Trong khi những trẻ mắc chứng tự kỉ thể hiện những nhu cầu và hành vi đặc biệt, điều quan trọng đối với mỗi giáo viên là phải hiểu những trở ngại mà trẻ gặp phải.
- Chậm xử lí nhận thức
- Tình trạng chậm xử lí không thể bị nhầm lẫn với sự thông minh. Tình trạng này khiến người ta ít có khả năng hợp tác và đánh giá sự quan sát, cũng như các ý tưởng. Sự chậm phát triển ngôn ngữ nói hoặc viết có một cơ sở về thần kinh. Với những trẻ gặp phải tình trạng này, các thông tin, ý tưởng và câu hỏi thường bị trì hoãn hoặc thậm chí biến mất trong quá trình chuyển hóa từ ngôn ngữ đến ý nghĩ và ngược lại.
- Việc xử lí chậm các vấn đề cũng tương tự như khi người bình thường nghe người khác nói tiếng nước ngoài hoặc khi nghe người bản địa nói, chúng ta phải đoán nghĩa các từ để hiểu và chiếm lĩnh chúng. Khi đó chúng ta bỏ lỡ một số thông tin đã được nói ra.
- Trong một lớp học, nơi học sinh được kì vọng sẽ giơ tay trả lời câu hỏi, việc trì hoãn là một rào cản đối với cả quá trình học cũng như hệ quả xã hội. Khi một đứa trẻ mắc hội chứng ASD được gọi, người giáo viên không có kinh nghiệm thay vì chờ đợi thì lại làm đứa trẻ thêm căng thẳng bằng cách lặp lại câu hỏi hoặc thể hiện sự mất kiên nhẫn. Một khi áp lực trở nên quá lớn, đứa trẻ sẽ chỉ đơn giản kiểm tra hoặc phản ứng bằng một hành vi không thích hợp. Nếu đứa trẻ kiểm tra một thứ quá nhiều lần, đó sẽ là một thách thức lớn nếu muốn lôi kéo em ấy quay trở lại bài học.
Chiến thuật:
- Cho học sinh thời gian cần thiết để hiểu một thông tin hoặc câu hỏi, trước khi kì vọng ở em ấy một phản hồi. Một số học sinh có thể được dạy nhiều phương pháp để xin thêm thời gian cần thiết, bao gồm trình bày lại câu hỏi, yêu cầu thêm một vài giây hoặc đơn giản là giơ một ngón tay để bày tỏ rằng họ đang nghĩ.
- Với các bài nói, học sinh có thể được phép sử dụng công cụ ghi âm hoặc những mảnh giấy tổng kết kiến thức sau buổi học.
2. Các vấn đề về nhận thức thông qua giác quan
Có thể sử dụng tất cả các giác quan. Một đứa trẻ có thể đặc biệt nhạy cảm với những âm thanh nhất định, thiếu cảm quan về sự cân bằng và thiếu nhận thức về chiều sâu, hoặc không thể chịu được một số mùi vị và món ăn. Kể cả một tiếng cào bút chì rất rất nhỏ cũng có thể gây ra nỗi hoang mang cho đứa trẻ tương tự như phần lớn chúng ta nổi gai ốc khi nghe tiếng một mẩu phấn mài trên bảng.
Điều cần làm:
Giáo viên cần nói chuyện với học sinh và khuyến khích em ấy không ngại ngần kể ra tất cả những tác động của môi trường làm phiền đến em. Bằng cách đó, giáo viên và quản lí có thể học được cách tôn trọng và giảm bớt nhiều rắc rối có thể ảnh hưởng đến năng lực học tập của học sinh.
3. Thiếu kĩ năng xã hội
- Sự thiếu kĩ năng xã hội có thể khiến một đứa trẻ bị tự kỉ, đứa trẻ bị tách lẻ. Nếu không có sự bao dung và lòng kiên định trong sáng, kể cả những giáo viên có thiện chí cũng có thể sinh ra dọa nạt và đôi khi còn có hành vi “tấn công” với đứa trẻ – người luôn bị tụt lại phía sau và đơn độc.
