khi chứng minh được mức độ nắm kiến thức trước đó. Cung cấp các chỉ dẫn và tạo điều kiện cho học sinh bằng cách kết hợp thời gian hợp tác và làm việc toàn lớp. Cùng với học sinh thảo luận về sự khác biệt của một phiếu tự đánh giá cơ bản và đánh giá mang tính thử thách với học sinh.
Các thầy cô hãy thử thực hiện theo các chiến thuật trên trong quá trình dạy học phân hóa để những học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi có thể phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.
Nguồn – https://k12teacherstaffdevelopment.com
https://thuviengiangday.com dịch