Học tập tích cực là gì?
Học tập tích cực là trải nghiệm, tư duy và tham gia. Qua đó, bạn có thể khám phá một chuỗi các trải nghiệm hiệu quả và thú vị, đồng thời, có trách nhiệm với việc học tập của bản thân. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường học tập trực tuyến, nơi bạn thậm chí không cần gặp giáo viên hay bạn học.
Hãy bắt đầu bằng cách xác định nội dung (nghiên cứu cái gì) và thiết lập mục tiêu (học cái gì). Tiếp đó hãy đọc! Hãy nghiên cứu. Sau đó, xây dựng nền tảng cho các hoạt động có thể hỗ trợ việc học của bạn và trao đổi những gì bạn học được. Nhiều thứ có thể không gây hứng thú cho bạn; nhiều thứ lại rất phù hợp với phong cách học tập mà bạn thích.
Bạn có thể tự thực hành các hoạt động đầu tiên này:
Lắng nghe tích cực:
Lắng nghe tích cực chủ định tập trung vào người nào mà bạn đang lắng nghe (dù đó là trong một buổi diễn thuyết, một cuộc trò chuyện hay một nhóm) nhằm hiểu được những gì họ nói. Là người nghe, bạn nên có khả năng “tua lại” hoặc trình bày lại bằng lời của mình những gì đã được nói với sự hài lòng của họ. Điều này không có nghĩa là bạn đồng tình với, hay nói đúng hơn là hiểu, những điều họ nói.
Nhìn/ thấy
Xem các hình ảnh, chẳng hạn như tranh vẽ, đồ thị và bản đồ (ví dụ như Thang học tập dưới đây). Cố gắng hiểu được việc sử dụng và tầm quan trọng của mỗi hình ảnh: nhập các từ khóa bạn nghĩ đến. Các gợi ý bằng lời nói, chẳng hạn như tiêu đề và tác giả, các tín hiệu thị giác như đường kẻ, màu sắc, sự sắp xếp trực quan,… sẽ giúp bạn xử lí thông tin và hiểu câu chuyện của mình mà không có chữ nào để đọc. Thông thường, bối cảnh của hình ảnh góp phần quan trọng trong việc lí giải nó, như minh họa trong một cuốn sách giáo khoa, sổ giới thiệu sản phẩm trong một cửa hàng, đồ thị trong một báo cáo tài chính. Vì vậy, một bức tranh có thể được hiểu rõ hơn khi đặt trong bối cảnh ra đời của nó, phong trào nghệ thuật,…
Thấy và nghe:
Ngoài các bài giảng PowerPoint, truyền thông đa phương tiện và phim có lợi thế trong việc minh họa nội dung đọc và bài giảng theo các định dạng mới (hấp dẫn).
Các buổi thuyết trình và các chuyến đi thực tế được thiết kế dựa trên kinh nghiệm lớp học và có thể tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được chia sẻ kinh nghiệm học tập về một chủ đề.
Chúng cũng cho phép bạn – người học được chứng kiến sự thực hành các khái niệm hoặc minh hoạ trong quá trình thực tế hoặc tình huống cụ thể.
Hãy nhớ rằng: Bạn không nhất thiết phải đi dã ngoại cùng cả lớp thì mới đến các địa điểm phục vụ cho việc nghiên cứu của bạn! Hãy đến các tổ chức, nhà máy,… và gửi email hoặc gọi điện thoại để xin tổ chức một chuyến tham quan. Đừng chỉ đi và kì vọng các chuyên gia ngừng công việc của họ để tiếp đón bạn.
Như chúng ta đã đề cập đến nhóm học tập “tích cực”, một nhóm có thể khiến nhiệm vụ học tập trở nên hiệu quả hơn. Trong nhóm này, bạn chia sẻ trách nhiệm, cùng tham gia và hợp tác, tận dụng được sức mạnh của từng cá nhân và sự vận hành tốt của dự án cũng như việc học tập hiệu quả phụ thuộc vào mỗi người.
Trình bày trên lớp, trực tuyến hoặc công khai:
Hình thành, “cho ra lò”, luyện tập và đem đến những bài thuyết trình, trình bày; các chương trình ứng dụng đa phương tiện và tương tác; các trang web và blog…
Các bước thực hiện:
- Xác định mục tiêu
- Hình thành quan điểm cá nhân
- Tìm cảm hứng và viết
- Phác thảo nội dung chương trình
- Tìm các công cụ/ nguồn tài liệu phục vụ cho bài thuyết trình và các công nghệ hỗ trợ tương tác
- Viết chương trình / phát triển các phần; luyện tập và trình bày nó
- Ghi lại thông điệp của bạn
- Đánh giá cách bạn có thể làm tốt hơn.
Đây không phải một bài tập cố định mà là một quá trình học tập năng động.
Thiết lập, áp dụng và củng cố những gì bạn học được, không chỉ nội dung của nó, mà còn cả quá trình phát triển nó.
Trong quá trình chuyển hóa nội dung thành thông điệp, bạn củng cố kiến thức và nhận ra rằng bạn sẽ cần phải hiểu những kiến thức đó vì cuộc giao tiếp dựa phụ thuộc vào độ phát triển của thông điệp hướng đến một đối tượng cụ thể.
Nếu trong một dự án hợp tác, bạn có lợi thế chia sẻ quan điểm cũng như kỹ năng; mỗi người nên được thoải mái phản hồi cá nhân bao gồm các câu hỏi, lắng nghe và đánh giá các câu trả lời.
Nói và làm:
Bạn càng làm việc với kiến thức được học,
bạn càng tự tin hơn khi nhớ lại nó.
Ví dụ: phỏng vấn và phát triển lịch sử truyền tụng; đóng vai, biểu diễn, tranh luận qua các quan điểm đối lập; nghiên cứu trường hợp và học tập dựa trên vấn đề, chơi trò chơi và làm mô hình; các dự án nghiên cứu và hội nghị chuyên đề; phát triển mô hình; dạy học bao gồm xây dựng các công cụ đánh giá (các câu hỏi kiểm tra); thảo luận và xem xét các giai đoạn phát triển. Không có cách nào để học tốt một ngôn ngữ hơn là sống trong môi trường của nó.
Viết ở đâu?
Viết là trao đổi/ thể hiện những gì mình đã học, một phương pháp đo lường độ hiểu biết cũng như các hoạt động học tập tích cực.
Dù làm việc theo cặp hoặc nhóm, trực tuyến hoặc gặp mặt, bạn có thể đọc và tương tác với bài viết của những người học khác và phản hồi trong một môi trường hợp tác, thậm chí hợp tác để phát triển một bài tập.
Viết là một quá trình
chứ không chỉ là một bài thực hành nháp và biên tập đơn giản.
Mục tiêu là chắt lọc giá trị thông điệp cho người đọc, vì thế, bạn cần độc giả/ khán giả!
- Học cách trao đổi ý kiến phản hồi về bài tập.
Học cách lắng nghe những ý kiến về nội dung trình bày:
Họ hiểu nó như thế nào, hoặc hi vọng sẽ hiểu nó:
Điểm mạnh và điểm yếu, quan điểm,…
Quy tắc ngữ pháp và từ vựng mà bạn đang sử dụng là gì?
- Hợp tác trong bài tập viết, dù hoạt động nhóm hay trực tuyến, có thể thực hành trong các tình huống thực tế!
Đặng Thanh Hiền dịch
(Nguồn: http://www.studygs.net/activelearn.htm)