- Phòng học là một hệ thống hoàn hảo để tiếp thu và luyện tập các kĩ năng xã hội. Người giáo viên tận tâm có thể làm nhiều việc để góp phần gia tăng điều đó, đồng thời, khơi gợi lòng khoan dung và sự kết nối giữa các học sinh nhằm giúp trẻ trở nên hòa đồng cả về mặt thể hiện cảm xúc và sự tồn tại của bản thân, cũng như mặt thấu hiểu ý nghĩ và cảm xúc ẩn chứa trong các biểu hiện, lời nói và hành động của người khác.
4 . Khó khăn trong việc bộc lộ
- Với những đứa trẻ sở hữu năng lực trí tuệ để hoạt động trong lớp học chung, các kĩ năng ngôn ngữ có thể vẫn còn một số trở ngại.
- Họ có thể gặp vấn đề trong việc thể hiện cảm xúc và tâm trạng của bản thân, cũng như nhận thức được cách để phản ứng lại cảm xúc và tâm trạng của người khác. Điều này có thể cực đoan nếu thiếu khả năng nhận diện khuôn mặt và sự khác biệt giữa người với người, hoặc tế nhị nếu thiếu năng lực đánh giá đúng và sử dụng sắc thái, giọng điệu khi giao tiếp.
- Qua thời gian, cùng với sự khuyến khích nhất quán và đúng đắn, họ có thể được dạy cho biết cách điều chỉnh giọng nói sao cho khỏi bị lạc lõng với các bạn. Thay vì từ bỏ một bài phát biểu nho nhỏ, họ có thể được đặt vào vị trí mà cải thiện được khả năng của họ trong các lĩnh vực học tập như Khoa học, Toán và Kĩ thuật – nơi mà ngôn ngữ là rất cần thiết.
5. Khó khăn trong kĩ năng vận động
- Khó khăn trong kĩ năng vận động có thể được hiểu là không có khả năng làm chủ việc viết.
- Bắt một đứa trẻ tập viết ngày này qua ngày khác không bao giờ là một giải pháp tốt, tuy nhiên, đây lại là phương pháp phổ biến dành cho trẻ viết không tốt. Điều thường thấy ở sự luyện tập một mình một cách miễn cưỡng đó là những thói quen xấu của trẻ được củng cố. Với một số trẻ, các vấn đề về chữ viết được giải quyết tốt nhất bởi một chuyên gia trị liệu nghề nghiệp hoặc hành vi.
- Học sinh mắc hội chứng ASD cũng có thể cần nhiều sự khích lệ hơn để tham gia các hoạt động thể chất, nơi yêu cầu sự phối hợp vận động (tiết Giáo dục thể chất hoặc giờ nghỉ). Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải củng cố bất cứ sự nỗ lực tham gia nào của đứa trẻ.
Qua khóa tập huấn Phân tích ứng dụng hành vi (ABA), trợ giảng và giáo viên có thể học được các kĩ thuật cơ bản để thúc đẩy học sinh và vượt qua nhiều trở ngại.
Các nhà tư vấn về hành vi và chuyên gia giáo đục đặc biệt có thể mang lại những lời khuyên hữu ích giúp các trường xây dựng lớp học nhằm hỗ trợ trẻ vượt qua những khó khăn trong quá trình hòa nhập. Với số trẻ em được chẩn đoán mắc hội chứng ASD hiện nay, sẽ tiết kiệm nhiều thời gian cho các trường để chủ động tạo điều kiện cho tất cả trẻ em được học trong môi trường tốt. Giáo viên sẽ gặp phải nhiều thử thách mà họ không thể tiên đoán; sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta quan tâm đến những trường hợp trẻ có thể dự đoán.
Đặng Thanh Hiền dịch
(Nguồn: www.edutopia.org)