Một trường học nói chung, một lớp học nói riêng, phải là nơi mà học sinh cảm thấy được an toàn. Khi học sinh biết rằng chúng được học tập, làm việc trong một môi trường mà mọi suy nghĩ và cảm xúc đều được lắng nghe chúng sẽ học tập tốt hơn.
Điều gì đang xảy ra?
Trong một số trường hợp, nhiều giáo viên không quan tâm đến việc biến lớp học của mình trở thành một nơi trú ẩn thoải mái và an toàn cho học sinh. Một số giáo viên quá bận rộn với kế hoạch bài học mà không nhận thức được rằng các cảm xúc không lành mạnh đang xuất hiện trong lớp. Trong một lớp học đa dạng về văn hóa, đôi khi, giáo viên bỏ lỡ cả những hành vi “nghịch ngầm” và cố ý bắt nạt, phân biệt đối xử, hay tẩy chay lẫn nhau.
Việc cho phép những hành vi này tồn tại trong lớp học sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của việc học. Theo thời gian, những học sinh bị bắt nạt hay bị phân biệt đối xử sẽ cảm thấy chán nản, không có động lực học tập. Trong khi đó, nhiều học sinh sẽ trở nên ngày càng kiêu ngạo, bướng bỉnh.
Giáo viên có thể làm những gì?
Nếu bạn là một giáo viên và đó thực sự là cam kết của bạn để đảm bảo rằng mọi học sinh được chăm sóc, có động lực để học tập và phát triển như một cá nhân, điều quan trọng nhất bạn cần làm là biến lớp học của bạn thành một thiên đường học tập thực sự. Một chiến lược làm như vậy là bằng cách phát triển văn hóa cung cấp phản hồi tích cực.
Làm thế nào để phản hồi tích cực trở nên có hiệu quả?
Phản hồi tích cực không phải là về việc tắm cho học sinh bằng những lời khen ngợi. Theo các giáo sư Timperley và John Hattie của Đại học Auckland Helen, phản hồi tích cực là cách mà giáo viên cung cấp cho người học thông tin chính xác về những gì học sinh đã làm tốt và những điểm cần cải thiện. Về cơ bản, đó là một đánh giá cẩn trọng về những nỗ lực của học sinh giúp học sinh đạt được mục tiêu thực sự của mình.
Điều quan trọng là các phản hồi nên được đưa ra đúng cách. Các phản hồi phải được đưa ra với một trái tim và tâm trí cởi mở. Tránh đưa ra phản hồi một cách quá hà khắc, vì điều này thường có thể làm học sinh nản lòng, hoặc sợ hãi.
Cách xây dựng văn hóa phản hồi tích cực trong lớp học
Để làm cho các phản hồi tích cực trở nên hiệu quả, bắt buộc phải có sự tham gia của mọi người. Sự khuyến khích và ý kiến của các bạn cùng lớp cũng quan trọng đối với học sinh như phản hồi của giáo viên.
Là một giáo viên, bạn có trách nhiệm phát triển văn hóa phản hồi tích cực trong lớp học
- Thiết lập các quy tắc
Như đã đề cập ở trên, lớp học phải là một nơi an toàn để học sinh có thể thể hiện bản thân. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần đặt ra những giới hạn về những gì học sinh có thể nói và cách học sinh nói những điều đó. Làm cho học sinh biết rằng những nhận xét mang tính xúc phạm người khác sẽ không bao giờ được chấp nhận.
Thiết lập các quy tắc giao tiếp sẽ giúp cho môi trường học tập trở nên tích cực hơn và học sinh sẽ biết được cách đưa phản hồi đúng.
- Thường xuyên kiểm soát thái độ của học sinh với việc học
Luôn luôn hỏi học sinh xem chúng cảm giác như thế nào đối với việc học và đối với các thành viên khác trong lớp. Khi làm như vậy, tất cả học sinh cùng động não, tìm kiếm các giải pháp để làm cho tình huống bớt căng thẳng.
- Tập trung vào vấn đề nhiều hơn đi tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Để duy trì bầu không khí lớp học tích cực và hiệu quả, giáo viên cần hướng sự tập trung nhiều hơn vào những gì cần phải làm thay vì đi tìm nguyên nhân và truy cứu trách nhiệm. Bằng cách tập trung nhiều hơn vào vấn đề học sinh sẽ không đổ lỗi cho nhau. Bạn giảm thiểu một tình huống khó chịu, đặc biệt đối với một số học sinh trong lớp.
- Vấn đề cốt lõi là cơ hội để học hỏi nhiều hơn thay vì thất bại
Đây là một chiến thuật hiệu quả trong việc biến những học sinh hay than vãn thành người giải quyết vấn đề. Sự thay đổi trong nhận thức luôn giúp phát triển văn hóa phản hồi tích cực trong lớp học.
Khi bạn đưa ra một vấn đề và coi nó như một thử thách thú vị, cách học sinh tiếp cận nó sẽ tự động thay đổi. Học sinh sẽ trở nên sáng tạo hơn, hợp tác và khuyến khích lẫn nhau.
- Đưa ra những cách khác phục, khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau của học sinh
Chiến thuật này nhằm khuyến khích học sinh hợp tác với nhau và phát triển mối quan hệ thân thiện hơn. Việc trao đổi ý tưởng sẽ giúp học sinh hiểu bài tốt hơn và đánh giá tốt hơn về những nỗ lực của nhau. Đồng thời, bạn có thể khai thác các phương pháp học tập mới để làm cho nó hiệu quả và thú vị hơn.
Có thể nói, văn hóa phản hồi tích cực trong lớp học là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để việc học tập có thể diễn ra hiệu quả. Nó không chỉ giúp cho học sinh có mong muốn tham gia nhiều hơn vào bài học mà còn thực sự phát triển mối quan hệ tích cực với nhau trong lớp học.
Buroy Burman
https://thuviengiangday.com dịch